K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

Chào các bạn,

Mỗi khi ta làm một điều gì, như là cho người hành khất một ít tiền, dạy không công cho một nhóm trẻ em đường phố, điều ta làm có ý nghĩa gì? Trong bài này chúng ta sẽ nhìn ý nghĩa của các hành động của chúng ta từ góc cạnh của chính ta.

Kinh Pháp Cú mở đầu: “Tâm làm chủ, tâm tạo.” Nghĩa là tâm ta làm chủ mọi hành động của ta, tạo ra mọi tư duy và hành động của ta.

Vậy đối với chính ta, người làm ra hành động, chỉ ta là thực sự hiểu tâm ta, cho nên chỉ ta hiểu được hành động đó có ý nghĩa gì. Và vì mức độ tĩnh lặng (cũng như trí tuệ tâm linh) của chúng ta khác nhau, nên ý nghĩa của cùng một hành động xem là như nhau lại có thể rất khác nhau, tùy theo ai làm hành động đó.

— Nếu bạn cho người hành khất 20 ngàn đồng, để muốn giật le với cô bạn gái đang đi bên bạn, thì có lẽ bạn sẽ đồng ý là việc bố thí đó chẳng ích lợi gì cho đời sống tâm linh của bạn cả. Hơn nữa, nó có nghĩa là “nói dối” – cố tình “nói” với cô bạn gái là bạn yêu người nghèo khổ, trong khi bạn chỉ đang nói dối (bằng hành động) để mua cảm tình của cô ấy.

— Nếu bạn cho người hành khất 20 ngàn đồng vì bạn thực sự muốn giúp người ấy có thêm được 20 ngàn đồng để sinh sống, thì đó là một hành động tốt. Nhưng đây là cái bẫy lớn nhất cho đời sống tâm linh của chúng ta.

Giúp người là một hành động tốt trên phương diện xã hội. Nhưng rất nhiều người lệ thuộc vào việc làm bên ngoài – bố thí, từ thiện, giúp xây chùa, xây nhà thờ, in kinh sách – để mong rằng những việc này giúp mình được công đức, được đầu thai nơi tốt sau khi chết, được lên Thiên đàng…

Các bạn, giúp người để mong mình được lợi như thế, rất có thể có lý trong nền kinh tế thị trường – tôi trả tiền và tôi lấy công – nhưng lâu đài tâm linh không phải là chợ búa mà tính mua bán, đổi chác, hơn thua, lời lãi.

Chúa Giêsu nói: “Khi bạn bố thí cho người thiếu thốn, đừng để tay trái của bạn biết tay phải đang làm gì, để việc bố thí của bạn có thể bí mật.” (Matthew 6:3).

Bố thí mà thích thiên hạ đều biết – như thói quen của chúng ta thích lên báo ngày nay – thì chẳng được công đức gì, mà còn làm cho cái tôi của bạn thêm trương phình. (Nhưng nếu bạn cần quảng cáo việc mình làm để kêu gọi mọi người giúp thêm tiền thì lại là chuyện khác phải không?)

— Hơn nữa, làm việc thiện để mong mình được giác ngộ, thì không thể giác ngộ được. Vì giác ngộ là tâm thanh tịnh, tâm tĩnh lặng. Tức là tâm chẳng muốn gì cả, kể cả muốn giác ngộ. Còn “muốn” là còn “tham”, còn “chấp”.

Kình Kim Cang (Đoạn 10) nói: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” – Không trụ vào nơi nào, thì sinh tâm [Bồ đề ] đó. Nếu còn bám vào từ thiện, bố thí, in kinh sách, xây chùa, giúp người, để mong giác ngộ, thì chẳng thể giác ngộ.

“Nếu Bồ tát trụ nơi pháp [tức là, nơi bất kì điều gì, kể cả Phật pháp] mà làm việc bố thí thì như người vào trong tối ắt không thể thấy. Nếu Bồ tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi.” (KKC, Đoạn 14).

Vô trụ (vô chấp) rốt ráo có nghĩa là Bồ tát “không chấp ngã, không chấp nhân, không chấp chúng sinh, không chấp thọ giả”. Tức là, Bồ tát không bám vào tôi, không bám vào người, không bám vào chúng sinh, không bám vào đời sống. Có nghĩa là, Bồ tát không thấy tôi, không thấy người. Bồ tát thấy tất cả là một. Bố thí mà không thấy mình bố thí, như là lấy đồ trong túi trái của mình, bỏ sang túi phải của mình, không nghĩ gì cả.

