K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

 Sông suối mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất. 
- là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật 
- cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp...... 
- là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho cn, phát triển ngư nghiệp.... 
- bồi đắp phù sa thuận lợi cho nôg nghiệp 
- là đường giao thôg, bến đỗ,nơi đi lại cho tàu bè... 
giúp cân bằng sinh thái, tuy nhiên trước tác động của con người, đã làm sôg ngòi ô nhiễm, suy thoái môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng..., đbiệt biến đổi khí hậu.....

25 tháng 10 2019

Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình yêu thiên nhiên, quê hương của tác giả bài văn vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê

5 tháng 5 2019

1. Tháng 11=> tháng 4 

4. Nước ta nằm trong đới khí hậu : nhiệt đới 

câu 2 : tháng 11 đến tháng 4 năm sau

câu 3 : Trước khi có hiện tượng gió Lào thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có một vài vệt mây li ti. Chân trời phía tây thường có mù khô màu vàng da cam, khí quyển rất trong có thể cảm nhận được một thứ nóng làm cho da mặt hầm hập như trong cơn sốt nhẹ. Đó là dấu hiệu báo trước sẽ có gió Lào sau một thời gian ngắn nữa.

Đồng thời, nếu để ý theo dõi diễn biến của các yếu tố khí tượng trong ngày sẽ thấy như sau:

- Gió đổi hướng, yếu dần, rồi quay ngược chiều kim đồng hồ chứng tỏ có vùng áp thấp đang ngự trị.

- Khí áp liên tục giảm xuống, khi nào có mức giảm lớn nhất thì gió Lào sẽ thổi mạnh nhất.

- Tầm nhìn xa rất tốt.

câu 4 : Ôn đới

câu 5 : Sông ngòi chỉ mang lại 1 khó khăn duy nhất là chia cắt địa hình nên khó khăn cho GTVT ngoài ra không mang lại bất kì tác hại nào khác đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người chỉ có hoạt động sản xuất của con người tác động đến sông ngòi làm cho mực nước dâng cao gây ngập lụt, hay thiếu nước vào mùa khô, tài nguyên thuỷ sản bị cạn kiệt.

câu 6 : nhiệt độ

k minh nha

(1) Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ lớn nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng, thiếu gì thì thiếu chứ con người và muôn loài trên quả đất không hao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to....
Đọc tiếp

(1) Nhìn vào bản đồ thế giới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ lớn nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều người trong chúng ta tin rằng, thiếu gì thì thiếu chứ con người và muôn loài trên quả đất không hao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay rằng nghĩ như vậy là nhầm to.

(2) Đúng là hồ mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và đông vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hai phần ba nước trên hành tinh mà chúng la đang sống là nước mặn. Trong số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng hăng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a. Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ờ sông, suối, đầm, hồ và nguồn nước ngầm, số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có mà đang càng ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người. Đủ thứ rác thải, từ rác thải vô cơ, hữu cơ, những thứ rác có thể tiêu hủy được tới những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại được vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa.       

(Trích “Khan hiếm nước ngọt”, Trịnh Văn, Báo Nhân dân, số ra ngày 15-6-2003)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Ý chính của đoạn (1) là gì? Cách nêu vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?

Câu 3: Chỉ ra lí lẽ và các bằng chứng trong đoạn (2).

 

Câu 4: So với những gì em hiểu biết về nước, đoạn trích trên cho em hiểu thêm được những gì?

nhớ trả lời hết nha

1
15 tháng 3 2022

Câu 1 : PTBĐ chính : nghị luận

Câu 2 : Ý chính của đoạn (1) : nước không bao giờ thiếu đối với con người.

`-`  Cách nêu vấn đế của tác giả là nêu lên những ý nghĩ cũa mỗi người, để từ đó nhận định lại việc sai trái này.

Câu 3 : Lí lẽ và các bằng chứng trong đoạn (2) : 

`-`  Đúng là hồ mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và đông vật, thực vật quanh ta có thể dùng được.

`-` Hai phần ba nước trên hành tinh mà chúng la đang sống là nước mặn. 

`-` Trong số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng hăng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a. 

`-` Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ờ sông, suối, đầm, hồ và nguồn nước ngầm, số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có mà đang càng ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người. 

