K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hai đoạn thơ cuối trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" khắc họa khung cảnh cảnh bầu trời đẹp đẽ với quá trình lao động không ngừng nghỉ của những chòm sao. Hàng ngàn ngôi sao cùng kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời đêm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Xuyên suốt hai đoạn thơ cuối là nghệ thuật nhân hóa: ngàn sao vui "làm việc", "phe phẩy chiếc quạt hồng"... Nghệ thuật nhân hóa ấy khiến những ngôi sao được nhân hóa càng thêm gần gũi. Trí tưởng tượng của tác giả như mở ra cả một dải ngân hà huyền diệu. Qua đó, tác giả muốn nhắn ngủ với chúng ta rằng: lao động và đoàn kết sẽ làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, sinh động.

26 tháng 9 2023

Không gian đêm trở nên sống động, Nhóm Đại Hùng với tinh thần rạng ngời. Bên bờ sông Ngân, họ lướt qua ngày tháng, Với niềm vui trong việc tát nước suốt đêm...

Trong bầu trời đêm, ngàn sao sáng láng, Cùng nhau làm việc không ngừng nghỉ. Phẩy chiếc quạt hồng vụt bay khắp không gian, Báo hiệu ngày mới tới, thời gian nghỉ ngơi đã đến.

Từng câu thơ cuối trong "Ngàn sao làm việc", Làm em cảm nhận sức sống và nhiệt huyết. Tác giả Võ Quảng đã tạo nên hình ảnh sống động, Khơi gợi trong trái tim em niềm tin và hy vọng.

12 tháng 10 2021

Em tham khảo:

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân(Từ ghép) nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh mạnh mẽ(Từ láy) cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

13 tháng 2 2021

???/oho

27 tháng 3 2021

Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời. Nhận xét về thơ ca có ý kiến cho rằng:

Thơ là tiếng lòng

“Tiếng lòng” của Bác đc thể hiện rất rõ qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

    “Tiếng lòng” là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm. Trong 2  bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

    Cả 2 bài thơ đều được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vần thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước. Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.

    “Tiếng lòng” trg 2 bài thơ trước hết đc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trg bài thơ Cảnh khuya, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh huyền ảo.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi thân thương vs con người.  Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được được so sánh với “tiếng hát” của con người nhờ vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Bài thơ vẽ nên một hinnhf ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ lồng đc nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Còn trg bài thơ Rằm tháng giêng, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông mênh mông của đêm nguyên tiêu.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như ko có giới hạn. Điệp từ “xuân” đc nhắc đi nhắc lại 3 lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trg trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thuỷ, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng rực rỡ tràn đầy sức sống của con người và vạn vật. Phải là người yêu thiên nhiên, mang trg mình tâm hồn của 1 người thi sĩ, biết thưởng thức, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên thì Bác mới vẽ nên 1 bức tranh đẹp đến như vậy.

     Bên cạnh đó “tiếng lòng” cũng đc thể hiện qua tình yêu nước sâu sắc của Bác.  

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trg bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” ko phải vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nc nhà”, lo cho cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trg huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nc, Người vẫn vừa say đắm tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho dân, lo cho vận mệnh đất nc.

    Phong thái ung dung, lạc quan cũng thể hiện “tiếng lòng” của Người. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ. Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, vẫn ung dung làm việc, vẫn ung dung, chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng.

    Tóm lại, đó là sự kết hợp giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, giữa chất thép và chất trữ tình, giữa yêu nc và yêu thiên nhiên.

    Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

31 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Thả diều", em cảm thấy mình như được sống lại với những hồi ức tuổi thơ tươi đẹp. Đó là khoảng thời gian vô lo vô nghĩ có thể thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới cùng bạn bè chơi những trò chơi thân thuộc như "Thả Diều". Qua bài thơ trên, em còn cảm nhận được tình cảm sâu sắc của tác giả Trần Đăng Khoa đối với quê hương đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, em được tri nhận thông điệp trân trọng những kỉ niệm tốt đẹp của tuổi thơ và yêu quý, trân trọng vẻ đẹp quê hương của mình hơn.

31 tháng 10 2023

* Mở bài:

- Những nét khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa và bài thơ Thả diều

- Dẫn vào đề: Bài thơ Thả diều nổi bật là nhờ những tình cảm đầy ấm áp và thân thuộc của tuổi thơ

* Thân bài:

- Khái quát nội dung bài tho Thả diều

- Cảm nhận về tình cảm của tác giả qua từng câu thơ

- Đánh giá về tài năng của tác giả và ý nghĩ trong thơ Trần Đăng Khoa

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và tài năng tác giả

- Suy nghĩ riêng của bản thân về tác phẩm và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm

20 tháng 12 2021

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

20 tháng 12 2021

Tình thân, tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tạo. Ta không khỏi ngậm ngùi, xúc động trước tình cảm cha con của ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Tình mẫu tử thiết tha, thiêng liêng quý báu trong bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa hay trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Đến với thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp tình cảm bà cháu ấm áp yêu thương dành cho nhau qua bài Tiếng gà trưa, bài thơ giản dị mà sâu sắc được trích trong tập "Hoa dọc chiến hào" viết vào những năm kháng chiến chống Mỹ oanh liệt.

