K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2019

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là một tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông sinh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.

Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "Nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng tình tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, một tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.

Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: Mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả một cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.

Như vậy, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được một tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

25 tháng 7 2017

Diễn biến tâm trạng của chàng trai:

   + Đau xót khi phải tiễn người yêu về nhà chồng

   + Gọi người yêu thân mật “người đẹp anh yêu”

   + Khẳng định tình yêu thắm thiết trong anh

   + Đôi lúc tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực Chị đang theo chồng.

- Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

   + Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

   + Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình

- Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”

Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”

→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chưa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau

29 tháng 8 2023

 Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạng gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.

- Em thường xuyên theo dõi tin tức 

- Em thường theo dõi tin tức trên Chuyển động 24h và thời sự 19h mỗi tối. 

- Em quan tâm đến độ chính xác và đáng tin cậy mỗi khi quyết định tiếp nhận một tin tức nào đó. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

- Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch.

- Em dựa vào cách tác giả trình bày đâu để xác định cấu trúc: tác giả nêu câu chủ đề trước, rồi sau đó mới lấy dẫn chứng chứng minh cho vấn đề.

5 tháng 3 2023

- Những câu thơ diễn tả trạng thái tĩnh:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Ngõ trúc quang co khách vắng teo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

- Những câu thơ diễn tả trạng thái động:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 

7 tháng 3 2023

Sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích:

- Trước khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng có thái độ mềm mỏng, nhún nhường Gia-ve.

- Sau khi Phăng-tin chết: Giăng Van-giăng trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, không còn nể Gia-ve như trước. Hành động bẻ gãy thanh giường sắt và lời nói rất nhỏ mang tính đe dọa của anh khiến Gia-ve phải run sợ.

=> Giăng Van-giăng từ sự mềm mỏng có phần nhún nhường đã trở nên quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, anh đang "lấy lại uy quyền".

3 tháng 3 2023

     Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu tổng - phân - hợp.

29 tháng 8 2023

Đoạn trích được triển khai theo kiểu diễn dịch. (câu chủ đề ở đầu đoạn)

3 tháng 3 2023

Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng