K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Nỗi nhớ Tây Tiến tha thiết, khắc khoải, ám ảnh:

   + "Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về

   + Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu

   + "Tây Tiến mùa xuân ấy": thời của hào hùng, lãng mạn đã qua

   + "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi": nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng

-> Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng.

15 tháng 12 2018

Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách ám ảnh:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Cách diễn đạt theo lối cổ, dùng để diễn tả tâm trạng người anh hùng: “Người đi không hẹn ước” tức là người ra đi không hẹn ngày về: “một chia phôi” tức là một phần chia phôi không trở lại. Giữa nhà thơ và những ngày ở Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm (Đường lên thăm thẳm một chia phôi)

Nhưng hồn người Tây Tiến thì vẫn gắn với Tây Tiến mùa xuân ấy. Nhà thơ viết Hồn về sầm Nứa chẳng về xuói, nghĩa là những người lính Tây Tiến đã dành tất cả trái tim mình cho Tây Tiến, gắn với những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến – Một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.



29 tháng 11 2019

- Cả bài thơ là dòng hồi tưởng của Quang Dũng, nhà thơ nhớ về vùng núi tây bắc, nhớ về những người đồng đội cùng mình vào sinh ra tử, nhớ về những mối tình quân dân ấm áp, thấm đượm nghĩa tình. Giữa hiện thực ở Phù Lưu Chanh, và quá khứ nơi Tây bắc tổ quốc ấy là một nối nhớ thăm thẳm, là cả một khoảng thời không không dễ gì xóa nhòa.

- Những người lính đã từng gắn tuổi trẻ mình với Tây tiến, đã từng trải qua biết bao gian khổ thì “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” cũng là một điều dễ hiểu. Binh đoàn Tây tiến không chỉ in dấu trong trái tim mỗi người lính mà còn ghi vào một trang vàng trong lịch sử dân tộc.

https://toploigiai.vn/soan-van-12-tay-tien-ban-2

Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:                         “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy                          Có thấy hồn lau nẻo bến bờ                          Có nhớ dáng người trên độc mộc                          Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”                                                (Tây Tiến - Quang Dũng,...
Đọc tiếp

Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.

Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:

                         “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

                          Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

                          Có nhớ dáng người trên độc mộc

                          Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

                                                (Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12,  Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89)

      Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:                  

                                  “Mình về, rừng núi nhớ ai

                          Trám bùi để rụng, măng mai để già.

                                  Mình đi, có nhớ những nhà

                          Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.

                                                         (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,  Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)

0
21 tháng 10 2016

Vẻ đẹp của người lính trong đoạn ba bài Tây Tiến


Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vô danh trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa. Chân dung người lính hiện lên ở khổ thơ thứ 3 có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng chiến đấu và phẩm chất hy sinh anh dũng. Có thể nói cả bài thơ là một tượng đài đầy màu sắc bi tráng về một đoàn quân trên một nền cảnh khác thường.

Chân dung đoàn binh Tây Tiến được chạm khắc bằng nét bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Các chi tiết như lấy từ đời sống hiện thực và khúc xạ qua tâm hồn thơ Quang Dũng để rồi sau đó hiện lên trên trang thơ đầy sức hấp dẫn. Dọc theo hành trình, vẻ đẹp hào hùng kiêu dũng cứ lấp lánh dần lên, đến khi ng¬ười lính Tây Tiến đối mặt với dịch bệnh, đối mặt với cái chết thì nó thật chói người, nét nào cũng sắc sảo lạ lùng và đầy lãng mạn:
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm.
Chữ dùng của Quang Dũng ở đây thật lạ. Nếu mở đầu đoạn thơ tác giả dùng từ “Đoàn quân” thì ở đây tác giả dùng “Đoàn binh”. Cũng đoàn quân ấy thôi nhưng khi dùng “Đoàn binh” thì gợi hình ảnh đoàn chiến binh có vũ khí, có khí thế xung trận át đi vẻ ốm yếu của bệnh tật. Ba chữ “không mọc tóc” là đảo thế bị động thành chủ động. Không còn đoàn quân bị sốt rét rừng lâm tiều tuỵ đi rụng hết cả tóc. Giọng điệu của câu thơ cứ y như là họ cố tình không mọc tóc vậy. Nghe ngang tàng kiêu bạc và thấy rõ sự bốc tếu rất lính tráng.

