K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2021

đoạn văn hai trăm chữ nha

18 tháng 1 2021

1. Cổng trường mở ra

Tác giả: Lý Lan

Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.

Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) :được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000

Ngôi kể thứ nhất (xưng "mẹ"). Tác dụng: giúp những cảm xúc, suy tư của người mẹ được truyền tải một cách tự nhiên hơn, chân thật hơn và cảm động hơn.

Giá trị nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.

Giá trị nghệ thuật:Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với conNgôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc

 

18 tháng 1 2021

https://vndoc.com/me-toi-hoan-canh-sang-tac-dan-y-phan-tich-tac-pham-163848

Bạn mở trên trang web này ấy.Viết rất ngắn gọn, đầy đủ.

24 tháng 12 2022

TK : dàn ý

1, Mở bài:

– Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca.

– Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động.

2. Thân bài:

Câu 1: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi!

– Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.

– Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng
nhấn mạnh ý đó.

– Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người.

Câu 2: Chiều chiều … ruột đau chín chiều.

– Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ.

– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

– Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến.

Câu 3: Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu!

– Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã
khuất.

– Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc.

Câu 4: Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy.

– Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau.

– Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ.

– Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời.

3. Kết bài

– Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động.

– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc

Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau

- Về nội dung , nghệ thuật:

+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.

Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.

-Về cách đọc hiểu ca dao

+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )

+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.

+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.

+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm

 

25 tháng 9 2017

Bạn giỏi ghê!! Bạn học rùi à????yeu