K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2017

họ sợ cái cảnh các chiếc lá tầm xuân rơi xuống và nếu như cái lá tầm xuân cuối cùng rơi xuống thì Giôn-xi sẽ lìa đời

1 tháng 10 2017

Vì họ sợ cái cảnh những chiếc lá rơi xuống.

13 tháng 8 2019

Các nhân vật trong truyện sợ sệt lo lắng khi nhìn cây thường xuân vì: Mọi người lo sợ chiếc lá cuối cùng sẽ rụng và Giôn-xi sẽ chết

17 tháng 10 2018

1)

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Mai Hà Chi17 tháng 8 2017 lúc 14:15

2) Diễn biến tâm trạng của Giôn xi 
- Được mưu tả qua hai lần kéo mành. Kéo mành lần thứ nhất, thấy chỉ còn một chiếc lá , người đọc hồi hộp dõi theo chiếc lá cả một ngày, một đêm hôm ấy.Và sang hôm sau, kéo mành lần thứ 2, người đọc không biết chiếc lá có còn không và số phận của Giôn xi sẽ ra sao? 
- Riêng với Giôn xi, cả hai lần kéo mành cô đều lạnh lung, thản nhiên chờ đón cái chết.Cô đã chuẩn bị sẵn sang cho chuyến d9i xa đầy bí ẩn của mình.Cô nghĩ rằng “ Hôm nay nó sẽ rụng thôi, và cùng lúc đó em sẽ chết”.Cô cảm nhận được sợi dây rang buộc cô với tình bạn, với thế giới xung quanh như đang lơi lỏng dần… 
- Lần kéo mành thứ 2 , cô “ không ngờ chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. “Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”.Và trong khoảng thời gian ấy đã diễn ra sự hồi sinh kì diệu trong tâm hồn của Giôn xi.Cô nhận ra sự gan góc của chiếc lá bé nhỏ ngoài kia.Dù phải đương đầu với gió mưa, bão táp, dù nó chỉ còn lại một mình trên cây thường xuân, Dù một phần rìa lá đã ngả sang màu vàng úa… nhưng chiếc lá vẫn kiên cường, chống chọi lại số phận, vẫn bám trụ trên cành, thì tại sao? Tại sao con người lại không thể kiên cường và bám trụ?Tại sao con người lại yếu đuối, lại buông xuôi đầu hàng cho số phận, đánh mất đi ý chí và nghị lực sống của chính bản thân mình?

-----------------------------------------------CHÚC BẠN HỌC GIỎI-----------------------------------------

P/s: "Help me" không phải "Held me" bạn nhé!

17 tháng 10 2018

“Held” me?

18 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

29 tháng 12 2022

Ôi, lúc đó mình thật ngốc nghếch! Chỉ vì mấy chiếc lá thường xuân mà lại suy sụp, làm mọi người lo lắng đến thế. Bác Bơ men ơi, cháu xin lỗi bác nhiều lắm. Cháu thật đáng xấu hổ, bác nhỉ? Cả chị Xiu nữa, cảm ơn chị đã chăm lo cho em. Nửa buồn, nửa vui...Buồn vì bác Bơ men mất, vui vì mình đã nhận ra lỗi lầm. Thề rằng mình sẽ không bao giờ như thế nữa.

Phải đến những dòng cuối cùng của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, độc giả mới biết được bí mật về chiếc lá qua lời kể :             ...., và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ đã vẽ nó ở đấy vào cái...
Đọc tiếp

Phải đến những dòng cuối cùng của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, độc giả mới biết được bí mật về chiếc lá qua lời kể :

             ...., và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ đã vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

1. Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” do ai sáng tác? Tác phẩm đó được viết theo thể loại nào?

2. Xác định một trợ từ, thán từ có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

3. Đoạn trích trên là lời nói của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

4.  Sống yêu thương, chia sẻ cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được nói tới rất nhiều trong văn thơ. Hãy tìm một câu tục ngữ nói về lẽ sống cao đẹp này

0
20 tháng 10 2016

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

 

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinhvĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

 

25 tháng 10 2016

lời nhận xét của Xiu là đúng vì :

- đây là kiệt tác vì nó rất đẹp( bức tranh này đẹp vì nó giống như thật )

- đây là kiệt tác vì nó đã cứu sóng một mạng người

27 tháng 10 2016

Đúng vì:

-chiếc lá giống y như thật

-nó đã cứu sống 1 con người

-nó được vẽ =tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men