Bồ tát bố thí mà không thấy mình bố thí, không thấy người nhận bố thí, không thấy hành động bố thí, chỉ như là mình uống nước khi khát mà chẳng phải suy nghĩ gì về uống nước. Như là phản xạ tự nhiên, thấy ai cần thứ mình có thì mình đưa cho họ dùng. Chỉ giản dị thế. Bồ tát không mong cầu gì, không mong được phước gì, không thấy công đức gì, chỉ thuần túy làm việc “bố thí” vì có người cần gì đó mà mình có. Đó là tâm thanh tịnh. Tâm Bồ tát. Tâm giác ngộ.

Chúng ta có khuynh hướng làm việc từ thiện để ta thấy ta “tốt”, để ta thấy ta “làm từ thiện”, để ta thấy ta “biết yêu người”, để ta thấy ta “có lòng yêu người”… Các bạn, có lẽ những tư duy này chẳng có gì sai cả, và vẫn tốt một phần nào đó cho xã hội của phàm phu. Chỉ là, đó không phải là tư duy giác ngộ, và ta chẳng bao giờ giác ngộ được nếu ta có tư duy như thế.

Đức Phật nói: Ta thấy “Niết Bàn là ác mộng giữa ban ngày”. Niết bàn còn phải được xả bỏ, huống chi là các việc từ thiện, việc nhà chùa, nhà thờ.

Đương nhiên, vô chấp (vô trụ) là việc của tư duy, không phải là điều gì bên ngoài. Bạn vẫn làm đủ mọi thứ – từ thiện, bố thí, xây chùa, xây nhà thờ, in kinh sách. Chỉ là đừng nghĩ rằng những thứ này giúp bạn giác ngộ. Không bám vào chúng, không bám vào bất kì điều gì, kể cả mọi việc thiện, kể cả giáo pháp, kể cả Niết Bàn, thì chúng ta mới là Người tỉnh thức, Bồ tát.

Vấn đề của phàm phu là người ta không hiểu tâm thanh tịnh (tâm tĩnh lặng, tâm giác ngộ) là gì, và tưởng rằng chỉ cần làm “việc thiện” là đủ cho mình đạt. Điều này hoàn toàn sai, chính vì vậy mà đây là cái bẫy tâm linh cực lớn hằng tỉ tỉ người qua bao niên đại đã rơi vào mà không ra được.

— Tư duy này cũng là tư duy với Chúa Giêsu. Đừng làm việc gì chỉ để đổi chác hay mua lòng Chúa. Chúng ta là con của Thượng đế, chúng ta cần biết suy nghĩ như Cha của mình. Thượng đế yêu chúng ta và cho chúng ta đủ thứ chẳng để mua điều gì từ ta cả, kể cả mua tình yêu của ta. Thượng đế chỉ làm vì ta là con Thượng đế.

Mọi người đều là anh chị em của ta. Làm gì cho họ thì cũng như ta làm cho cánh tay của mình. Đừng nghĩ đến công cán gì khi mình xoa dầu nóng bóp cánh tay của mình.

Và đừng nghĩ làm từ thiện để được lên Thiên đàng cùng Chúa. Bạn đã có Thiên đàng rồi, chẳng cần phải đợi, nếu bạn đã biết nắm tay Chúa mà sống từng giây trong đời. Nếu bạn không biết nắm tay Chúa mà sống, thì bạn chẳng thể có Thiên đàng, vì bạn không thể dùng tiền bạc hay công đức gì của bạn đủ để có thể mua đất ở Thiên đàng. (Xem John 1:13).

Làm từ thiện, giúp người, bố thí thì hãy làm với tư duy của Chúa như thế. Không nghĩ gì về mình cả, quên mất cái tôi hoàn toàn, chỉ làm việc giúp người vì người là anh chị em trong nhà mình, và vì Cha của mình giúp mình chỉ vì tình yêu tự nhiên, chẳng vì gì khác.

Đó là trái tim của Chúa trong ta.

Chúc các Bồ tát, và con Chúa, tâm thanh tịnh.

10 tháng 12 2017

\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\)

8 tháng 3 2018

1. Dế Mèn là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu ngạo, hay xem thường người khác và hay tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình .

2.Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

NG
28 tháng 12 2023

- Hành động tặng cho Hiên chiếc áo đã thể hiện tính cách nhân hậu, biết sẻ chia cảm thông, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khắn hơn mình của hai chị em Sơn. Hành động đó thật đẹp đẽ và ý nghĩa

- Hành động đó đã giúp sưởi ấm tâm hồn của Hiên khi những ngày lạnh gió. Giúp em cảm thấy mình được yêu thương quan tâm và chia sẻ.

