K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2018

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn, Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!
 
Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề!

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.
 
Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.
 
Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.
 
Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

23 tháng 3 2018

Cha mẹ là hai người thân yêu quan trọng nhất của chúng ta trong cuộc đời, họ là những người có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người mà có lẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể trả hết công ơn ấy. Cha mẹ còn là người yêu thương chúng ta vô điều kiện và nếu có khác thì chỉ khác ở cách thức thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta mà thôi. Trong bài này tôi xin phép chỉ nhắc đến tình phụ tử – cha con thiêng liêng đối với cuộc đời mỗi con người.

Mẹ là người mang nặng đẻ đau, hi sinh sắc đẹp và tuổi xuân để đưa chúng ta đến với thế giới này, chúng ta lớn lên trong những lời ru ngọt ngào và sự chăm sóc cẩn thận của mẹ, khi có vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống, thường chúng ta sẽ tìm đến mẹ đầu tiên. Vậy mẹ có vai trò quan trọng như vậy rồi thì vai trò của cha liệu có bị lu mờ đi? Theo tôi, dù cha không phải là người trực tiếp mang thai và sinh ra chúng ta nhưng công ơn của cha đối với chúng ta vẫn hề giảm và không bao giờ có thể đong đếm hết được. Nếu chúng ta là một chồi non đang mọc thành cây thì mẹ là người trực tiếp chăm bón để cái cây đó phát triển còn cha là mái vòm vững chắc che mưa bão để cái cây đó bình an phát triển. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến câu “Con không cha như nhà không nóc”, quả thực như vậy, vòng tay của mẹ dù có chặt và ấm áp đến đâu thì cũng không đủ để chúng ta tránh được mưa bão cuộc đời, do vậy công ơn của cha là vô bờ khi là mái che vững chắc ấy. Một ngôi nhà không có mái sẽ không phải là một ngôi nhà hoàn chỉnh, một người con thiếu tình thương của cha sẽ khó mà chống chọi được với giông bão cuộc đời.

Mỗi người cha có thể có nghề nghiệp khác nhau, tuổi tác khác nhau, tính cách khác nhau song tình thương dành cho những đứa con của mình thì đều lớn lao như nhau. Có thể cha không nói ra miệng những lời yêu thương, âu yếm như mẹ vẫn hay làm với chúng ta song điều ấy không có nghĩa là cha không thương chúng ta, hãy nhìn vào những việc mà cha đã làm để thấy được tình yêu của cha lớn đến nhường nào, tình cảm ấy đã vượt lên trên mọi từ ngữ, khó từ nào có thể diễn tả hết được, tựa như đại dương bao la ngoài kia nào có ai có thể đếm được nó có bao nhiêu giọt nước.

Cha là người dù không còn nhiều tiền vẫn cố mua cho chúng ta món đồ mà mình thích. Cha là người khi chúng ta ốm không lúc nào cũng túc trực bên cạnh như mẹ nhưng vội vàng đi mua thuốc và đồ ăn bồi bổ cho chúng ta. Cha là người bên cạnh ta trong lần đầu tiên ta tập đi xe đạp trong cuộc đời, không vội vàng lo lắng như mẹ khi thấy chúng ta bị ngã nhưng sẽ luôn dõi theo phía sau chúng ta cho đến khi chúng ta thành công. Cha là người có thể đợi hàng giờ ở bến xe để đợi con mình từ xa về nhà vì sợ đến muộn thì con phải đợi… Không bút mực nào có thể kể hết những công ơn mà cha đã dành cho chúng ta, có thể cách thể hiện tình cảm của cha không trực tiếp như mẹ nhưng chắc chắn tình yêu cha dành cho chúng ta thì không hề thua kém mẹ chút nào.

Đàn ông thường không giỏi biểu đạt cảm xúc như phụ nữ, có lẽ vì vậy mà đôi khi nhiều ông cha không thể hiện tình cảm trực tiếp với các con, thậm chí có phần nghiêm khắc, cứng rắn. Rất nhiều đứa trẻ cho rằng những người cha như vậy là lạnh nhạt, không thương mình nhưng chắc chắn khi lớn lên, chúng sẽ hiểu rằng cha yêu thương chúng như thế nào. Cha có nghiêm khắc cũng chỉ mong chúng trưởng thành, nên người mà thôi.

