K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp.

   - Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ đại dương (đến 5 km) và vỏ lục địa (đến 70 km)

   - Lớp Manti: gồm Manti trên (từ 15 đến 700 km) và Manti dưới (từ 700 đến 2.900 km).

   - Nhân Trái Đất; gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).

8 tháng 6 2017

Cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp.
+ Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ lục địa (đến 70 km) và vỏ đại dương (đến 5 km), rôi . . ,
+ Lớp Manti: gốm tang Manti trên (lừ 15 đèn 700 km) và lang Manti dưới(từ 700 đến 2.900 km).
+ Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài (từ 2.900 đến 5.100 km) và nhân trong (từ 5.100 đến 6.370 km).

3 tháng 2 2023

Tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất:

- Phong hóa lí học: phá hủy đá, khoáng vật thành các mảnh vụn.

Ví dụ: Sự nứt vỡ của đá do nhiệt độ thay đổi đột ngột (Ca-li-phoóc-ni-a – Hoa Kỳ).

- Phong hóa hóa học: làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá, khoáng vật (thường xảy ra ở những vùng khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và hòa tan => xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ).

Ví dụ: Thạch nhũ, cột đá hình thành do sự hòa tan đá vôi của nước (động Phong Nha, Quảng Bình, Việt Nam).

- Phong hóa sinh học: phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.

Ví dụ: rễ cây ăn mòn đá.

1 tháng 4 2017

2 tháng 4 2017
1. Lớp vỏ Trái Đất
– Vị trí: nằm ngoài cùng.
– Độ dày: Khoảng 15 – 70km
– Đặc điểm: Cứng, rất mỏng, gồm 3 loại đá, từ trên xuống có:
. Trầm tích: Dày mỏng không đều, không liên tục.
. Đá Granít: Là nền các lục địa
. Đá Bazan: Thường lộ ra ở đáy đại dương.
– Gồm:
+ Vỏ lục địa: từ mặt đất đến 70 km
+ Vỏ đại dương: từ mặt đất đến 5 km 2. Lớp Manti
– Vị trí: nằm ở giữa (từ lớp Vỏ đến 2900 km)
– Độ dày: Khoảng 2900 km
– Đặc điểm: Chiếm 80% thể tích, 68,5% khối lượng Trái Đất.
. Rất đậm đặc, quánh dẻo
. Vật chất ở trạng thái rắn.
Thạch quyển : Vỏ Trái Đất và phần trên lớp Manti (sâu khoảng 100km), gồm nhiều loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất.
– Gồm:
+ Manti trên: lớp Vỏ đến 700 km.
+ Manti dưới: từ 700 km đến 2900 km. 3. Nhân Trái Đất
– Vị trí: nằm ở trong cùng (từ 2900 km đến 6370 km)
– Độ dày: Khoảng 3470 km
– Đặc điểm: Vật chất ở trạng thái lỏng. Vật chất ở trạng thái rắn, thành phần hóa học chủ yếu là Ni, Fe.
– Gồm:
+ Nhân ngoài: từ 2900 km đến 5100 km
+ Nhân trong: từ 5100 km đến 6370 km.
10 tháng 1 2023

- Cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: nhân, man-ti và vỏ Trái Đất.

 

- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Đặc điểm

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Phân bố

Ở lục địa.

Ở các nền đại dương.

Độ dày trung bình

70 km.

5 km.

Cấu tạo

Trầm tích, granit và badan.

Trầm tích và badan.

6 tháng 3 2017

Đáp án D

10 tháng 1 2023

Quá trình hình thành Trái Đất:

- Những thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ 1 đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.

- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau.

- Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, hình thành Mặt Trời.

- Những vành xoắn ốc phía ngoài dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực, trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

19 tháng 6 2017

- Sườn núi ngược với chiều của ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.

21 tháng 8 2018

Không trăng hoặc trăng tròn.