K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập: Trong các đoạn văn sau, người viết đã tập trung phân tích yếu tố hình thức nào trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu (Trích theo Chu Văn Sơn, “Thơ, điệu hẩu và cấu trúc". NXB Giáo dục, 2007),- Đoạn 1: Cái động thái bộc lộ đầy dủ nhất thần thái Xuân Diệu có lẽ là với vàng. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống...
Đọc tiếp

Bài tập: Trong các đoạn văn sau, người viết đã tập trung phân tích yếu tố hình thức nào trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu (Trích theo Chu Văn Sơn, “Thơ, điệu hẩu và cấu trúc". NXB Giáo dục, 2007),

- Đoạn 1: Cái động thái bộc lộ đầy dủ nhất thần thái Xuân Diệu có lẽ là với vàng. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Cho nên, đặt cho bài thơ rất đặc trưng của mình cái tựa để lợi vàng, hắn đó phải là một cách tự bạch, tự hoạ của Xuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình.".

- Đoạn 2:

Ta thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây và cỏ rạng

Có thể nói, câu thơ Và non nước, và cây, và cỏ rạng là không thể có đối với thi pháp trung đại vốn coi trọng những chữ đúc. Thậm chí, đối với người xưa, đó sẽ là câu thơ vụng. Tại sao lại thừa thãi liên từ và đến thế? Vậy mà, đó lại là sáng tạo của nhà thơ hiện đại Xuân Diệu. Những chữ và hiện diện cần cho sự thể hiện nguyên trạng cái giọng nói, cái khẩu khí của thi sĩ. Nó thể hiện đậm nét sắc thái riêng của cải tôi Xuân Diệu. Nghĩa là thể hiện một cách trực tiếp, tươi sống cái cảm xúc ham hố, tham lam đang trào lên mãnh liệt trong lồng ngực yêu đời của thi sĩ!”

- Đoạn 3: Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép tương giao (correspondence) của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới (...). Có những câu thơ mà cảm giác được liên tục chuyển qua các kênh khác nhau. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác. Mùi tháng năm — thời gian của Xuân Diệu được làm bằng hương - chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại thương bay di là thời gian trôi mất, là phải nhạt phôi pha. Một chữ nhu cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ chữ vị liền đó lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất vị chia phải. Thì ra chữ rớm và chữ vị đều từ một hình ảnh ẩn hiện trong cả câu thơ là giọt lệ chia phôi đó.".

1

Tham khảo:

- Đoạn 1: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về nhan đề trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

- Đoạn 2: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

- Đoạn 3: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

25 tháng 10 2017

=> Đáp án B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

- Tác dụng:

+ Thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối. Tác giả muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

+ Làm tăng sức biểu đạt cho bài thơ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gần như không có vần, nhịp thơ chậm rãi khiến giọng điệu bài thơ có sự giản dị, trầm lắng, dồn nén, hàm súc, giàu chất suy tưởng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc:

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông…

+ Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông vục nước uống mát lòng

Chết thành hồn, chung một mái song song.

+ Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

- Tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Thi sĩ Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Điều đó, được thể hiện rất sâu sắc qua biện pháp điệp từ trong bài thơ “Vội vàng” :

“Ta muốn ôm

 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…”

Biện pháp tu từ điệp từ cách quãng “Ta muốn” tạo nên cấu trúc câu đều đặn, hối hả như đang thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ, thanh xuân của mình, hãy làm những điều mình muốn mà chỉ có thể tuổi trẻ mới làm được, đầu tiên đó là yêu thiên nhiên. Tất cả đều thể hiện sự gấp gáp, cuống quýt, vồ vập. Xuân Diệu muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra: sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa, gió lượn,…để nó khỏi trôi đi nhưng dù ôm chặt mà vẫn không thể giữ được trọn vẹn. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

Trong khổ thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.

14 tháng 5 2019

Bài thơ vừa tả cảnh, vừa gợi được nhịp sống, không khí ở nông thôn nước ta thời trước, sự yên bình:

+ Con đò nằm biếng lười, quán vắng, cánh bướm rập rờn, đàn trâu thong thả có dáng khoan thai

+ Hai câu thơ cuối có hình ảnh con người xuất hiện

- Khoảnh khắc lao động của người thiếu nữ đi vào thơ

+ Cô thôn nữ chăm chỉ trong buổi chiều tĩnh lặng.

+ Câu thơ tả động nhưng để nói về cái tĩnh

+ Cái tĩnh để nhằm nhấn mạnh vào nhịp sống yên bình của vùng quê còn nguyên sơ