K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2022

:v

30 tháng 4 2022

lm j có câu ca dao nèo

sai đề à?

9 tháng 5 2022

tham khảo 

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Tham khảo:

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạo phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại: trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiếu hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

 

Thế kỉ XXI là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

9 tháng 5 2022

tác hại đến học:bỏ bê việc học,đi chơi game

tác hại đến sức khoẻ:bị cận thị vì nhìn màn hình quá lâu

tác hại đến đạo đức:làm thay đổi tính cách,làm hành động như trong game,giết người,tự kỉ,v.v...

9 tháng 5 2022

tác hại đến học:bỏ bê việc học,trốn học đi chơi game.tác hại đến sức khoẻ:bị cận thị vì nhìn màn hình quá lâu hay tạo thành 1 thói quen xấu

tác hại đến đạo đức:làm thay đổi tính cách,làm hành động như trong game,giết người,tự kỉ,v.v...

Sau đây là một vài ý của mình cho bạn tham khảo: 

- Trò chơi điện tử đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi. 

- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề : 

+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng. 

+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game 

+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em. 

+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn. 

- Giải pháp: 

+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử. 

+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....

=> Rút ra bài học bản thân

16 tháng 3 2022

Hay nhưng mà có hại

16 tháng 3 2022

có cả bài này luôn à, ko để ý:)

Sau đây là một vài ý của mình cho bạn tham khảo: 

- Trò chơi điện tử đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi. 

- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề : 

+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng. 

+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game 

+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em. 

+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn. 

- Giải pháp: 

+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử. 

+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....

=> Rút ra bài học bản thân

2 tháng 5 2023

Game onl có rất nhiều tác hại cho người chơi. Khi mà thời đại hiện nay, internet hay mạng xã hội trở nên phổ biến rộng rãi, ai mà không biết đến game còn bị gọi là quê mùa, hai lúa. Có thể nói rằng cái gì cũng có hai mặt, các trò chơi giải trí trên mạng không hẳn là có hại hết. Nếu dùng game để xả street sau việc học hành hoặc việc gì áp lực trong 1 thời gian vừa phải chuẩn mực thì điều đó hoàn toàn là đúng. Nhưng ở chiều khác, nếu quá nghiện game thì thật sự là sẽ sinh ra nhiều tác hại. Trước tiên, ta giải thích "nghiện game" là gì ?. Nghiện game là đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ về các trò chơi, hoạt động hay những gì liên quan ở trong trò chơi đó, luôn muốn chơi game, không bao giờ muốn ngừng việc chơi mà làm điều gì khác. Tình trạng đó cực kỳ phổ biến hơn ở lứa tuổi giới trẻ hiện nay, nguyên nhân cũng là do không biết kiểm soát bản thân, ham mê ham chơ. Và điều đó là không hề tốt!. Khi chơi game quá nhiều sẽ có hại về sức khỏe, lo chơi mà không hoạt động ăn uống lành manh và hại nhất là về mắt của mình. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng điện thoại, máy tính quá nhiều thì ta sẽ bị nhức mắt, mỏi mắt và việc mắt phải làm việc quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến cận thị ở độ nặng sớm. Bằng chứng là cứ đi ra đường gặp học sinh, 5 người thì có 1 người đeo mắt kính. Chơi game quá nhiều làm cho người chơi sinh ra ảo giác khi sống trong thế giới ảo quá nhiều, không phân biệt được đâu là ngoài đời đâu là trong game dẫn đến một số sự việc đáng tiếc xảy ra về tính mạng con người. Game làm cho người chơi bị mệt mỏi, bị kiệt sức không còn ham thú với học hành, công việc của bản thân. Ngoài ra, khi quá mê game thì điện thoại sài trong mấy tiếng sẽ hết pin, khi đó người chơi không có máy dẫn đến việc vừa sạc vừa chơi. Và qua sự việc đó, có một số người đã bị nổ, cháy tay mắt. Game online còn khiến cho tương lai ta mờ mịt đi, thử hỏi chơi game  suốt ngày thì liệu con người ta làm sao có thể thành công?. Trên đời không có việc vô lý như vậy. Giải pháp cho tình trạng này là chuyển chữ online thành chữ lành mạng. Tức trò chơi lành mạnh, tức những trò chơi cần đến hoạt động tay chân, đầu óc. Hoặc chúng ta có thể thử tìm thú vui mới lành mạnh mà không phải là game, quản lý thời gian chơi game và hạn chế lại. Khép lại đoạn văn, chơi gam online không xấu mà không biết cách quản lí mình mới xấu. 

