K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Với vị thế là một kinh đô lâu đời hơn một nghìn năm tuổi, một đô thị thủ phủ lớn nhất nước, Hà Nội là sự hội tụ tất cả tinh hoa của đất nước. Cố PGS Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Hà Nội có cái duyên dáng của Bắc Ninh, cái cứng cỏi của Nghệ Tĩnh, cái phóng khoáng của Nam Bộ, cái chân chất của những xứ Thượng xa gần”. Nhận xét đó thật chính xác, bởi với cách tiếp cận như vậy có thể thấy hết được đặc điểm của Hà Nội mà người dân sống ở đó là đại diện tiêu biểu nhất. Hà Nội sẵn sàng mở rộng cửa để tiếp nhận những yếu tố tốt đẹp, tích cực của các vùng khác. Tuy vậy, sự tiếp nhận ở đây không phải là một sự tiếp nhận tùy tiện mà thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên nhưng nghiêm khắc để rồi phát triển, hoàn thiện hơn, tạo nên những “sản phẩm” riêng, độc đáo.

Người Hà Nội luôn mang một thái độ ứng xử có văn hóa. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhiều học giả về văn hóa ứng xử của người Hà Nội, bên cạnh thái độ thân thiện và cởi mở, người Hà Nội luôn thể hiện thái độ tự trọng và tôn trọng người khác; thái độ trung thực, thẳng thắn; lòng nhân ái, bao dung… Trong giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội có những sắc thái riêng biệt và thường được biết đến với một tên gọi chung là “thanh lịch”. Nét thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện hết sức đa dạng trong lối sống, trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong văn hóa ẩm thực và kiến trúc. Trong phạm vi giao tiếp, nét thanh lịch của người Hà Nội được biểu hiện ở sự thanh thoát, thanh tao, thanh nhã trong lời ăn tiếng nói (ngôn ngữ giao tiếp); ở sự lịch lãm, lịch thiệp và lịch sự trong cử chỉ, điệu bộ, trang phục và phong cách giao tiếp.

Bản thân cái gốc Hà Nội đã là kết quả của sự tụ hội, kết tinh của những tinh hoa văn hóa, nhân cách của nhiều vùng miền, địa phương trong cả nước. Con trai Hà Nội mang cái chí khí, dũng cảm chung của thanh niên Việt Nam. Con gái Hà Nội cũng duyên dáng, nhẹ nhàng, e lệ như nhiều cô gái vùng miền khác. Nhưng ở họ lại có gì đó rất riêng, rất sâu, không thể hòa tan trong cái cộng đồng chung.

Người Hà Nội luôn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử có văn hóa. Ngoài cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội thì trong ngôn ngữ giao tiếp, tính văn hóa được thể hiện rõ nét ở cách xưng hô, chào hỏi và cách nói, cách biểu đạt ngôn từ. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, người Hà Nội luôn toát lên một vẻ thanh nhã, thanh tao, một sự nền nã, tự trọng và tôn trọng, cách dụng ngôn tinh tế, khoáng đạt, chuẩn mực và mẫu mực; hàm ngôn phong phú, thanh thoát và giàu hình ảnh; cách phát âm chuẩn mực, rõ ràng, với ngữ điệu nhẹ nhàng, nền nã, linh hoạt và uyển chuyển. Cùng với chất giọng hay là lời nói đẹp, cảm ơn và xin lỗi, nếp gia phong đi chào, về hỏi; cách xưng hô phù hợp với tuổi tác kính già, quý trẻ, nụ cười thân thiện thay cho lời chào. Kẻ Chợ là nơi hội tụ người tứ xứ, do đó cũng là nơi chung đúc tiếng nói của bốn phương, rồi qua sàng lọc tự nhiên đã lắng đọng những gì tinh túy nhất, tiêu biểu nhất, hợp lý nhất. Điều đó cũng cho thấy, người dân từ các miền quê không chỉ mang tới đô thành những sản vật đặc trưng của địa phương mà còn mang đến cả lời ăn tiếng nói, lối sống giản dị, khiêm nhường cùng lối ứng xử, giao tiếp niềm nở, ân cần, mộc mạc, ân tình…, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử; có ý thức trọng danh dự về mặt chủ thể giao tiếp và đặc biệt quan tâm đến đối tượng giao tiếp, hay hỏi han, quan sát, đánh giá tỉ mỉ từ hình thức đến nội dung; cách thức giao tiếp mềm mỏng, tế nhị với sự hỗ trợ của hệ thống nghi thức phong phú. Điều đó đã làm nên chất Thăng Long-Hà Nội thuần hậu, chất phác, thanh lịch.

