K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2020

Bài làm:

Khi ánh én chao liệng trên bầu trời, những hạt mưa xuân lất phất bay trên mầm lá non đã báo hiệu một mùa xuân mới lại về. Ngày xuân là khoảng thời gian để gia đình tụ họp, cùng nhau sum vầy đón tết. Gia đình em cùng nhau chuẩn bị ngày tết trong không khí vui vẻ, rộn ràng.

Kì nghỉ tết đã đến, em cùng gia đình háo hức chuẩn bị những công việc để đón năm mới. Ông bà nội lau dọn và sửa sang lại bàn thờ để đón gia tiên về đón tết cùng gia đình. Ông giảng giải cho em, ngày tết truyền thống là dịp để con cháu nhớ ơn tiên tổ, nhớ về cội nguồn của dân tộc mình. Ngoài sân, bố em đang xếp những chậu cây cảnh mới mua. Mùa xuân, cây cối như được khoác lên mình tấm áo mới, được điểm tô bởi những mầm non xanh biếc xen lẫn với nụ hoa chớm nở. Em cùng mẹ dọn dẹp, lau nhà cửa, bàn ghế và chuẩn bị những món ăn quen thuộc ngày tết. Mẹ em đã hướng dẫn em những món ăn truyền thống của dân tộc, là nem rán, bánh chưng xanh và đĩa mứt gừng cay ấm. Mỗi khi Tết đến, em thích nhất là được cùng mẹ đi chợ tết mua sắm. Mẹ chọn mua những bông hoa cúc vàng rực rỡ, đôi câu đối đỏ và rất nhiều bánh kẹo để đặt lên ban thơ, thắp huong tổ tiên trong ba ngày tết. Em cùng mẹ chọn cho ông bà và bố những chiếc áo len áo ấm áp. Em cũng rất vui vì chọn được cho mình bộ quần áo mới để diện ngày tết.

Mỗi dịp tết đến xuân sang, cả gia đình em lại cùng được quây quần để chuẩn bị đón mừng năm mới. Em mong gia đình sẽ mãi luôn hạnh phúc và đầm ấm như vậy

#tham khảo #

học tốt

31 tháng 1 2016

Xóm làng hàng ngày yên lặng là thế. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại náo nhiệt đến lạ thường. Thanh niên trong làng ở đâu mà nhiều thế. Cứ đến 28 Tết là gọi nhau í ới đi chợ Tết.
Chợ- hàng ngày đã náo nhiệt rồi, Tết về có lẽ nó lại càng náo nhiệt hơn…
Hầu như năm nào tôi cũng đi chợ Tết. Hồi bé, mẹ cho năm đến mười nghìn, rồi mượn anh trai -đi học xa về , cái xe mini để đi chợ. Hồi đó, tiền chưa mất giá nên đi chợ mua được bao nhiêu thứ: mua bánh kẹo ăn, rồi mua nhiều bóng bay nữa chứ. Háo hức lắm vì được đi chợ với mấy đứa bạn, đi cả ngày mới về mà mẹ không mắng vì Tết mà.
Giữa chiều về nhà thì đã thấy bố gói bánh chưng sắp xong, đang chuẩn bị cho bánh vào nồi. “Bố ơi! Làm cho con cái bánh cóc, nhiều thịt, nhiều đỗ nha bố?”. Rôi quay sang dặn anh trai :“Lúc bánh chín anh không được ăn mất phần em đâu đấy???”. Tôi có 2 chị gái, 2 anh trai. 2 chị thì lấy chồng. Tôi là út trong nhà nên được cả nhà cưng chiều.
Tết năm nào cũng thế. Giữa hiên nhà tôi là cây đào hoặc cây quất. Trong nhà thì tôi và mẹ hay trang trí thêm 1 chậu hoa cúc, thêm 1 lọ hoa lay ơn nữa.
Tôi không chỉ rất thích Tết – vì tôi sinh ra vào mùa xuân, mà tôi còn rất thích không khí những ngày gần Tết. Nó thật khó tả. Trong lòng tôi luôn lâng lâng, vui vui, hồi hộp. Tôi rất thích được ngồi canh nồi bánh chưng với anh trai tôi (anh giáp tôi). Ngửi mùi thơm của bánh phả ra. Chao ôi! Thơm ơi là thơm… Ngồi ăn hạt dưa, nghe anh kể chuyện. Rồi cứ như thế cho đến lúc ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Chỉ biết khi tỉnh dậy thì bánh đã chín và đang được ép cho cứng bánh.
Rối tôi cũng rất thích không khí đêm 30 Tết… Cả nhà chuẩn bị đồ ăn. Bữa cơm ngày Tết thịnh soạn. Chắc chắn không thể thiếu món dưa hành- mấy hôm trước tôi đã phải chảy bao nhiêu là nước mắt khi bóc hành. Mọi người ngồi quây quần bên nhau. Bữa cơm Tất niên. Tôi thấy vui lắm vì có đầy đủ thành viên trong nhà.
Gia đình tôi theo Đạo nên hầu như năm nào cũng vậy. Khi gần đến thời khắc Giao thừa thì cả nhà tôi đến nhà thờ đọc kinh. Lúc này mọi người trong xóm đã tụ họp đông đủ, nhất là thanh niên xóm. Xem bắn pháo hoa. Rồi chuông nhà thờ được kéo trong hồi dài.Tôi rất thích ngắm pháo hoa, đủ sắc màu. Chúng tôi reo hò mỗi khi thấy pháo hoa đẹp rồi cùng hô to: “ Happy New Year!!” Hay “Chúc mừng năm mới”. Nói chung những câu đại loại như thế. Sau đó, chúng tôi vào nhà thờ cầu nguyện- cầu mong năm mới nhà nhà mạnh khỏe,an vui, hạnh phúc. Còn tôi? Tôi cầu mong cho gia đình tôi luôn yêu thương, đoàn kết, mong bố mẹ luôn mạnh khỏe, anh em tôi học hành giỏi giang…
Sau khi cầu nguyện xong thì thanh niên xóm chúng tôi tổ chức liên hoan, hát hò… Cú như thế đến 2 hoặc 3 giờ sáng mới xong. Ngày Tết của quê tôi thật vui.
Sáng ngày mùng 1, cả nhà tôi chuẩn bị quần áo thật đẹp đi chúc Tết ông bà. Tôi được mọi người mừng tuổi. Vui lắm. Đơn giản vì tôi thêm 1 tuổi.
Bây giờ, tôi đang là sinh viên. Mỗi năm về nhà 2 hoặc 3 lần. Có lẽ xã hội phát triển nên bây giờ muốn ăn bánh chưng lúc nào là có lúc đấy. Và có lẽ đi chợ Tết với 5 đến 10 nghìn như tôi ngày xưa thật hiếm. Thế nhưng, với gia đình thì tôi vẫn là cô út ngày nào, còn trẻ con, vẫn hay nũng nịu đòi bố gói cho cái bánh cóc, vẫn đòi anh cho được canh nồi bánh chưng cùng, vẫn cùng mẹ đi chợ mua hoa cúc. Và gia đình tôi vẫn cùng nhau chuẩn bị bữa cơm Tất niên ấm cúng như ngày xưa…