Các chi tiết “không mọc tóc, quân xanh màu lá” diễn tả cái gian khổ khác thường của cuộc đời người lính trên một địa bàn hoạt động đặc biệt. Di chứng của những trận sốt rét rừng triền miên là “tóc không mọc” da xanh tái. Nhưng đối lập với ngoại hình tiều tụy ấy là sức mạnh phi thường tự bên trong phát ra từ tư thế “dữ oai hùm”. Với nghệ thuật tương phản chỉ 2 dòng thơ Quang Dũng làm nổi bật vẻ khác thường của đoàn quân Tây Tiến. Họ hiện lên như hình ảnh tráng sĩ trượng phu một thuở qua hai câu tiếp:

 Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
“Mắt trừng” biểu thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thiêu đốt quân thù qua ánh sáng của đôi mắt. Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn binh Tây Tiến. ở đây người lính Tây Tiến được đề cập đến với tất cả thực trạng mệt mỏi, vất vả qua các từ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Chính từ thực trạng này mà chân dung người lính sinh động chân thực. Thế nhưng vượt lên trên khó khăn thiếu thốn, tâm hồn người lính vẫn cất cánh “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Câu thơ ánh lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Ban ngày “Mắt trừng gửi mộng” giấc mộng chinh phu hướng về phía trận mạc như¬ng khi bom đạn yên rồi giấc mộng ấy lại hướng về phía sau cũng là hướng về phía trước, phía tương lai hẹn ước. Một ngày về trong chiến thắng để nối lại giấc mơ xưa. ý chí thì mãnh liệt, tình cảm thì say đắm. Hai nét đẹp hài hòa trong tính cách của những chàng trai Tây Tiến.
Quang Dũng đã dùng hình ảnh đối lập: một bên là nấm mồ, một bên là ý chí của những người chiến binh:

 Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanháo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gần lên khúc độc hành.
“Mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang lạnh. Những nấm mồ rải rác trên đường hành quân, nhưng không thể cản được ý chí quyết ra đi của người lính. Câu thơ sau chính là câu trả lời dứt khoát của những con người đứng cao hơn cái chết:
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Chính tình yêu quê hương đất nước sâu nặng đã giúp người lính coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Khi cần họ sẵn sàng hy sinh cho nghĩa lớn một cách thanh thản bình yên như giấc ngủ quên. Câu thơ vang lên như một lời thề đúng là cái chết của bậc trượng phu:
 “Áo bào thay chiếu anh về đất”
Nếu như người tráng sĩ phong kiến thuở trước coi da ngựa bọc thây là lí tưởng thì anh bộ đội cụ Hồ ngày nay chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc một cách tự nhiên thầm lặng. Hình ảnh “áo bào” làm tăng không khí cổ kính trang trọng cho cái chết của người lính. Hai chữ “áo bào” lấy từ văn học cổ tái tạo vẻ đẹp của một tráng sĩ và nó làm mờ đi thực tại thiếu thốn gian khổ ở chiến trường. Nó cũng gợi được hào khí của chí trai “thời loạn sẵn sàng chết giữa sa trường lấy da ngựa bọc thây. Chữ “về” nói được thái độ nhẹ nhõm, ngạo nghễ của người tráng sĩ đi vào cái chết “Anh về đất” là hình ảnh đầy sức mạnh ngợi ca. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng, người lính Tây Tiến trở về trong niềm chở che của đất mẹ quê hương, của đồng đội. Trở về với nơi đã sinh dưỡng ra mình. Trước những cái chết cao cả ở địa bàn xa xôi hẻo lánh sông Mã là nhân vật chứng kiến và tiễn đưa.

Mở đầu bài thơ ta gặp ngay hình ảnh sông Mã, con sông ấy gắn liền với lịch sử đoàn quân Tây Tiến. Sông Mã chứng kiến mọi gian khổ, mọi chiến công và giờ đây lại chứng kiến sự hy sinh của người lính. Đoạn thơ kết thúc bằng khúc ca bi tráng của sông Mã.

 “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Dòng sông Mã là chứng nhân của một thời kỳ hào hùng, chứng kiến cái chết của người tráng sĩ, nó gầm lên khúc độc hành bi phẫn, làm rung động cả một chốn hoang sơ. Câu thơ có cái không khí chiến trận của bản anh hùng ca thời cổ. Câu thơ đề cập đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng.
Bốn câu kết:

Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.

 “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”
“Mùa xuân” có thể được dùng nhiều nghĩa: thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến (mùa xuân 1947), mùa xuân của đất nước, mùa xuân (tuổi thanh xuân) của đời các chiến sĩ.

Hình ảnh “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”, “chẳng về xuôi” bỏ mình trên đường hành quân “Hồn về Sầm Nứa”: chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân tình nguyện Lào chống thực dân Pháp, thực hiện lý tưởng đến cùng. Bởi vậy dù đã ngã xuống trên đường hành quân hồn (tinh thần của các anh) vẫn đi cùng với đồng đội, vẫn sống trong lòng đồng đội: Vang vọng âm hửơng văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”.
  
2 tháng 1 2017

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Nỗi nhớ nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ.

=> Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu

Đáp án cần chọn là: C

3: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: Tây Tiến “…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo từ bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 3.1: đọc 4 câu thơ đầu trong đoạn và cho biết: - Đây là khung cảnh gì?...
Đọc tiếp

3: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: Tây Tiến “…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo từ bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 3.1: đọc 4 câu thơ đầu trong đoạn và cho biết: - Đây là khung cảnh gì? Diễn ra ở đâu? Cảm nhận của em về ánh sáng, âm thanh và con người trong đêm liên hoan? - Hình dung của anh/chị về người lính Tây tiến trong khung cảnh này?( Ánh mắt, cảm xúc, tâm hồn) 3.2: Hãy miêu tả lại bức tranh thiên nhiên và con người trong khổ thơ ? Khổ thơ vẽ lên trước mắt người đọc một không gian Châu Mộc sương khói mờ ảo như thế nào? Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 3.3: “ Có thấy”, “ có nhớ” cho thấy tâm trạng, cảm xúc gì trong lòng cái tôi trữ tình. 3.4: Nói lên ấn tượng khác biệt của em về 8 câu thơ trên s

0
2 tháng 7 2017

Đáp án C

6 tháng 9 2019

Chân dung người lính Tây Tiến:

- Mang vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn có sức lôi cuốn với người đọc

- Ngòi bút của Quang Dũng những người lính Tây Tiến hiện ra oai phong, dữ dội khác thường

- Những cái gian khổ, thiếu thốn có thể làm hao mòn, tiều tụy dáng hình bên ngoài nhưng sức mạnh nội lực từ bên trong của họ khiến mọi người cảm phục

   + Trong khó khăn vẫn hướng về những điều tốt đẹp, lãng mạn

- Chất bi tráng của người lính Tây Tiến:

   + Tác giả nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không hề bi lụy, đau thương trái lại còn kiên cường, lãng mạn

   + Khi nói về cái chết, tác giả miêu tả thật sang trọng, cái chết tạo ra sự cảm thương sâu sắc từ thiên nhiên.

   + Phản ánh sự kết hợp tài tình hình tượng tập thể người lính Tây Tiến với sự miêu tả vẻ đẹp tinh thần của con người

-> Hình ảnh người lính Tây Tiến được miêu tả mang đậm chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lý tưởng, mang dáng dấp của người anh hùng thời đại.

15 tháng 12 2018

Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng cho những chặng đường hành quân gian khổ.

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của miền Tây: những địa danh xa lạ mà gần gũi nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu) với các sự vật tiêu biểu của miền Tây: mây, mưa, thác, cọp... con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ và khắc nghiệt của những người lính Tây Tiến.

- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây được mở ra trên chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến, cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày... liên tục xuất hiện trong bài thơ. Đặc biệt những hình ảnh cùng nhịp điệu, thanh điệu trong những cầu thơ sau:

Dốc lên khúc khuỷu dọc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

- Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến càng thể hiện rõ nét hơn bằng những thủ pháp nhân hoá, cường điệu: súng ngửi trời... và:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người...

Với bức tranh thiên nhiên ấy, càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên trên tất cả mọi gian khó, mọi mất mát đau thương của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên ấy càng trở nên hào hùng:

- Có cái tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội - Đó là sự chiến thắng thiên nhiên khi các anh đã “chạm” đến trời, đã lên đến đỉnh cao nhất của chiến trường miền Tây để đánh giặc

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

- Có cái gan góc, kiên dũng của những người lính trên nền dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên:

Chiều chiều oai lình thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

- Ngay đến cái chết, sự ra đi của các anh thanh thản, đẹp tuyệt vời

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

- Có sự hài hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.