T.Lam 

30 tháng 3 2022

Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, … mà thay vào đó là việc chơi các trò chơi điện tử trên máy vi tính và các trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Có nhiều bạn ham mê những trò chơi này đến nỗi từ một học sinh giỏi, chăm ngoan mà nay lại sa đàm sao nhãng việc học. Vậy game là gì mà lại mang đến những hậu quả ghê gớm đến vậy?Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu game là một loại trò chơi được lập trình sẵn trên máy vi tính, chúng ta chỉ cần một ít thao tác nhỏ là cỏ thể tham gia vào được. Game được tạo ra là để phục vụ cho việc giải trí của con người nhưng hiện nay, do ý thức của một số bạn trẻ không được tốt mà game đã mang lại nhiều hậu quả hơn là chỉ để giải trí đơn thuần. Nhiều người ham mê chơi game mà dần dần đã trở nên sa đà, đắm chìm vào thế giới ảo dẫn đến việc làm cho chính bản thân họ trở thành “nghiện game”. “Nghiện game” hiện tại đã trở thành một “căn bệnh” nghiêm trọng, một vấn nạn của toàn xã hội. Một khi chúng ta đã “nghiện” thì ta sẽ sẵn sàng đốt cháy cả tiền bạc, thời gian vào những trò chơi đó. Thật đáng sợ thay, những người chịu ảnh hưởng nặng nhất của “căn bệnh” này lại chính là bản thân các bạn học sinh chúng ta – những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn sẵn sàng bỏ một, hay giờ đồng hồ hoặc thậm chí là … cả một ngày để “luyện game” ở các quán net, trong khi với số thời gian đó các bạn có thể làm được rất nhiều bài toán khó, rất nhiều bài văn hay. Hâm mê chơi game còn có thể làm cho tiền bạc tiêu tán một cách nhanh chóng. Tiền tiết kiệm của bạn ư ? Tiền ăn sáng mà bố mẹ đưa cho bạn ư ? Tất cả sẽ nhanh chóng bốc hơi hết chỉ trong vài ba giờ đồng hồ “tu luyện” của các “cao thủ quán net”.Ngoài việc làm hao tốn thời gian và tiền bạc thì nghiện game còn có thể dẫn đến những hậu quả rất khôn lường. Game có thể khiến một bạn học sinh chăm ngoan học giỏi , đạo đức tốt thành một “con nghiện” , suốt ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính dẫn đến việc sức khỏe sa sút, học hành yếu kém. Mê game cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người chơi. Tháng 11 năm 2007, báo chí Trung Quốc đã đưa tin: một học sinh Trung Quốc đã đột quỵ ngay tại bàn vi tính sau gần hai ngày chơi game liên tục không ngừng nghỉ. Thật đáng ghê sợ! Rồi còn biết bao nhiêu chuyện lừa lọc, cướp của, giết người do chính những bạn học sinh tuổi đời còn rất trẻ gây ra chỉ với mục đích là lấy tiền để thỏa mãn ước mơ trở thành “cao 1 thủ”. Ban đầu các bạn chỉ là xin tiền bố mẹ nhưng dần dần đã chuyển sang nói dối, lừa bịp bố mẹ để lấy được số tiền nhiều hơn. Rồi cũng chính từ việc thiếu tiền chơi game mà đã dẫn đến nhiều vụ cướp của giết người rất dã man. Mới đây thôi, bao chí đã đăng tin : một vụ giết người cướp của đã xảy ra mà hung thủ chỉ mới là … một học sinh lớp tám. Chỉ vì thiếu tiền chơi game mà cậu học sinh ấy đã đột nhập vào nhà của một chị gái hàng xóm để ăn cắp tiền, đến khi bị phát giác thì cậu đã liên tiếp dùng rìu đánh vào đầu nạn nhân đến tử vong. Thật đáng kinh hãi!Chơi game khiến cho đầu óc chúng ta trở nên mụ mị, lẫn lộn giữa cuộc sống thực và ảo, làm chúng ta hao tốn tiền bạc và thời gian, khiến sức khỏe sa sút, làm thay đổi cả nhân cách và đạo đức của con người, … Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tránh xa những tác hại ghê gớm ấy? Đối với các bạn học sinh – những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nhất của căn bệnh này – thì từ bây giờ phải biết chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức cho thật tốt để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội, tránh sa đà vào các trò chơi điện tử vô bổ, tốn thời gian để không phải nhận lấy những hậu quả không tránh khỏi.Chơi game không hẳn đã là xấu, chỉ là chúng ta chưa biết cách để sử dụng chúng như một trò chơi để giải trí thực sự. Tất cả chúng ta hãy biết cách chơi game sao cho thật lành mạnh, không sa đà và cần phải chú tâm hơn nữa vào việc học và phát triển đạo đức, nhân cách để mỗi chúng ta đều có thể trở thành con ngoan của bố mẹ, trò giỏi của thầy cô và mai này là trở thành một công dân có ích cho Tổ quốc, góp phần đưa đất nước chúng ta phát triển vững bền.

