K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

Chọn B

1 tháng 12 2021

Câu 1: thành tựu về nông nghiệp của các nước châu á biểu hiện ở những đặc điểm nào?

A sản lượng lúa gạo thêm 93% sản lượng lúa gạo trên thế giới

B hai nước có dân số đông làTQ và Ấn Độ thiếu lương thực nay đủ dùng và thừa để xuất khẩu

C Một số nước Thái Lan và VN xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và đứng thứ 2 thế giới

D. Sản lượng lúa gạo chiếm 93% sản lượng lúa gạo toàn thế giới, TQ và ấn Độ còn thừa để xuất khẩu, Thái Lan, và VN xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ 2 thế giới

4 tháng 7 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc

 b) Nhận xét

Từ năm 1978 đến năm 2005, cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc có sự thay đổi theo hướng:

- Tỉ lệ diện tích trồng cây lương thực giảm từ 79% xuống còn 66,0%, giảm 13%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu.

- Tỉ lệ diện tích trồng cây hạt có dầu tăng từ 4% lên 9,3%, tăng 5,3%.

- Tỉ lệ diện tích trồng cây bông giảm từ 4% xuống còn 3,7%, giảm 0,3%.

- Tỉ lệ diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 2% lên 6,3%, tăng 4,3%.

- Tỉ lệ diện tích trồng các loại cây khác tăng từ 11% lên 14,7%, tăng 3,7%.

27 tháng 11 2017

a) Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của châu Á

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

- Vẽ:

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Dân số có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục (tăng 30,5%), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng lương thực có hạt có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục (tăng 40,5%), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tăng (tăng 7,6%), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không đều nhau. Sản lượng lương thực có hạt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là dân số và có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người.

16 tháng 10 2019

a) Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Đông Nam Á

b) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng dân số sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu ngườỉ của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 1990 – 2010

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu ngườỉ của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 1990 - 2010

 c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:

+ Dân số tăng 33,4%.

+ Sản lượng lương thực có hạt tăng 89,2%.

+ Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tăng 41,8%.

- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không đều nhau. Sản lượng lương thực có hạt có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất là dân số.

- Dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người có tốc độ tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

18 tháng 10 2017

a) Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010.

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010.

 c) Nhận xét

Giai đoạn 2000 - 2010:

- Dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đều có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:

+ Dân số tăng 5,96%.

+ Sản lượng lương thực có hạt tăng 22,37%.

+ Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người tăng 15,49%.

- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không đều nhau. Sản lượng lương thực có hạt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là dân số.

- Tc độ tăng trưởng dân s, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

15 tháng 12 2019

Đất phù sa là đất có độ mùn cao, giàu dinh dưỡng rất thích hợp trồng các loại cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.

Chọn: A.

28 tháng 1 2021

Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của  các nước  hiện nay vì:

a) Các nước có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

 

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

 

29 tháng 1 2021

Bởi:

+ ngành này cung cấp lương thực cho tất cả các nước.

+ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhà nước.