K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, ta thấy phong cách của Người không phải là trời phú. Từ văn bản và hiểu biết về cuộc sống, em suy nghĩ gì trong việc rèn luyện phong cách sống của mỗi người. (Viết gọn trong một đoạn văn khoáng 7-10 câu)

 

Câu chuyện nước nóng, nước nguội

            Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.

            Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
            Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
            Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
            Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
            Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
            Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…

 

Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thì bày tỏ suy nghĩ của mình về bài học mà em rút ra được từ câu chuyện.

giúp mình với ạ

 

0
20 tháng 4 2018

Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết lại dùng cách diễn đạt đó?

+ "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và các vị cách mạng đàn anh khác", " đi", "chẳng còn" : đều mang ý nghĩa chỉ cái chết, mất.

+ Người viết, người nói muốn giảm nhẹ mức độ đau thương, nặng nề, ghê sợ của cái chết, sự mất mát.

21 tháng 12 2017

Chọn đáp án: A

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:– Chú Đảnh bị sốt ra...
Đọc tiếp

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):

– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.

Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:

– Chú Đảnh bị sốt ra sao?

Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:

– Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.

Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:

– Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?

Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:

– Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.

Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:

– Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.

Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.

a)phương thức biểu đạt

b)Xác định câu nghi vấn

c)nêu tác dụng của câu nghi vấn trong đoạn trích

d)suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc đoạn trích

0
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta,...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

- Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn.

- Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn)?

- Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong đoạn văn.

1
19 tháng 3 2017

Câu chủ đề:

    - Đoạn 1: "Thật là chốn hội tụ trọng yếu … đế vương muôn đời" – Câu chủ đề mở đoạn

    - Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước" – Câu chủ đề là câu mở đoạn.

    - Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:– Chú Đảnh bị sốt ra...
Đọc tiếp

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):

– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.

Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:

– Chú Đảnh bị sốt ra sao?

Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:

– Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.

Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:

– Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?

Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:

– Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.

Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:

– Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.

Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.

a)phương thức biểu đạt

b)

1
11 tháng 2 2020

pt bd chắc là tự sự

14 tháng 12 2017

Chọn đáp án: C

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Móc xích

1
30 tháng 4 2018

Chọn đáp án: C

3 tháng 9 2019

Chọn đáp án: C