16 tháng 8 2018

Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tất cả các trò chơi điện tử đều phải được lên kịch bản gây nghiện để giữ chân và tăng số lượng người chơi, vì thế người chơi game rất dễ nghiện


BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ 2
Ngày nay, Internet đang càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của một thứ phổ biến không kém đó là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi được tạo ra nhằm mục đích giải trí như bao trò chơi truyền thống khác nhưng lại được coi là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn cả hai mặt lợi và hại.

Trò chơi điện tử là một dạng trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi này rất linh hoạt và đa dạng, có những kiểu trò chơi riêng mà người chơi có thể tùy ý chọn lựa, màu sắc trong trò chơi cũng đẹp, bắt mắt, hiệu ứng âm thanh được tạo rất chuyên nghiệp và gây kịch tính. Vì lí do này mà trò chơi điện tử rất được ưa thích. Đây là trò chơi có thể chơi ở bất kì nơi đâu chỉ với một chiếc máy chơi game hoặc một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Có thể chơi trong lúc đợi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, khi chờ bạn ở điểm hẹn,… vừa có thể giết thời gian lại thoải mái đầu óc. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trò chơi điện tử làm hình thức giải trí, trò chơi đa dạng, có mức độ khó dễ khác nhau nên trò chơi ngày càng được yêu thích và phổ biến.