28 tháng 2 2023

Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa

6 tháng 3 2023

Một số chi tiết miêu tả:

– Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.

– Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.

– Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bờ biển  và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.

AI BT LM ÂU

D
datcoder
CTVVIP
31 tháng 12 2023

Một số chi tiết miêu tả:

- Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.

- Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.

- Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bờ biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.

12 tháng 3 2019

Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Phương rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp.

12 tháng 3 2019

Nhà văn Tạ Duy Anh là một nhà văn có phong cách văn nhiều sáng tạo, mới lạ độc đáo vừa chân thành, giản dị vừa sâu sắc xúc động lòng người đọc.

Truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm anh em thiêng liêng như chân với tay. Trong đó nhân vật Phương Kiều cô em gái trong truyện ngắn là người em vô cùng dễ thương, khiến cho nhiều người đọc xúc động.

Phương Kiều và anh trai mình thân thiết với nhau từ nhỏ. Tuy nhiên, cô bé thích vẽ tranh thường xuyên tô tô, vẽ vẽ khiến quần áo mặt mũi lấm lem như con mèo lười. Nên cô bé hay bị anh trai mình chọc ghẹo là con mèo. Nhưng cô không buồn vẫn kiên trì niềm đam mê của mình.

Rồi cũng có ngày tài năng của cô bé được người lớn phát hiện ra, nên cô được cha mẹ quan tâm, để ý hơn. Nhưng điều này lại làm cho anh trai cô bé ghen ghét đố kỵ với cô bé.

Tình cảm anh em vì thế mà có sự rạn nứt nhất định. Anh trai cô bé thường xuyên kiếm cớ để quát nạt cô bé, dù những việc cô bé làm chỉ là những việc nhỏ nhoi không đáng bị quát mắng thậm tệ tới như thế.

Cô bé Phương Kiều buồn lắm, nhiều hôm cô thấy anh trai ngồi bên cửa sổ mặt mơ màng suy nghĩ vẩn vơ một điều gì đó. Cô bé không biết anh lo lắng hay nghĩ ngợi điều gì, muốn hỏi anh trai mình nhưng lại sợ bị mắng nên thôi.

Rồi cô bé vẽ anh mình, vẽ khuôn mặt anh khi thẫn thờ bên bàn học nhìn ra cửa sổ. Cô bé vẽ anh bằng cả tình yêu sự cảm phục, sự kính nể của một người em dành cho người anh trai ruột thịt của mình.

Cô bé đã mang bức tranh đi thi cuộc thi hội họa nhí. Và đạt giải nhì- giải cao nhất trong cuộc thi vẽ tranh đó. Nó là điều khiến cả nhà cô vui mừng, nhưng lại khiến anh trai cô vừa vui mừng và ghen tỵ. Bởi anh trai lo lắng từ này sẽ không nổi tiếng, không tài giỏi bằng em thì sẽ không được cha mẹ, và em gái trân trọng, yêu mến nữa.

Tuy nhiên, người anh trai cuối cùng đã hiểu, thông qua bức tranh của cô bé Phương Kiều người anh đã thấy được tình yêu của em gái mình dành cho mình như thế nào và mọi hiểu lầm đã giải tỏa từ đây

Tác giả Tạ Duy anh đã hóa tâm hồn mình thành trẻ thơ để có thể thấu cảm và khắc họa tính cách trẻ thơ sâu sắc chân thực tới như vậy.

16 tháng 1 2018

Là người bé nhất trong gia đình nên lúc nào em cũng được cả nhà yêu thương, chăm chút. Lần nào đi công tác xa về, mẹ cũng mua cho em rất nhiều quà bánh, đồ chơi, quần áo. Còn bố, bố rất hay mua cho em những cuốn sách hay. Chả thế mà mới học lớp sáu mà tủ sách của em có nhiều sách lắm! Em rất yêu cha mẹ, chỉ tội cha mẹ hay phải đi công tác dài ngày. Nhưng ở nhà em còn có chị My Trang. Riêng đối với chị My Trang, em lại có một tình cảm thật là đặc biệt.