" Trên đường hành quân xa
...
Nghe gọi về tuổi thơ"

Người cháu này đã lớn, đã là một người chiến sĩ dũng cảm trên chiến trường bom đạn. Trên chặng đường hành quân dài mệt mỏi, lúc ngơi nghỉ cháu nghe rõ tiếng gà vang vọng khiến trái tim ấm nồng nhớ về những kí ức tuổi thơ. Tiếng gà trưa xua tan đi những mệt nhọc, làm bừng sáng cảnh vật và bao nhiêu kỉ niệm của ngày xưa nơi quê nhà ùa về trong tâm hồn cháu, đó là tiếng gà mái nhảy ổ, là ổ trứng hồng xinh đẹp, là đàn gò con lon ton và hơn hết là hình ảnh bà trong tâm khảm cháu hiện lên báo nỗi xúc động khôn nguôi.

Dường như khi xa quê, nhà là nơi khiến con người ta thổn thức, mong ngóng trở về. Khi nghe tiếng gà cục tác, với cháu nó thật thiêng liêng và đáng trân trọng, bình dị mà quý giá vô bờ. Hình ảnh bà tần tảo hiện về trong cháu, đó là những kí ức đẹp đẽ nhất mà có lẽ luôn luôn được người chiến sĩ gìn giữ trong trái tim mình. Với bà, cháu là một đứa trẻ ngây thơ, bà luôn dành cho cháu sự ấm áp quá đỗi yêu thương, những lo lắng, những quan tâm nhỏ nhặt nhất

"Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp"

Những lời mắng yêu thương, những chiều bà chắt chiu từng quả trứng mỗi ngày, cẩn thận tỉ mỉ soi từng quả, giữ gìn cho gà mái ấp. Rồi những quả trứng ấy sẽ nở ra bầy gà con tuyệt diệu, mang theo cả niềm mong mỏi chúng lớn khôn để bán kiếm tiền dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Bà lo lắng khi thời tiết thất thường, đàn gà có thể không chống chọi nổi, khi đó cháu chẳng thể có quần áo như bè bạn.

 

"Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới"

Năm nào cũng thể, bà luôn cố gắng chăm sóc đàn gà của mình để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới, khi thì cái áo cánh, cái quần chéo ống rộng, trong bộ quần áo ấy là cả một tình thương bao la dành cho cháu mà bà gửi gắm. Bộ quần áo mới bình dị thôi, nhưng với cháu ,một đứa trẻ thì nó thật đáng quý biết bao, một món quà tuyệt vời nhất của những đứa trẻ thơ háo hức bên bộ quần áo mới ngày tết, được khoe với những đứa bạn cùng xóm. Cháu vui, bà cũng vui. Niềm vui riêng hoà làm một, thành niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ thương yêu, trong nghèo khổ nhưng vẫn ánh lên những niềm vui bé nhỏ, ánh lên tình cảm gia đình thật đáng trân trọng. Có lẽ, bao cử chỉ yêu thương ấy của bà luôn khiến cháu thấy thật bình an, may mắn và ấm áp. Có bà che chở, bảo ban, cháu thêm vững bước trên hành trình trưởng thành của mình. Bà là niềm thương của cháu: "

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng"

Tiếng gà trưa mang dáng dấp của bà, của tiếng nói thân thương, của bàn tay gầy guộc, của ánh mắt dịu dàng và ấm áp. Bởi vậy mà tiếng gà mang bao hạnh phúc, mang bao hy vọng, tiếng gà khiến lòng cháu thổn thức, thường trực cả trong những giấc mơ mỗi đêm về. Càng yêu bà, càng kính trọng bà cháu lại càng thêm yêu quê hương, làng xóm, yêu Tổ quốc đất nước mình. Niềm yêu riêng hoà trong niềm yêu chung, ý thức riêng phát triển và lớn mạnh trong ý thức dân tộc:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Vì bà, cháu không ngại hy sinh gian khó, cháu thương bà như thương đất nước, mong muốn giữ hoà bình của non sông, để hạnh phúc tương lai, để tiếng gà mãi vang vọng trong bầu trời của tự do, hòa bình, để rồi ngày mai, bà cháu mình lại đoàn tụ, cùng nhau xây đắp cuộc đời mới thắm tươi.

Bài thơ 5 chữ với nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, lời thơ giản dị tự nhiên, nhịp thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Tình cảm bà cháu quá những vần thơ tinh tế đã thôi thúc mỗi chúng ta thêm trân quý hạnh phúc gia đình, thôi thúc mỗi người sống và biết ơn tình cảm những người bà tuyệt vời, giàu đức hi sinh.

28 tháng 1 2021

các bn giúp vs mk cần gấp lắmkhocroi

29 tháng 1 2021

Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

   Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

      nguồn là ở trên mạng,bn có thể tra mạng để tham khảo nhé!!!