31 tháng 1 2016

chưa đến tết nên mik k bit tả sao nữa lên mạng mà coi nhìu lém

CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
6 tháng 1 2023

Em tham khảo gợi ý sau nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

2. Thân bài: Miêu tả chi tiết cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

- Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn, mọi người gắn kết với nhau hơn.

- Mẹ đi chợ mua sắm đầy đủ đồ dùng, hoa quả, bánh kẹo,... từ mấy ngày trước.

- Trên nhà, bố em đang lau dọn bàn thờ tổ tiên, bày mâm ngũ quả để mời các cụ cùng về ăn Tết.

- Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa: người thì lau bàn ghế, người thì bày cây đào, người thì quét dọn trần nhà,...

- Đến chiều, bà và mẹ gói bánh chưng, em cùng ông và bố giúp lau lá, xếp bánh vào nồi.

- Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc, ước mong,... của em.

9 tháng 2 2020

       Sau thời gian vui nghỉ đón Tết Canh Tý , em và các bạn đã trở lại trường lớp với bao niềm vui và háo hức. Có kỉ niệm vui, cũng có kỉ niệm buồn, lúc giận, lúc chán.

       Sau 3 ngày tết, chắc hẳn ai cũng ăn tết chưa đã. Thế nên luôn sợ bị kiểm tra bài vì bị bánh chưng, bánh tét đè bẹp. Buổi chào cờ đầu năm đi phơi nắng gần chết. Cũng có nhiều thầy cô tâm sự cùng bọn em trước tiết dạy. Không những vui vì gặp bạn bè mà còn được tổ chức nhiều sòng bạc nổi danh cả trường như đánh bài, bầu cua, tôm, cá ;........Vui thì cũng có buồn, phải trực nhật cả trường vì học sinh chưa có ý thức, đem bánh kẹo and hạt dưa lên trường. Vì ăn nhiều quá nên qua cái tết lại lên cân nên bị crush bỏ, thật là đau lòng. Không những thế vì sao luôn luôn chuyển thầy cô khác dạy, mà chuyển đi thầy cô giáo đẹp, còn chuyển lại toàn thầy cô giáo xấu, hung dữ có tiếng trong trường nhưng em biết đó cũng là muốn tốt cho chúng em.

       Đầu năm học, ai ai cũng thích đẫu có vui hay buồn đi chăng nữa thì đối với em cũng rất tuyệt! Tôi yêu cái ngày này từng phút giây.

17 tháng 3 2020

https://h.vn/hoi-dap/question/909285.html?pos=2403127

Bạn tham khảo ở đây nhé !!

học tốt

10 tháng 2 2020

kb nha

18 tháng 1 2018

Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm.

Cũng là do khí hậu ở miền Nam thường 2 mùa mưa và mùa khô! Nắng ấm, ko lanhk giá như ngoài Bắc nên cây mai có thể sinh trưởng thuận lợi.

Cứ mỗi dịp xuân về là mai ở miền trong lại đơm hoa!

Nó được coi như là biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam việt Nam!

Từ xưa, thú chơi hoa vốn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có Khuất Nguyên yêu hoa Lan; Đào Tiềm trồng hoa Cúc; mới có Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”; và Cao Bá Quát cả một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai mà thôi (“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).

Trồng hoa, thưởng thức hoa là một thú vui điền viên của nhiều văn nhân, trí thức, là thú vui thanh tao của những con người có tâm hồn đẹp. Từ đó, chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã trở thành phong tục tao nhã lâu đời và có chiều sâu trong đời sống tinh thần người Việt từ xưa đến nay.

18 tháng 1 2018

Vào dịp Tết, hoa Mai cùng với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình ở miền Nam. Hầu như nhà nào cũng có hoa Mai, có thể chỉ là một cành nhỏ bày lên bàn thờ tổ tiên hay là cả một chậu mai thật lớn đặt ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, cũng có khi cây mai được để ở ngoài sân, ngay trước lối vào nhà.

Ở miền quê, người ta thường trồng mai ở sân trước, đến Tết cắt vài cành đẹp nhất đem cắm vào lọ trên bàn thờ, còn cây mai vàng khoe sắc đứng ở giữa sân như một sứ giả của mùa Xuân, thông điệp của niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà nhân dịp năm.

Cũng là do khí hậu ở miền Nam thường 2 mùa mưa và mùa khô! Nắng ấm, ko lanhk giá như ngoài Bắc nên cây mai có thể sinh trưởng thuận lợi.

Cứ mỗi dịp xuân về là mai ở miền trong lại đơm hoa!

Nó được coi như là biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam việt Nam!

Từ xưa, thú chơi hoa vốn là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú, và nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trồng hoa là để được vun vén, chờ đón cái đẹp của hoa và cũng là để gửi gắm tâm sự, tình cảm của lòng người trồng hoa, vậy nên mới có Khuất Nguyên yêu hoa Lan; Đào Tiềm trồng hoa Cúc; mới có Nguyễn Trãi “Hái cúc, hương lan, hương bén áo/Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”; và Cao Bá Quát cả một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai mà thôi (“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”).

Trồng hoa, thưởng thức hoa là một thú vui điền viên của nhiều văn nhân, trí thức, là thú vui thanh tao của những con người có tâm hồn đẹp. Từ đó, chơi hoa và thưởng thức hoa cũng đã trở thành phong tục tao nhã lâu đời và có chiều sâu trong đời sống tinh thần người Việt từ xưa đến nay.

Từ đời Lý, thế kỷ XI, quanh kinh thành Thăng Long đã có mấy làng trồng hoa để phục vụ cho nhu cầu trong kinh thành mà tên đất tên làng còn ghi dấu đến ngày nay ở Hà Nội: “đồng hoa”, Yên Hoa, nay là làng Võng Thị (gần Bưởi); Nghi Tàm gần Hồ Tây; rồi các tên như Hồng Mai, Hoàng Mai, Tương Mai còn gọi là Kẻ Mơ cũng là đất hoa xưa. Xa hơn là Tây Hồ, Quảng Bá, Hữu Tiệp, Đại Yên nối tiếp nhau thành đất hoa cùng với dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân) tạo thành một vành đai hoa xung quanh chốn kinh kỳ.

Các triều đại Lý, Trần, Lê đều xây dựng những vườn hoa đẹp trong kinh thành Thăng Long. Nhà dân, những nhà có lối sống bình dân thường bao bên ngoài một hàng rào Râm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi; một giàn “Thiên lý thơm nghìn dặm xa” đón khách vào cổng (Phùng Khắc Khoan). Ngõ nhỏ với hai dãy Tóc Tiên bên cạnh, trước sân là một luống Hồng, một luống Huệ, mấy khóm Nhài. Bên bể nước là một cây Lan tiêu hoặc một gốc Dạ hợp. Trước hiên nhà, một cây Tầm xuân với “nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Hoặc cụm Ngâu to thành bụi được cắt tỉa tạo hình tròn đầy như chiếc mâm xôi, hương hoa Ngâu từ tốn, kín đáo…

Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Hoa Mai là một trong bốn loài cây được xếp vào hàng tứ quý, gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Người Việt xưa cho rằng Tùng, Cúc, Trúc, Mai có những tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người. Tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết. Trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc. Hoa Cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm (Phú quý lòng hơn phú quý danh - Nguyễn Trãi). Mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa Mai tinh khiết, màu vàng của Mai cũng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển và sang quý, đó là màu của vua chúa ngày xưa.

Hoa Mai nở rực rỡ vào mùa Xuân, là biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong năm mới. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.

Chọn mua một cành Mai về chưng trong ba ngày Tết, người mua thường chú ý các điểm như: những cành Mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…

Ngoài những tiêu chí trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyên nghiệp.

Những người chơi mai chuyên nghiệp còn phân biệt thêm nhiều yếu tố phụ khác nữa mà chỉ có họ mới biết. Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông...