K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2019

-Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:

+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,... Trong biển có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,... 

+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng bốn triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.

+ Cả nước có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa -Vũng Tàu, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, rừng ngập mặn...thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

- Du lịch biển - đảo

+ Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

+ Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận, dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muôi. Hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối, các cánh đồng muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh.

+ Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

+ Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp: titan, cát thủy tinh (Quảng Ninh, Khánh Hòa).

- Giao thông vận tải biển:

+ Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

+ Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (cảng Hải Phòng, Cái Lân, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,..).

a) Khả năng về tự nhiên

– Đất:
+ Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.

– Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
– Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
– Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng để sản xuất lương thực
– Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ.
– Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.

25 tháng 1 2017

Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Những thuận lợi:

- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)



20 tháng 12 2016

*Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí:

+Giáp với BTB và ĐBSH, với TQ, với Lào, tạo điều kiện để giao lưu, trao đổi hàng hóa...

+ Tiếp giáp với vùng ĐBSH, là một vùng có kinh tế phát triển năng động => TDVMNBB phát triển theo

+ Phía Đông Nam tiếp giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi để TDVMNBB phát triển kinh tế biển

- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi -> Ptr cây công nghiệp (Ngoài ra còn một số thuận lợi khác nhưng quên cmnr)

- Khí hậu: NĐGM ẩm, có mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ tương đối nóng tạo ĐK để ptr nông nghiệp với cơ cấu đa dạng

 

- Nước: Sông ngòi khá dày đặc, tương đối dốc -> tiềm năng về thủy lợi, thủy điện. Cung cấp nước để tưới tiêu cho nông nghiệp

- Đất: Fer => Ptr cây công nghiệp. Nhiều đồng cỏ rộng lớn => Ptr chăn nuôi gia súc.

- Rừng: Rộng lớn theo mô hình nông lâm kết hợp.

- Khoáng sản: Dồi dào, nhất là về than đá =>....

- Biển: Ptr kinh tế biển, du lịch, giao thông vận tải

* ĐK kinh tế- xã hội:

- Dân cư tương đối dồi dào, có kinh nghiệm...., có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật

-- Cơ sở vật chất- kĩ thuật ngày càng ptr, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện

- Có nhiều chính sách ưu tiên ptr kinh tế ở vùng TD và MN BB

- Thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn và ngày càng mở rộng

 

23 tháng 2 2021

- Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực:

+ Đất trồng: diện tích trồng cây lương thực năm 2005 là 7,3 triệu ha, phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung; khả năng mở rộng diện tích còn nhiều đối với sản xuất nông nghiệp.

+ Khí hậu: đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa đa dạng tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi tăng trưởng và phát triển quanh năm, năng suất cao.

+ Nguồn nước: dồi dào cả trên mặt và nước ngầm tạo thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới thủy lợi, đảm bảo tưới và tiêu nước cho cây trồng.

+ Địa hình: thuận lợi cho phân bố sản xuất lương thực, thực phẩm.

27 tháng 2 2021

bn j ới rep lại tin đc k có cái mn hỏi nhaasss

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta? GIẢINước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi....
Đọc tiếp

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?

GIẢI

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

2
11 tháng 12 2016

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

12 tháng 12 2016

Trình bày rất khoa học

31 tháng 10 2019

#Hoc24

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
- VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

31 tháng 10 2019

Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

- Tài nguyên du lịch tự nhiên :

+ Địa hình : nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển, có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng: Nha Trang, Phan Thiết, Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô, Bà Rịa - Vũng Tàu...; các đảo ven bờ (Phú Quốc, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ...).

+ Khí hậu : đa dạng, phân hóa nhiều kiểu khí hậu (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm.

+ Nước : phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng (Quang Hanh, Kim Bôi…)

+ Sinh vật : hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…).

- Tài nguyên nhân văn :

+ Di tích : nước ta có khoảng 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 3 di dản văn hóa vật thể và 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

+ Lễ hội : diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+ Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…

  • Quần thể di tích Cố đô Huế ...
  • Phố cổ Hội An. ...
  • Thánh địa Mỹ Sơn. ...
  • Hoàng thành Thăng Long. ...
  • Thành Nhà Hồ ...
  • Nhã nhạc cung đình Huế ...
  • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ...
  • Dân ca Quan họ

8 tháng 2 2017

Ý nghĩa của phát triển tổng hợp kinh tế biển:

+ Đối với kinh tế:

+ Nâng cao đời sống nhân dân

- Đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên biển - đảo.

- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

-Tăng nguồn thu từ các nghành biển như du lịch biển, khai thác-xuất khẩu các loại thủy-hải sản...

- Thu hút đầu tư từ nước ngoài -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
-Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Các đảo và quần đảo trên biển tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. Là hệ thống căn cứ để chúng ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

9 tháng 2 2017

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:
+ Đối với nền kinh tế:
- Khai thác hợp lí hơn tiềm năng biển - đảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
- Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
- Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....
- Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...) -> tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
- Góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
+ Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:
- Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.
- Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.