Trong ứng xử, người Hà Nội luôn chú ý cung cách hành vi, điệu bộ và cử chỉ. Nhận xét về cung cách hành vi, cử chỉ trong giao tiếp của người Hà Nội, có nghiên cứu cho rằng: “Tiếp xúc với người Hà Nội… không ai là không nhận thấy sự lịch thiệp và tế nhị ở họ… Từ cử chỉ đến lời chào, cách tiếp chuyện, vẫn có tình cảm chân thật, cởi mở, gần gũi, nhưng có vẻ hơi cao sang khiến người ta có phần vì nể”. Tính có văn hóa trong cung cách hành vi và cử chỉ giao tiếp của người Hà Nội đặc trưng bởi tính thân mật, gần gũi mà không suồng sã, xô bồ; tính giản dị, chân phương song không đơn giản, thô kệch; tính lễ độ, phép tắc mà không khúm núm, bợ đỡ; tính đàng hoàng, lịch thiệp mà không khách sáo; tính chắt lọc, tinh tế mà không diệu vợi, rườm rà...

Có thể nói, sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hóa, người Hà Nội có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc và tỏa sáng vẻ đẹp của văn hóa ứng xử. Cái thanh, cái đẹp của người Hà Nội xưa thể hiện ở giọng nói phát âm chuẩn mực, nhẹ nhàng; cách phục sức giản dị, nho nhã; lối giao tiếp khiêm nhường, mến khách; cách ăn uống thanh cảnh, điềm đạm “ngọn giá cắn đôi” nhưng không kém phần tinh túy, sành điệu... Người Hà Nội làm ra bao món ăn nổi tiếng, trở thành đặc sản chốn kinh kỳ như: Phở Bát Đàn, bún thang Đồng Xuân, chả cá Lã Vọng, “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn”... Hà Nội còn mang vẻ đẹp truyền thống của văn hóa, văn học đậm nét Thăng Long, nơi hội tụ tao nhân mặc khách bốn phương, với những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ văn nhiều thế hệ.

Những hành vi ứng xử “lệch chuẩn”

Với vùng đất được coi là “tứ chiếng”, tập hợp nhiều người ở khắp mọi miền đất nước về sinh sống làm ăn rồi lập nghiệp lâu dài, Hà Nội luôn chứng kiến một quá trình biến đổi, giao hòa, ổn định và phát triển giữa các đặc trưng của người Hà Nội “gốc” và người dân nhập cư. Hàng chục vạn dân của các địa phương đến Hà Nội hằng năm mang cả phong tục tập quán, thói quen, văn hóa, lối sống, ứng xử của vùng quê của họ-cả tốt và chưa tốt. Một Hà Nội kinh kỳ, xứ Tràng An hiện nay đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa.

Có thể bắt gặp không ít hiện tượng chưa đẹp trên đường phố, nơi công cộng, gây bức xúc cho nhiều người. Chưa bao giờ văn hóa giao thông của người dân Hà thành lại đáng báo động như những năm gần đây. Trên phương tiện công cộng, một số “nhà xe” thiếu tôn trọng khách, thoải mái văng, ném những “phụ từ” tục tĩu với âm lượng rất lớn đập vào tai hành khách. Ngoài đường phố, dù chỉ một va chạm nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng chửi bới, thậm chí dùng mũ bảo hiểm làm vũ khí để quật nhau không thương tiếc. Văn hóa bán hàng hay văn hóa phục vụ khách hàng, văn hóa ẩm thực đã bị phai nhạt, biến đổi, không còn giữ được những nét đẹp vốn có của Hà Nội ngày xưa. Có chủ hàng sẵn sàng “đốt vía” nếu như khách vô tình “mở hàng” mà không mua. Lối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội nay đang mất dần, thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, “huỵch toẹt”, kiểu ăn nói “lệch chuẩn”, nhất là ở giới trẻ. Việc ăn uống nhiều nơi xô bồ, ầm ĩ, thậm chí có người còn gây sự với nhau khi “quá chén”...