`-` ủ thứ rác thải, từ rác thải vô cơ, hữu cơ, những thứ rác có thể tiêu hủy được tới những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại được vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. 

Câu 4 : Đoạn trích trên cho em hiểu được sự quý giá của nguồn nước ngọt, và việc ý thức bảo vệ môi trường của em và mọi người cần được tốt hơn để bảo vệ nguồn nước sạch cho con người sử dụng.

- Lợi ích: là nguồn nước tưới, nguồn thuỷ sản, đường giao thông, cung cấp phù sa để hình thành đồng bằng... 

Hok_Tốt

#Thiên_Hy

Bạn đăng vài câu cùng 1 lúc đi , làm thế khó tìm lắm !

Lợi ích của sông ngòi:

+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

+ Nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản

+ Bồi đắp phù sa cho đất màu mỡ

+ Phát triển nông nghiệp trồng lúa nước

+ Phát triển thủy điện, du lịch

14 tháng 1 2020

a. 

- Hình ảnh: Ấn tượng đầu tiên khi đến với vùng sông nước Cà Mau đó là cảm giác choáng ngợp trước một vùng không gian rộng lớn, mênh mông với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chi chít như mạng nhện. Màu xanh của trời của nước và của cây lá bao trùm khắp không gian và đâu đây nghe cả tiếng rì rào của rừng cây của sóng và của gió.

- Màu sắc: Toàn một màu xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh và những khu rừng xanh bốn mùa.

- Âm thanh: Toàn những tiếng rì rào bất tận của rừng, của biển, của vịnh, triền miên, ru ngủ thính giác mòn mỏi thị giác. Đó là cách miêu tả theo lối cường điệu.

- Hàng loạt cụm từ có ý nghĩa nhấn mạnh như trên thì,… dưới thì… chung quanh chỉ toàn…

=> Âm thanh đơn điệu… Màu xanh đơn điệu. Nhưng bất tận, rộng lớn.

- Nhận xét:

+ Tác giả Lấy hình ảnh rất nhỏ bé “chi chít như mạng nhện” để so sánh với sự dày đặc, dọc ngang của con sông, của rạch khiến người đọc có cảm giác như từ trên cao nhìn xuống, hết sức thú vị.

+ Bằng biện pháp so sánh, điệp từ, tính từ, liệt kê, tả kết hợp với kể, tác giả đã tái hiện một thiên nhiên nguyên sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Thiên nhiên ấy rộng lớn, bao la, thoáng đãng, phủ 1 màu xanh bất tận. Cảnh thiên nhiên Cà Mau hiện lên đẹp, nguyên sơ, rộng lớn, hùng vĩ và đầy bí ẩn.

b. Qua đặc điểm của riêng nó mà gọi thành tên.

c. 

- Chợ có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống ở mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam. Chợ Năm Căn ở Cà Mau cũng vậy. Khung cảnh tấp nập, trù phú, độc đáo của nó cũng thể hiện rõ cuộc sống sinh hoạt ở nơi vùng đất cực Nam của Tổ quốc ta.

- “Cái chợ bám sát bờ sông là trung tâm của đời sống những miền quê sông nước ồn ào, đông vui, tấp nập với đủ các loại thuyền… dập dềnh trên sóng”. Nhà cửa cũng đủ kiểu mới, cũ, cho thấy cuộc sống cũng đang biến đổi theo thời cuộc, có cái bề thế của một thị trấn. Cảnh sống, cảnh lao động, cảnh mua bán, sinh hoạt vừa nhộn nhịp lại vừa rất đặc biệt, chỉ riêng vùng sông nước này mới có được.

- Con người cũng đa dạng, nhiều dân tộc, nhiều tập quán sống, nhiều thói quen, nhiều giọng nói, nhiều kiểu ăn mặc, nhiều màu sắc nhưng đều chung sống vui vẻ, đoàn kết. Đọc đoạn văn ta như có cảm giác đứng trước một thành phố nổi, xa xưa như trong truyện cổ tích.

+ Những con gái Hoa Kiều

+ Những người Chà Châu Giang.

+ Những bà cụ người Miên

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

11 tháng 3 2021

Nó chép đấy