Trò chơi điện tử thực sự là một phát minh với mục đích tốt đẹp cho con người. Ngoài tác dụng giải trí để giảm căng thẳng đơn thuần, đây là một hình thức giải trí có yêu cầu vận dụng linh hoạt đầu óc và tay chân. Khi chơi trò chơi điện tử, ta có thể rèn luyện được phản xạ và sự nhanh nhẹn của ngón tay và sự xử lí nhanh của bộ não. Hiếm mà tìm được một trò chơi nào không cần nhiều dụng cụ, không cần quá nhiều người chơi chung, lại không hề cần không gian rộng mà khiến cho người chơi luôn có cảm giác không hề thấy chán như trò chơi điện tử. Đặc biệt, đối với dạng trò chơi điện tử có thể tương tác với người cùng chơi, có thể tạo thêm mối quan hệ bạn bè, làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Ngày nay, khi mà các khu vui chơi địa phương không có nhiều, thời gian giao lưu cũng bó hẹp, đây quả là một hình thức giải trí vô cùng tiện lợi và bổ ích.
Nhưng trò chơi điện tử sẽ bổ ích đúng như mục đích ban đầu mà nó được tạo ra nếu ngừơi chơi thực sự là những người thông minh biết sử dụng nó thật đúng đắn. Rõ ràng là trò chơi điện tử rất có ích nhưng đặt vào hiện trạng ngày nay, đa số mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều coi nó như một liều thuốc độc mà con em mình cần tránh xa. Trò chơi điện tử gây hấp dẫn với người chơi như vậy khiến cho nhiều người bị “nghiện”, nhất là đối với những trẻ vị thành niên, khi chúng chưa biết điều chỉnh được bản thân cho hợp lí, đồng thời chúng cũng có khá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì nên dẫn đến việc chúng tìm đến trò chơi điện tử thường xuyên và chơi quá nhiều trong một thời gian liên tục. Lâu dần như vậy thì người chơi sẽ quen và mất đi kiểm soát luôn muốn tìm đến trò chơi điện tử và khi đang chơi thì không hề muốn dừng lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không tốt về mặt thể chất nếu chơi quên ăn quên ngủ và tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Điều này còn gây tốn thời gian của người chơi bởi người chơi sẽ không muốn rời mắt khỏi trò chơi điện tử và không làm gì trong suốt thời gian dài và nếu chơi ở những quán điện tử thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Vậy từ mục đích được tạo ra để giải trí, trò chơi điện tử đã để lại rất nhiều tác hại cho con người và xã hội, thậm chí có thể đi đến những suy thoái về mặt đạo đức và lối sống. Đối với người trẻ, thậm chí có thể hủy hoại sức khỏe cùng ước mơ về tương lai. Vậy những người chơi trò chơi điện tử không đúng cách đã tự hủy hoại bản thân đồng thời biến trò chơi điện tử trở thành một nguy cơ tai hại cho xã hội, làm cho nó trở thành trò chơi bị toàn xã hội nhìn bằng cái nhìn phiến diện.

Đó là lí do khi chơi, chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, chỉ chơi vào thời gian rảnh và nếu có thời gian dài thì không nên lấy trò chơi điện tử làm trò tiêu khiển mà nên kiếm những hoạt động có ích để làm, vừa có ích, vừa không bị chìm đắm trong trò chơi điện tử. Không để sự cám dỗ của trò chơi điện tử làm cho mình bị “nghiện”, nếu có dấu hiệu cần dừng chơi lại ngay. Và đặc biệt, người chơi cần hiểu rằng chơi trò chơi điện tử chỉ là để giảm căng thẳng, không chơi quá nhiều sẽ làm cho bản thân vì trò chơi mà không thấy thoải mái đầu óc.

Hãy là người chơi thông minh và đặt trò chơi điện tử về đúng với mục đích ban đầu của nó để trò chơi điện tử phát huy tác dụng tối đa làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.

KHông chỉ thế hệ học sinh mà kể cả thế hệ trẻ và trung niên đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trò chơi điện tử, bên cạnh việc giải trí sau những giờ phút căng thẳng thì trò chơi điện tử sẽ gây mất tập trung, gây nghiện và ngốn rất nhiều thời gian của người chơi. Vì thế bạn cần phải cân bằng được khi chơi, hoặc tốt nhất là không nên chơi mà hãy chơi những trò chơi thể thao vận động hoặc các hoạt động khác ngoài trời. Hy vọng các bạn sẽ làm được 1 bài văn thuyết minh về trò chơi điện tử, game online hay và đạt điểm cao

16 tháng 8 2018

BÀI VĂ NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ LỚP 9 1
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiểu tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad... Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ hunh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30’ đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ 2
Ngày nay, Internet đang càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của một thứ phổ biến không kém đó là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi được tạo ra nhằm mục đích giải trí như bao trò chơi truyền thống khác nhưng lại được coi là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn cả hai mặt lợi và hại.

Trò chơi điện tử là một dạng trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi này rất linh hoạt và đa dạng, có những kiểu trò chơi riêng mà người chơi có thể tùy ý chọn lựa, màu sắc trong trò chơi cũng đẹp, bắt mắt, hiệu ứng âm thanh được tạo rất chuyên nghiệp và gây kịch tính. Vì lí do này mà trò chơi điện tử rất được ưa thích. Đây là trò chơi có thể chơi ở bất kì nơi đâu chỉ với một chiếc máy chơi game hoặc một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Có thể chơi trong lúc đợi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, khi chờ bạn ở điểm hẹn,… vừa có thể giết thời gian lại thoải mái đầu óc. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trò chơi điện tử làm hình thức giải trí, trò chơi đa dạng, có mức độ khó dễ khác nhau nên trò chơi ngày càng được yêu thích và phổ biến.

Trò chơi điện tử thực sự là một phát minh với mục đích tốt đẹp cho con người. Ngoài tác dụng giải trí để giảm căng thẳng đơn thuần, đây là một hình thức giải trí có yêu cầu vận dụng linh hoạt đầu óc và tay chân. Khi chơi trò chơi điện tử, ta có thể rèn luyện được phản xạ và sự nhanh nhẹn của ngón tay và sự xử lí nhanh của bộ não. Hiếm mà tìm được một trò chơi nào không cần nhiều dụng cụ, không cần quá nhiều người chơi chung, lại không hề cần không gian rộng mà khiến cho người chơi luôn có cảm giác không hề thấy chán như trò chơi điện tử. Đặc biệt, đối với dạng trò chơi điện tử có thể tương tác với người cùng chơi, có thể tạo thêm mối quan hệ bạn bè, làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Ngày nay, khi mà các khu vui chơi địa phương không có nhiều, thời gian giao lưu cũng bó hẹp, đây quả là một hình thức giải trí vô cùng tiện lợi và bổ ích.
Nhưng trò chơi điện tử sẽ bổ ích đúng như mục đích ban đầu mà nó được tạo ra nếu ngừơi chơi thực sự là những người thông minh biết sử dụng nó thật đúng đắn. Rõ ràng là trò chơi điện tử rất có ích nhưng đặt vào hiện trạng ngày nay, đa số mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều coi nó như một liều thuốc độc mà con em mình cần tránh xa. Trò chơi điện tử gây hấp dẫn với người chơi như vậy khiến cho nhiều người bị “nghiện”, nhất là đối với những trẻ vị thành niên, khi chúng chưa biết điều chỉnh được bản thân cho hợp lí, đồng thời chúng cũng có khá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì nên dẫn đến việc chúng tìm đến trò chơi điện tử thường xuyên và chơi quá nhiều trong một thời gian liên tục. Lâu dần như vậy thì người chơi sẽ quen và mất đi kiểm soát luôn muốn tìm đến trò chơi điện tử và khi đang chơi thì không hề muốn dừng lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không tốt về mặt thể chất nếu chơi quên ăn quên ngủ và tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Điều này còn gây tốn thời gian của người chơi bởi người chơi sẽ không muốn rời mắt khỏi trò chơi điện tử và không làm gì trong suốt thời gian dài và nếu chơi ở những quán điện tử thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Vậy từ mục đích được tạo ra để giải trí, trò chơi điện tử đã để lại rất nhiều tác hại cho con người và xã hội, thậm chí có thể đi đến những suy thoái về mặt đạo đức và lối sống. Đối với người trẻ, thậm chí có thể hủy hoại sức khỏe cùng ước mơ về tương lai. Vậy những người chơi trò chơi điện tử không đúng cách đã tự hủy hoại bản thân đồng thời biến trò chơi điện tử trở thành một nguy cơ tai hại cho xã hội, làm cho nó trở thành trò chơi bị toàn xã hội nhìn bằng cái nhìn phiến diện.

Đó là lí do khi chơi, chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, chỉ chơi vào thời gian rảnh và nếu có thời gian dài thì không nên lấy trò chơi điện tử làm trò tiêu khiển mà nên kiếm những hoạt động có ích để làm, vừa có ích, vừa không bị chìm đắm trong trò chơi điện tử. Không để sự cám dỗ của trò chơi điện tử làm cho mình bị “nghiện”, nếu có dấu hiệu cần dừng chơi lại ngay. Và đặc biệt, người chơi cần hiểu rằng chơi trò chơi điện tử chỉ là để giảm căng thẳng, không chơi quá nhiều sẽ làm cho bản thân vì trò chơi mà không thấy thoải mái đầu óc.

Hãy là người chơi thông minh và đặt trò chơi điện tử về đúng với mục đích ban đầu của nó để trò chơi điện tử phát huy tác dụng tối đa làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.