K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2019

-Nhìn cánh buồm thấp thoáng-> Kiều nghĩ đến thân phận lưu lạc nhớ quê nhớ nhà da diết

-Nhìn cánh hoa trôi -> Kiều nghĩ đến thân phận bị vùi dập lênh đênh trôi nỗi vô định -> xã hội phong kiến nhấn chìm cuộc đời của người phụ nữ xuống đáy bùn ô nhục

-Nhìn ngọn cỏ, chân mấy, mặt đất -> Kiều nghĩ đến tương lai mờ mịt của mình

-Nhìn gió cuốn nghe tiếng sóng kêu -> Kiều kinh hoàng, lo sợ tai họa ập xuống đầu mình

-> Cảnh được nhìn qua tâm trạng: cảnh từ xa đến gần,màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác đến lo âu

=> Điệp ngữ liên hoàn " buồn trông" kết hợp liệt kê, câu hỏi tu từ, từ láy tạo âm hưởng trầm buồn khắc sâu nỗi nhớ cô đơn xót xa cứ liên tục dồn dập trùng điệp trở thành điệp khúc của tâm trạng

học tốt ^-^

30 tháng 10 2019

Tham khảo:

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp các biện pháp tu từ quen thuộc (ẩn dụ, nhân hóa, từ láy, thành ngữ ...)

- Ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ “buồn trông”… kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau

=> Nhằm thể hiện tâm trạng buồn đau, cô đơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.



16 tháng 12 2016

Những biên pháp nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu thơ cuối bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là :
Hai tiếng "Buồn trông" được lặp lại bốn lần ở trong đoạn trích, vừa như gói gọn tâm thế của Kiều ở lầu Ngưng Bích, vừa tại nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. => Nghệ thuật: Điệp ngữ
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng buồn của Kiều.
Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.
Đoạn thơ này có giá trị nhân văn sâu sắc.

17 tháng 12 2016

Cảm ơn nha friend

 

19 tháng 10 2016

Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm  như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm” “kêu quanh ghế ngồi”. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.

Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng cùa những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

19 tháng 10 2016

Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ cùa Kiều.Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sáu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rôi bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua dó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.

Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm” “kêu quanh ghế ngồi”. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng cùa những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.

 

 


 

24 tháng 4 2019

- Chép đúng nội đúng 8 câu thơ.

- Phần cảm nhận:

   + Mở đoạn: Giới thiệu nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

   + Thân đoạn: cảm nhận về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn thơ.

   + Kết đoạn: Đánh giá chung về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của tác giả.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

– Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.

+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: sự thẳng thắn trong cốt cách như cành mai, hình dáng yểu điệu như hoa mai, tinh thần trong sáng thánh thiện như tuyết.

+ Bốn câu thơ tiếp theo tả Thúy Vân: “khuôn trăng” – khuôn mặt phúc hậu, xinh tươi như trăng rằm; “hoa cười ngọc thốt” – cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – tóc mềm hơn mây, da trắng hơn tuyết.

+ Tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” – dùng hình ảnh làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân để nói về vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Kiều đẹp đến nỗi hoa, liễu phải ghen tị.

⇒ dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ, tác giả vừa vận dụng nghệ thuật truyền thống vừa thể hiện tinh thần tiến bộ, tôn trọng phái đẹp.

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

– “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình đề nói về tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Ẩn dụ: “người dưới nguyệt chén đồng” nói về Kim Trọng và mối tình tươi đẹp nhưng dang dở đầy bất hạnh của hai người; “người tựa cửa hôm mai”, “sân lai”, “gốc tử” nói về cha mẹ của Thúy Kiều, thể hiện sự lo lắng hiếu thuận của Kiều. Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, sóng đều ẩn dụ cho hoàn cảnh, số phận cô đơn, trôi nổi, bấp bênh của Kiều.

+ Hoán dụ: “tấm son” – nói về danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh của Thúy Kiều, cũng là về bản thân Kiều. Trong nỗi nhớ, sự đau khổ tình yêu, Thúy Kiều luôn day dứt nỗi đau nhân phẩm.

+ Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần: tả tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều.

21 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ

17 tháng 8 2021

Tham khảo:

- Điệp ngữ: Buồn trông

- Tác dụng:  Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.

+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.

=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.