K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2017

Ngôn ngữ người kể chuyện

+ Thông qua nhân vật Phùng, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, thuyết phục

- Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người

- Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, sáng tạo

8 tháng 10 2017

- Ngôn ngữ người kể chuyện: thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.


27 tháng 10 2018

Đặc sắc nghệ thuật của truyện

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên

- Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

10 tháng 7 2018

- Văn bản trên là văn bản tổng kết tri thức

    + Diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học

- Mục đích: hệ thống kiến thức

- Nội dung: Tóm tắt kiến thức, kỹ năng cơ bản

12 tháng 5 2017

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:

Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.

Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.

Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.

30 tháng 5 2018

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân rất hấp dẫn và cuốn hút, được thể hiện qua:

Các kể chuyện tài tình, cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể khi dựng lên tình huống “nhặt” vợ của nhân vật anh cu Tràng, tác giả đã kể bằng ngôn từ vừa hài hước, vừa chân thực, vừa gây cười lại vừa khiến lòng người xúc động.

Kim Lân cũng không quên nhấn mạnh cái nghèo thê lương của xóm làng bằng những chi tiết, những hình ảnh đắt giá: bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Tiếng quạ khiến ta liên tưởng đến những cái xác chết vất vưởng không người chôn cất. Tất cả những tình tiết ấy đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xóm nghèo, nghèo một cách thảm hại.

Kim Lân đã dựng lên những tình huống, những cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế và sử dụng ngôn ngữ nông thôn rất nhuần nhị, tự nhiên.

1 tháng 1 2017

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

Đáp án cần chọn là: B

16 tháng 11 2021

Đáp án là B nha bn

13 tháng 5 2017

- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc "đối thoại" giữa ông lão với con cá kiếm.

Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:

+ "Đừng nhảy, cá" - Lão nói - "Đừng nhảy!"

+ "Cá ơi" - ông lão nói - "Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?".

+ "Mày đừng giết tao, cá à?" - ông lão nghỉ - "Mày có quyền làm thế!". "Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!".

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc

+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.

+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê.

5 tháng 3 2019

Ngoài việc miêu tả bằng lời kể chuyện, còn có nguồn gốc trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm thì đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật Xan-ti-a-gô

- Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

    + Người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra trực tiếp

   + Hình thức đối thoại chứng tỏ Xan-ti-a-go chiêm ngưỡng được con cá kiếm như một con người

    + Vẻ đẹp của con người khi chinh phục, hoàn thiện giấc mơ của mình

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm

→ Hình tượng ông lão và con cá kiếm mang nghĩa biểu tượng, gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả

20 tháng 5 2019

Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm:

Lối dẫn truyện thô mộc, tự nhiên, sáng rõ và gọn gàng

- Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn con người, đất rừng, sông nước Cà Mau

11 tháng 5 2017

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận