K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 9 2023

- Người bán cá trong truyện Treo biển đã thay đổi liên tục theo những lời nhận xét của mọi người:

+ Khi nghe nói “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà giờ lại phải để biển là cá tươi”, nhà hàng bỏ ngay chữ tươi đi.

+ Khi nghe nói “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải để là “ở đây”, nhà hàng bỏ ngay chữ ở đây đi.

+ Khi nghe nói “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải để là có bán”, nhà hàng bỏ chữ có bán đi.

+ Khi nghe nói “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”, nhà hàng liền cất biển đi.

- Nếu là chủ nhà hàng em sẽ xem xét lời góp ý của mọi người, nếu hợp lý sẽ sửa, nếu không hợp lý sẽ có chính kiến riêng của mình.

Phương án nào nêu trực tiếp ý kiến nhận xét của người viết về tập Quê mẹ?A. Quê mẹ là tập truyện ngắn của nhà văn Việt Nam Thanh Tịnh, xuất bản lần đầu năm 1941, gồm 13 truyện, có lời Tựa của Thạch LamB. Trong lần tái bản năm 1983, tác phẩm được bổ sung thêm năm truyện: Am cu li xe, Con so về nhà mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Một đêm xuân, Làng.C. … Ông thích những cái nhẹ...
Đọc tiếp

Phương án nào nêu trực tiếp ý kiến nhận xét của người viết về tập Quê mẹ?

A. Quê mẹ là tập truyện ngắn của nhà văn Việt Nam Thanh Tịnh, xuất bản lần đầu năm 1941, gồm 13 truyện, có lời Tựa của Thạch Lam

B. Trong lần tái bản năm 1983, tác phẩm được bổ sung thêm năm truyện: Am cu li xe, Con so về nhà mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Một đêm xuân, Làng.

C. … Ông thích những cái nhẹ nhàng, dịu ngọt, bâng khuâng, man mác. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ vịnh gọn và có dư vị trữ tình lắng sâu.

D. “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre để ca hát những đám mây và những làn gió lướt bay trên cánh đồng, ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê…”

1
15 tháng 9 2023

Chọn C

NG
14 tháng 9 2023

- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy.

- Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. 

+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

+ Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…

=> Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.

NG
15 tháng 9 2023

Tham khảo

Sói Lam cứu sói Ánh Vàng:

Sói Lam tung người bay lên làn không khí bỏng rát trên đám lửa, trên những con người (mặt họ đỏ lừ vì khói lửa), bay trên cả bao lưới.

Nó dùng răng cắn đứt phăng sơi dây và hét "Chạy đi, Ánh Vàng"

Cả đám náo loạn, Sói Lam hất tung hai con chó vào lửa

Sói Lam giục Ánh Vàng chạy đi nhưng cô muốn ở lại cùng anh không muốn bỏ anh lại một mình

Sói Lam và Ánh Vàng tung người nhả một cú tuyệt hảo. Theo sau đó là những tiếng súng nổ và sói Ánh Vàng chạy thoát được còn sói Lam bị bắt lại.

Tính cách nhân vật sói Lam:

Sói Lam là một người gan dạ, anh dũng và một lòng yêu thương em của mình. Dù đứng trước nguy hiểm nhưng anh không hề sợ hãi mà nhanh trí tìm cách giải cứu em mình nhanh nhất có thể. Khi rơi vào tay của kẻ ác và quay cuồng đầu óc khi bị đập cành cây vào đầu nhưng sói Lam vẫn mừng khi em mình đã chạy thoát ta có thể thấy được tình yêu thương của người anh với người em.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tác giả nêu bằng chứng bằng cách trích các câu thơ, chi tiết và hình ảnh đặc sắc từ ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đồng thời cũng sử dụng thơ văn của các tác giả khác viết về mùa thu để có sự đối chiếu, so sánh.

Cách phân tích bằng chứng dựa trên hiểu biết về mùa thu và cách lý giải logic giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Vừa thấy được điểm chung của chùm thơ thu, vừa ấn tượng với nét đặc sắc của từng tác phẩm.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng là: từ cây tre Việt Nam, hình ảnh ao cá, cảnh ai chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, và những ngôn từ gần gũi mộc mạc về làng quê Việt Nam

Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn về bức tranh thiên nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, áo cá,....

14 tháng 9 2023

- Tác giả sử dụng các yêu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.

- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:

 + Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

=> Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.

NG
14 tháng 9 2023

- Tác giả sử dụng các yêu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.

- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:

 + Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

=> Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đặc trưng của truyện lịch sử: theo lối biên niên, kể về các biến cố lịch sử qua các thời đại, tái hiện lại các nhân vật lịch sử, các cuộc chiến tranh, các hoạt động bang giao; tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy; văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua. 

Đây là những thể loại văn học vừa thuộc phạm trù khoa học lịch sử, vừa thuộc phạm trù khoa học văn học nghệ thuật do phẩm chất riêng của từng tác phẩm như miêu tả sinh động, khắc họa chân dung, tính cách, chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn từ lịch sử,…

NG
13 tháng 9 2023

- Ở đoạn trích này, những yếu tố đặc trưng của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng là:

+ Truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể.

+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.

+ Truyện khắc họa nhân vật nổi tiếng: vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống,…

+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.

- Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách gấp gáp qua từng mốc thời gian mà miêu tả cụ thể hành động, lời nói. Miêu tả được thế đối lập giữa hai đội quân và trung thành với lịch sử dân tộc.

NG
14 tháng 9 2023

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngay nay với tương lai đất nước dân tộc.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?”. Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “cùng nhau giữ nước” và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói).

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành... Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.