K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2018

Buổi sáng, mặt sông một màu xanh biếc, cầu sông Hàn sừng sững vắt ngang sông. Đường phố đông người qua lại. Lòng sông rộng mênh mông, nước chảy lững tò. Hai bên bờ sông rợp mát bóng cây. Buổi trưa, mặt nước trong như tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời. Tiếng chim ríu rít trên mấy cây cao ven bờ. Buổi chiều, gió thổi nhẹ từ phía cửa sông. Mặt nước như sẫm hơn. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hàn thật đẹp, thật lộng lẫy và thật duyên dáng. Đường phố ven sông đông đúc người qua lại. Bên bò' sông, du khách ngồi hóng mát, thưởng thức cảnh đẹp. Buổi tối, dãy đèn hai bển vệ đường thắp lên những quả tròn đủ màu sắc, mặt sông lấp lánh ánh sáng. Hơi nước bốc lên mát mẻ. Đường phố vẫn nhộn nhịp người qua lại. Khung cảnh dòng sông thật vui tươi trong nhịp chuyển động mới của dãy phô ven sông.

Sông Hàn đã làm cho phong cảnh quê em thêm đẹp, thêm sống động. Sông Hàn vinh dự được chọn điểm thi bắn pháo hoa Quốc tế. Những dịp ấy, sông Hàn đẹp biết bao.

Sông Hàn cùng với cây cầu mang tên nó là biểu tượng của sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phô quê em. Em yêu biết bao nhiêu dòng sông Hàn quê em. Em mong dòng sông luôn luôn tươi đẹp

16 tháng 4 2019

 Đến với Đà Nẵng không chỉ được ngắm nhìn những dòng sông lấp lánh, những ánh hoàng hôn, những bãi cát với những bờ biển dài, ghé qua những quán ăn nổi tiếng và nức mũi, dạo quanh những ngôi chùa được coi là cõi linh thiêng, ngồi đâu đó thưởng thức những tách café yên bình mà còn được tận hưởng những khoảng lặng bình dị ở những cây cầu, lãng mạn và giản dị. Thành phố Đà Nẵng còn được biết đến với những danh thoại về những cây cầu, pha chút truyền thống, điểm thêm mới lạ, sáng tạo. Và cầu Rồng chính là nơi hội tụ tất cả những vẻ đẹp đó. Cầu Rồng cũng chính là nhân chứng lịch sử cho sự kiện kỉ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, cầu Rồng chính là niềm tự nào của người dân Đà Nẵng.        Là cây cầu hình con rồng phun lửa và nước lên cao, là cây cầu huyền thoại bắc qua dòng sông Hàn để mọi người có thể lưu thông thuận tiện hơn. Cầu Rồng được rất nhiều khách du lịch kỳ tượng đó là biểu tượng tượng trưng cho nghệ thuật kiến trúc mới của Đà Nẵng.

Đồng hành với sự hình thành của cây cầu này đó chính là cuộc thi giữa các nhà thiết kế lớn với mục đích mang lại bản thiết kế cầu Rồng độc đáo và đặc biệt nhất.  Những thí sinh tham gia cuộc thi này ở cả trong và ngoài nước và bất giờ nhà thiết kế người Mỹ đã chiến thắng.

Ý tưởng mới lạ của chiếc cầu Rồng này chính là hình ảnh một con Rồng đang bay lượn trên dòng sông Hàn, là bước đột phá hấp dẫn chưa từng có trong những công trình kiến trúc của Việt Nam.

Cầu Rồng có dáng Rồng vươn ra biển, điểm đặc biệt của chiếc cầu Rồng đó là hình dáng của cây cầu được mô phỏng theo hình dáng con Rồng của thời Lý với dáng vẻ oai phong, bay ra biển Đông, với nhịp thép có tổng chiều dài 568m và nặng lên đến gần 9000 tấn.  Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen. Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn.  Sự to lớn và hoành tráng của cầu Rồng được thể hiện qua phần đầu có trọng lượng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn còn phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn…

Cầu có chiều dài lên tới 666m trong đó gồm có 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng là 37,5m có thể chia cho 6 làn xe chạy song song một lúc lên cầu. Công trình được thiết kế và xây dựng bền vững có sức chịu đựng với sự hao mòn của thời gian.

Điều đặc biệt là toàn bộ cầu được những người thợ sơn tới 5 lớp để chống sự ăn mòn, tác động của điều kiện tự nhiên, vừa tạo màu sắc cho thân rồng. Hình ảnh rồng phun  ra biển Đông cùng với đài phun nước, hiệu ứng chiếu sáng hiện đại tạo nên một hiệu ứng đẹp về đêm

Cầu Rồng như một viên ngọc tỏa sáng trong đêm, cây cầu được bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương, Bạch Đằng tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến các đường chính của Đà Nẵng và đâm thẳng tới bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa của thành phố.

Cầu Rồng được nhận giải thưởng về công trình kiến trúc như thế nào?

Cây cầu bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) với mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng con rồng bay ra hướng biển vừa được trao giải thưởng lớn của Hội đồng các công ty kỹ thuật Mỹ.

Thân “rồng” có kết cấu vòm bằng tổ hợp 5 ống thép vừa có tính năng nâng các nhịp cầu vừa làm nền cho các vảy rồng. Hệ thống chiếu sáng cầu gồm 15.000 đèn LED. Cầu có khả năng phun lửa, nước vào dịp cuối tuần.

Cầu Rồng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và công năng, và là sự hấp dẫn hàng đầu đối với du khách. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.

Với vẻ đẹp tuyệt vời đó là cầu Rồng tô điểm thêm cho các khu biệt thự ven sông gần đó. Nổi bật đó là khu biệt thự làng châu Âu Đà Nẵng – khu biệt thự ven sông đẹp nhất Đà Nẵng. Các chuyên gia chiếu sáng thế giới đánh giá thiết kế chiếu sáng cầu Rồng đó là một giải pháp cho công trình kiến trúc độc đáo.

Sự khác biệt ngay từ cái tên gọi: Xuất phát từ hình ảnh và biểu tượng là con Rồng phun nước và lửa, đương nhiên nó được mang tên là cầu Rồng.

Cầu Rồng được thiết kế  do chính tay một kỹ sư người Mỹ mà không phải là Việt Nam, sự sáng tạo và giao lưu đã tạo nên một công trình kiến trúc vĩ đại.

Thiết kế và thi công khác biệt so với những cây cầu khác trên thành phố Đà Nẵng, thi công có độ khó và kết cấu chịu được áp lực.

Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Cầu Rồng Đà Nẵng với hệ thống ánh sáng hiện đại cùng với đó là sự lắp đặt âm thanh và ánh sáng cộng hưởng trong bán kính 300m ở khu vực đầu Rồng phun lửa với các kịch bản và được lựa chọn có chủ đề như: huyền thoại Ngũ Hành Sơn, huyền diệu sông Hàn, nơi Rồng về khai hoa..đan xen và biểu diễn với nhau tạo nên một vũ điệu đặc sắc và mới lạ.

Nếu muốn  trực tiếp ngắm nhìn những tia nước, những tia lửa đan xen nhau thì du khách hãy đến đây vào hai ngày cuối tuần, thứ 7 hoặc chủ nhật từ 9h tối sẽ có một sự kiện 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước bay ra từ miệng của Rồng. Mỗi lần sẽ phun lửa trước, nước sau.  Lửa sẽ được phun 2 lượt, mỗi lượt 9 lần, nước sẽ được phun 3 lượt, mỗi lượt 1 lần hòa vào cùng với những âm thanh nhạc điệu.

Cầu Rồng Đà Nẵng là nơi không chỉ có ý nghĩa về văn hóa du lịch mà nó còn mang ý nghĩa về  giao thông. Sự hòa quyện đa dạng và đặc sắc này đã tạo nên sức hút kì lạ và đã nhanh chóng lọt vào top những cây cầu đẹp, ấn tượng nhất hành tinh mới đây  trên trang Viralnova . Và trong top 30 cây cầu ấn tượng nhất thế giới thì Cầu Rồng Đà Nẵng Việt Nam đã được vinh danh và sướng tên ở vị trí số 19- tựa như tuổi đẹp nhất của con gái  bởi vẻ đẹp hiện đại và khả năng phun ra những tia lửa, tia nước kỳ lạ. Hãy đến Đà Nẵng và trải nghiệm, đừng bỏ lỡ…

Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.

Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.

Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.

Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.

Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.

Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.

Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.

16 tháng 4 2019

BÀI LÀM :

Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.

Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.

Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.

Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.

Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.

Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.

Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.

20 tháng 8 2016

2)

Mỗi người chúng ta đều được sinh ra và lớn lên từ một làng quê nào đó. Em cũng vậy, em sinh ra tại một vùng quê nghèo miền Trung có nắng và gió Lào. Quê em nghèo lắm, nhưng sau này dù đi đâu thì em vẫn luôn nhớ về làng quê thân yêu đó.

Ngôi làng em sống nằm cạnh một cánh đồng bao la, bát ngát. Ngồi ở cổng làng đã có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn rõ sự mệnh mông của đồng lúa.

Bước vào ngôi làng đơn sơ này, sẽ bắt gặp một cây đa cổ thụ rất to, cành lá sum xuê, phải 4 người mới có thể ôm vừa thân cây chắc nịch đó. Ông nội em bảo rằng cây đa này đã được trăm tuổi, có từ lúc ông chưa hình thành trong bụng mẹ. Em cũng không mường tượng ra được điều đó, chỉ gật đầu đồng ý. Cây đa đầu làng là nơi dừng chân của mọi người sau khi làm đồng đi ngang qua đó, cũng là nơi để ông bà ngồi hóng gió giữa trưa hè oi bức.

Ở ngay cạnh cây đa trăm tuổi có một giếng nước rất trong. Người làng em gọi nó là giếng Đình, hay còn gọi là giếng làng để mọi người cùng lấy nước sinh hoạt. Nước giếng rất trong, có thể nhìn thấy bầu trời chiếu rọi xuống đó. Mẹ vẫn thường bảo nước giếng đó rất ngon, về nấu nước chè đặc thì rất tuyệt. Người lớn xóm em ai cũng thích uống nước chè đặc, còn bọn con nít thì không ai thích, vì chát lắm.

TRông ra xa một chút thì làng em có một cái ao sen rất to, mùa hè hoa sen nở rộ rất đẹp. Em thích được ngắm hồ sen vào buổi sáng, vì lúc đó cánh hoa còn đọng lại một vài hạt sương tròn và trắng trong. Ai cũng khen quê em nhờ có ao sen là trở nên xinh đẹp và đáng mến hơn.

Làng em tuy nhỏ, ít nhà nhưng mọi người sống với nhau rất tình cảm, thân thiết. Mỗi buổi sáng mai thức dậy, khi ánh mắt trời lên cao, ở đầu làng mọi người đã nói chuyện rôm rả, người vác cuốc, người vác cày, người dắt trâu ra đồng bắt đầu ngày mới bận rộn. Tiếng chim hót líu lo trên cành cây cao như một bản hòa tấu sôi động. Trẻ con tíu tít ôm vai bá cổ, vui vẻ đến trường học. Ai ai cũng bận rộn nhưng ai ai cũng vui vẻ.

Vào lúc mặt trời lặn, bao trùm lên ngôi làng bé nhỏ của em là màu đỏ rực của mặt trời sắp rớt ở phía xa dãy núi đằng kia. Làng quê em trở nên yên bình, êm ả và thoải mái. Những cơn gió hiu hiu thổi, đưa đẩy những khóm hoa dại ven đường lan tỏa hương. Những đàn trâu gặm bò ở đằng xa được đám con nít lùa về, con nào con nấy no căng bụng, bước đi chậm chạp. Ở trên những mái ngói đỏ tươi, khói bốc lên nghi ngút, hình như nhiều gia đình đang nấu cơm tối. Cảnh tưởng đó khiến em mê mẩn, vì sự bình dị và ấm áp của nó.

Làng quê em là một nơi rất bình dị, thân quen. Là nơi mỗi đứa trẻ chúng em được sinh ra và lớn lên. Dù làng quê em còn nghèo, nhưng em hi vọng sau này mọi người sẽ chung tay cùng xây dựng ngôi làng nhỏ này thanh một ngôi làng trù phú hơn.

 
20 tháng 8 2016

vui

Bài làm

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em . Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.
Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi, Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường .
Từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu rang

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.
Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.
Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm,...
Đọc tiếp

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về

a) Đoạn văn trên miêu tả sự vật, hiện tượng gì?

b) Nhà văn đã miêu tả những phương diện nào và tả như thế nào để làm sự vật, hiện tượng đó hiện lên một cách sinh động?

1

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về

a) Đoạn văn trên miêu tả sự vật, hiện tượng gì?

=>  Đoạn văn nói về vẻ đẹp trữ tình , nên thơ của dòng sông Đà

b) Nhà văn đã miêu tả những phương diện nào và tả như thế nào để làm sự vật, hiện tượng đó hiện lên một cách sinh động?

=> Sử dụng các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa :  "Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về"

16 tháng 10 2021

Tham Khảo :

 

Trên sông Đà, vào một đêm trăng sáng, ánh trăng lung linh trên sóng nước chơi vơi. Bất chợt, tiếng đàn ba-la-lai-ca vang lên rộn rã. Rảo bước lại gần, tôi thấy một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ buông xoã bờ vai, đang ngồi trên gò đất cạnh bờ sông, mải mê đưa tay thoăn thoắt trên những sợi dây đồng của chiếc đàn ba-la-lai-ca.

Đêm đã khuya. Cả công trường say ngủ sau một ngày lao động vất vả. Những tháp khoan sừng sững in bóng lên nền trời đêm lấp lánh sao. Những chiếc xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ, trông xa giống như đàn voi khổng lồ, bất động.