Từ những thói quen bảo lưu, trọng tĩnh thì giờ đây con người phải dần dần trung hòa tính trọng động để có thể đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Cuộc sống thanh bình, giản đơn trước kia nay đã thay đổi và mai một dần trong guồng quay hối hả của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Môi trường phát triển ngày nay đã, đang và sẽ khiến người dân Hà Nội ngày càng bận rộn hơn, ít thời gian dành cho gia đình hơn và do đó ứng xử trong bữa cơm của các gia đình cũng có nhiều thay đổi. Để theo kịp sự tiến bộ xã hội, nhiều người sẽ lựa chọn nâng cao trình độ của mình hay tập trung vào công việc nhiều hơn rồi mới lo vun vén cho tổ ấm gia đình. Do đó, bữa ăn của gia đình cũng trở nên đơn giản hơn. Nhiều gia đình cũng vì thế mà tan vỡ…

Thăng Long-Hà Nội xưa đã từng là nơi cư trú hòa đồng của những cư dân từ bốn phương tụ hội, Hà Nội nay thực sự trở thành đô thị sầm uất bậc nhất với hàng triệu người ngoại tỉnh nhập cư. Thế nhưng, thay vì tiếp nối truyền thống “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, kẻ đến trước giúp đỡ người đến sau dù không cùng quê quán, thì những người “hàng phố”, “hàng phường” ngày nay thường chỉ biết có riêng mình, mà hầu như không cần quan tâm đến người xung quanh. Đó là chưa nói đến đạo đức, lối sống của một bộ phận cư dân Hà Nội bị băng hoại. Cách thức ứng xử với môi trường thiên nhiên, với môi trường xã hội và với bản thân ở một bộ phận người dân Thủ đô chưa hòa quyện thành một thể thống nhất, mà đây lại là một trong những tiêu chí cơ bản của văn hóa ứng xử.

Thiết nghĩ, văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch Hà Nội cần phải được nhìn với thái độ công bằng, khách quan, khoa học để phân tích, lý giải. Sự chỉ trích và cách giải thích có phần vội vàng, thiếu cơ sở cho rằng nguyên nhân của sự xuống cấp về văn hóa ứng xử là do dòng chuyển cư ồ ạt, hoặc đổ lỗi cho mặt trái kinh tế thị trường… là không biện chứng. Những phẩm chất đã có cần một sự khích lệ đầy đủ, một chính sách văn hóa hoàn chỉnh hơn để khẳng định sức mạnh dẫn dắt của cái đẹp, cái đúng, cái tốt. Hơn nữa, cũng đừng tìm kiếm sự khác biệt trong phẩm chất người Hà Nội so với người ở các địa phương khác, mà nên quan tâm nhiều hơn tới sự kết tinh, tỏa sáng phẩm chất Việt trong mỗi con người Hà Nội.

14 tháng 12 2021

TK

học sinh cần tránh những việc làm xấu, tham gia các học động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư như:

- Trồng cây xanh làm tăng vẻ đẹp khu phố, làng, xóm

- Làm vệ sinh làng, xóm, khu phố

- Giữ gìn an ninh trật tự

- Tránh xa tệ nạn xã hội

- Đấu tranh vì những hệ tư tưỡng mê tín dị đoan

14 tháng 12 2021

TK

Giúp học ọc hỏi, tiếp thu truyền thống thanh lịch, văn minh

- nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hà Nội.

Từ đó làm thay đổi nhận thức, hành vi, góp phần đào tạo, xây dựng các thế hệ người Hà Nội ngày càng thanh lịcH

Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hoá truyền thống đặc trưng của Hà Nội, góp phần làm nên phong cách người Hà Nội trong mắt người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Bởi thế, được sống và học tập ở Hà Nội vừa là vinh dự, vừa là niềm tự hào cho mỗi chúng ta. Mỗi học sinh Thủ đô cần biết giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền BÁ

 

15 tháng 11 2021

tham khảo

 

Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh trên thế giới, người Hà Nội đích thực vẫn vừa thanh lịch vừa thông minh, sắc sảo hơn.

Nhưng trong quá trình “mở cửa” cũng không ít những sản phẩm văn hóa đồi trụy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hóa, xóa đi nét đẹp của con người kinh thành.

Vậy để gìn giữ những truyền thông tốt đẹp mà ông cha ta để lại mỗi chúng ta phải làm gì?

Điều này tùy thuộc vào bản thân mỗi người, tùy thuộc vào sự cố gắng để trở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực ăn nói, hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đứng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc theo quy định cua cơ quan nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới cũ cần lựa chọn thích hợp với dáng người, với lứa tuổi… tránh đua đòi.

Ăn chơi theo mẫu mốt không thích hợp thực ra cũng không đẹp.

Tóm lại và hơn thế nữa là giữ gìn những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử lâu dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

-> Hà Nội không chỉ đẹp về phong cảnh mà Hà Nội còn mang nét đẹp về cốt cách con người. Một trong những truyền thống góp phần làm nên nét đẹp của người Hà Nội là nếp sống thanh lịch, văn minh...

 

 Tự hào về vùng đất “địa linh nhân kiệt”.

- Tự hào là người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

 

 

- Gìn giữ và phát huy nếp sống văn minh thanh lịch: Trong gia đình,trong nhà trường, ngoài xã hội

...

15 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nha

21 tháng 12 2021

THAM KHẢO :

 Là nơi trú ngụ của con người
− Bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội
− Là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và văn hóa tinh thần của các các thành viên trong gia đình.

− Là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và văn hóa tinh thần của các các thành viên trong gia đình. ... Nhà  là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội và là nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.

21 tháng 12 2021

Trong đời sống hàng ngày, Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị, thanh đạm. Bữa ăn của Bác rất thanh đạm, giản dị. Một mâm cơm chỉ có rau cà, dưa muối. Khi có thịt cá Bác lại mời các cô chú phục vụ ăn cùng và tiếp mọi người những miếng ngon nhất. Có nhà thơ đã viết: “Bác thường bỏ miếng thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ” là vì thế. Người còn thường xuyên tự tăng gia sản xuất bằng cách trồng trồng rau, trồng cà, nuôi gà ở nơi mình ở. Nơi ở của Bác cũng rất giản dị, mộc mạc. Người đã từ chối căn phòng rộng rãi ở Phủ Chủ tịch để dời đến căn nhà sàn đơn sơ lộng gió bốn mùa. Trong phòng, Bác chỉ dùng đến những đồ dùng tối thiểu: bàn làm việc, giường, đèn, giá sách, tủ treo quần áo. Chẳng những vậy, tuy công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác. Là Chủ tịch của một nước, Bác có quyền được sai bảo, nhờ vả nhiều người. Nhưng thực tế, Bác có rất ít người phục vụ. Và hơn thế, trong cuộc sống hàng ngày, nếu làm được việc gì Bác thường tự làm lấy mà tránh làm phiền lụy đến người khác… Chao ôi! Đời sống của Bác giản dị, thanh bạch đến phi thường. Bác thực sự là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc noi theo. Là vị Cha già kính yêu của toàn dân tộc.

21 tháng 12 2021

Tk:

C7:

1. ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong đời sống - Tạo được ấn tượng tốt đẹp và sự quí mến của mọi người. - Giúp cho bản thân chững chạc, đứng đắn, trưởng thành, năng động thích ứng trong thời đại mới. 
27 tháng 12 2021

giúp mình gấp nhé

 

27 tháng 12 2021

undefined

24 tháng 11 2021

mình phải học giỏi văn minh sang tác nhiều công nghệ