Nhà em chỉ có hai chị em, bố mẹ lại thường xuyên vắng nhà, thế mà mọi việc ở nhà chị My Trang lo lắng như người lớn. Chị chỉ hơn em ba tuổi nhưng đã rõ thật là một người chị mẫu mực trong gia đình. Chị My Trang học sáng còn em học chiều nhưng vì là con trai, nên em chẳng biết làm gì ngoài việc học ở trường, về nhà lại xem ti vi và đọc sách. ấy vậy mà dù 11 giờ mới tan trường, chị vẫn lo cho cậu em trai bữa cơm trưa tươm tất trước khi đi học.

Buổi chiều về nhà, chị vừa học bài lại vừa dọn dẹp tất cả những công việc gia đình. Thời gian học ngắn ngủi, vậy mà năm nào chị cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường. Chị thật là đáng nể! Một hôm nhân lúc cùng ngồi học em hỏi chị:

  • Chị à! Chị làm thế nào mà học giỏi như vậy!
  • Bí quyết của chị là lúc nào cũng phải cố gắng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào em ạ!

Buổi tối chị học rất nhanh rồi còn kèm em học bài cũ. Gần chị, em đã học được rất nhiều điều. Chẳng cần ai bảo, em tự nguyện giúp chị những công việc nhà mỗi khi mẹ và cha đi vắng. Đặc biệt, lúc nào em cũng tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng để được như chị My Trang.

Chưa hết đâu các bạn ạ! Bận như vậy mà chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho bố vườn hoa cảnh ở ngoài vườn. Những giỏ phong lan đủ màu kheo sắc, những cây khế, cây cảnh xanh non trông đến là mát mắt khiến bố em mỗi lần đi xa về tỏ ra hài lòng lắm.

Dù chẳng nói ra nhưng những việc làm của chị My Trang làm em thấy kính yêu và nể phục lắm. Em biết các bạn có điều kiện hơn nhiều nhưng lại mải chơi, học hành không tốt. Còn đối với riêng em, lúc nào em cũng ước được ở bên chị My Trang mãi mãi để được chị dạy bảo nhiều hơn.

16 tháng 1 2018

Nếu có ai đó hỏi tôi rằng đối với tôi ai là người quan trọng nhất thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt tôi, mẹ thật hoàn hảo.

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng. Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bươc đầu trên đường đời.

Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để tôi dần hiểu ra. Thường ngày, mẹ ăn mặc giản dị nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho tôi bằng bè bằng bạn.

Tôi ước gì, thời gian quay lại để tôi không bao giờ mắc sai lầm, để lỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Tôi ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, tôi luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Tôi ước gì, tôi có đủ sự mạnh mẽ như mẹ để vượt qua mọi chông gai phía trước. Nhưng ước chỉ là ước. Ngay bây giờ, hành động thiết thực để mẹ tự hào về tôi là tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan.

hoặc 

Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la cửa người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

16 tháng 4 2017

- Cảnh con thuyền vượt sông:

    + Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

    + Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

17 tháng 2 2021

  hrszrjz

20 tháng 8 2023

Đặc điểm nhân vật Thạch Sanh:

- Lai lịch: là thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống làm con của hai vợ chồng dưới nhân gian tuổi già mà chưa có con.

- Hoàn cảnh: mồ côi cha từ khi mới sinh, lớn lên được mấy tuổi thì mẹ mất.

- Số phận: lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc cây đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa cha để lại.

+ Khi bắt đầu biết dùng búa, được thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

- Lời nói: lễ phép, nhân hậu, có chí khí của người đàn ông mạnh mẽ thực thụ.

- Hành động:

+ Giết chằn tinh.

+ Vào hang sâu cứu công chúa, bị Lý Thông đa mưu tính kế hãm hại và cứu giúp con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt dưới hang.

+ Được tặng cây đàn thần rồi chàng lại về gốc cây đa.

+ Thạch Sanh bị vu oan lấy trộm của cải trong hoàng cung, bị bắt vào ngục, chàng lấy đàn gảy và làm công chúa yêu thích tiếng đàn của mình.

+ Được công chúa kêu đến, trước mặt mọi người chàng giải bày hết mọi chuyện và nỗi oan của mình.

+ Cuối cùng chàng cưới được công chúa và đánh đuổi quân 18 nước chư hầu ra khỏi lãnh thổ.

- Tính cách: chân thật, chính trực, có tài năng, khiêm tốn, giản dị không tham lam vật chất, có sự mưu trí,...

Thông điệp từ nhân vật Thạch Sanh: sống nên ngay thẳng, tốt đẹp, nhân hậu, có tài năng, sức lực thì cuối cùng bản thân sẽ nhận được tương lai hạnh phúc trọn vẹn.