Không gian tĩnh mịch, yên ắng vô cùng! Chỉ còn tiếng đàn ngân nga, vang vọng trên dòng sông Đà lấp lánh ánh trăng.

Vào một ngày không xa, chiếc đập ngăn nước sừng sững như một bức tường thành sẽ nối liền hai khối núi, tạo nên một hồ nước mênh mông như biển giữa cao nguyên. Nguồn nước sông Đà sẽ làm quay những tuyếc-bin khổng lồ, tạo ra dòng điện truyền đi khắp đất nước. Dòng sông Đà sẽ trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Trăng vẫn toả ánh sáng dịu dàng xuống mặt đất và tiếng đàn ba-la-lai-ca vẫn ngân nga vang vọng giữa đêm khuya.

16 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Trong đêm tối thanh vắng,cả công trường vắng tanh yên ắng ,cứ giống như là mọi thứ đang chìm sâu trong giấc ngủ vậy .Ở trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ,nhân hóa những sự vậy .sự việc xung quanh cũng giống như con người vậy .Cũng có cảm xúc ,cũng biết ngủ nghĩ .Và trong cái khoảng không yên tĩnh đó thì tiếng đàn lại ngân nga,ở bên dòng sông Đà lấp loáng ảo mộng.Mà mỗi khi đọc đoạn thơ,em lại có cảm giác như tác giả đang vẽ trườc mặt em một khoảng không yên ắng,một dòng sông đà lấp loáng thơ mộng .Cùng với tiếng đàn ba la lai ca huyền diệu đi vào lòng người.

Chỉ khi nào được đi thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn, ta mới thấy và cảm nhận được vẻ đẹp riêng và sự náo nhiệt của nó.

Dòng sông uốn lượn hiền hòa như một người thiếu nữ tuổi thanh xuân. Những chiếc tàu vận tải chở hàng xuống nhập khẩu quan trọng đang tiến về cảng. Những xe lan chở cát, đá chạy ì ạch trên sông. Rồi còn ghe, đò chở khách qua lại trên sông. Buổi trưa nắng gắt, dòng sông mới đẹp làm sao! Mặt nước lặng đi, dòng sông như một tấm gương để những chị mây trắng soi mình xuống dòng nước. Ánh nắng thoáng qua trên vành nón lá của một cô gái miền quê sông nước.Bầu trời dần dần quang đãng hơn, những tia nắng cũng lùi dần đi. Dòng sông trở nên thật êm ả. Ô! Đến bây giờ tôi mới biết rằng dòng sông này cũng mang một màu đỏ đậm phù sa như bao con sông khác. Ở gần bờ, những đứa trẻ đang nô đùa cùng những người dân, kẻ giặt giũ người lấy nước, làm đục ngầu cả một đoạn sông. Tiếng cười nói chen lẫn tiếng động cơ tàu thật vui nhộn. Ngồi trên tàu, tôi có thể cảm nhận được dường như không khí trong lành của dòng sông đã xua tan sự ngột ngạt của phố thị. Nổi bật trên sông là những đám lục bình điểm xuyết những bông hoa màu tím dịu.

Những cánh hoa và nõn đọt của loài cây dại này có thể chế biến được những món ăn rất ngon. Dòng sông từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân thành phố.

21 tháng 4 2021

 

- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.

- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

25 tháng 4 2021

minh bao viet moi buoi sang ma

31 tháng 3 2022

đẹp nhưng mỗi tội lạnh vãi

31 tháng 3 2022

Giúp mik nha, đang cần gấp

14 tháng 2 2019

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

14 tháng 2 2019

Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.

Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.

Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.

2 tháng 5 2018

Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu là dòng sông đẹp như sông Mê Công, sông Đồng Nai, sông Mã,... nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.

Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Những bãi mía, những nương dâu xanh tốt nằm im bên hai bờ sông như còn nằm ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm chuẩn bị ra khơi. Nắng lên, mặt nước lấp lánh những tia sáng mặt trời làm cho mặt nước đỏ đậm phù sa, cuồn cuổn tôi xuôi theo dòng nước chảy. Tiếng người í ới, tiếng xe cộ xôn xao tấp nập, nhộn nhịp. Mọi người trên bến cảng bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu nối liền thành phố hai bên bờ sông hối hả người qua lại. Mọi người đến đây ngắm cảnh, đi lại, chụp ảnh bên bờ sông.

Khi hoàng hôn xuống, mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông thì như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Trong ánh hoàng hôn chiều cuối thu tím nhạt cảnh sông Hồng càng thêm thơ mộng, lãng mạn.

Em rất là yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.

2 tháng 5 2018

mk đang cần gấp