Thường tình yêu cha dành cho các con lớn lao là vậy như thực tế lại rất đáng buồn khi chỉ ra nhiều trường hợp chưa được đẹp về tình cha con. Đó là những người cha cả ngày chỉ biết rượu chè, cờ bạc,… mà không quan tâm đến con cái, thậm chí nhiều người còn bạo hành, bóc lột chính đứa con ruột của mình. Mới đây báo chí đã đưa tin về một cậu bé bị mẹ kế và chính người cha của mình bạo hành nghiêm trọng phải nhập viện. Những con người như thế thật không xứng đáng với cương vị một người cha thiêng liêng kia, rồi sẽ có ngày họ phải nhận quả báo vì những hành vi, thái độ của bản thân. Nhưng đó chỉ là một vài con sâu làm rầu nồi canh, không phải mọi người cha đều như vậy mà đa số vẫn là những người cha với tình yêu thương con vô vàn và sẵn sàng làm mọi điều tốt đẹp nhất cho những đứa con thân yêu của mình.

Tựa như dòng suối từ khe suối muôn đời chảy mãi dòng nước tinh khiết mát lành, tình yêu mà cha dành cho con mãi không bao giờ cạn kiệt, thay đổi và tình phụ tử cha con mãi mãi là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất của con người chúng ta.

23 tháng 3 2018

“Nếu ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không”. Mẹ, chỉ một từ thôi nhưng sao quá đổi gần gũi và thân thương. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một đứa trẻ đó là được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, cảm nhận được sự chở che và tình yêu thương.Vì vậy nếu hãy là một đứa con hiếu thảo để mẹ người yêu thương ta nhất trên đời sẽ cảm thấy an ủi và hạnh phúc.  “Tình mẫu tử” đó chính là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.

Mẹ ơi! Tiếng gọi thân thương mà bao đứa con muốn và luôn cất lên từ khi biết nói cho đến khi trưởng thành và về già. Mẹ chính là người yêu thương, sẵn sàng hi sinh và luôn bao dung chở che cho con của mình. Mẹ cũng chính là người tâm tình như những người bạn. đưa ra những lời khuyên, những bài học dìu dắt con trưởng thành. Nhưng có mấy ai hiểu hết được sự sâu sắc của tình mẹ- tình mẫu tử, nhưng chắc chắn bạn cảm nhận được sự chân thành và thương yêu đó. Nó được xuất phát từ lòng mẹ, mẹ có thể không nói ra nhưng mẹ sẽ luôn làm những điều để bạn hiểu “Mẹ yêu con” đến nhường nào. Bạn hãy dùng cả cuộc đời này để hiểu được lòng mẹ bao la hơn cả biển rộng!

Bạn đã lớn hay con nhỏ thì mẹ vẫn mãi mãi song hành trên chặng đường đời của bạn. Mẹ đã hi sinh sức khỏe, nhan sắc và cả tuổi thanh xuân để mang bạn và đưa bạn vào đời. Có người đã từng nói tôi rằng “phải mang nặng chín tháng mười ngày, phải đến khi bạn làm mẹ. Lúc đó mới hiểu được lòng của mẹ”. Điều này chắc chắn đúng, vì cha và mẹ cùng mang chúng ta đến với cuộc sống, nhưng ngay từ khi ta vừa chỉ mới là một dấu chấm thì chính mẹ đã bao bọc ta, mẹ chịu những cơn nghén nặng, mẹ cố gắng ăn nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp vào cơ thể chúng ta. Tất cả những điều mẹ làm là để chờ đợi giây phút chúng ta sinh ra đời. Và mẹ khóc trong hạnh phúc khi lần đầu tiên được chạm vào đôi bàn tay bé nhỏ của ta và lúc đó cũng là lúc mẹ hứa với lòng sẽ ở bên ta mãi mãi. Vì vậy, chúng ta hãy yêu thương và hiếu thuận với mẹ, đừng để đến khi mẹ không còn ở trên đời mới hiểu ra. Lúc đó bạn sẽ thấy cả thế giới như đang sụp đổ. Vì chẳng có gì có thể thay thế mẹ trên đời. Hãy trân trọng những giây phút bạn đang được ở cạnh mẹ, đó sẽ là những giây phút bình yên nhất ở trong đời.

Có rất nhiều câu chuyện nói về tình mẹ, cũng có rất nhiều câu chuyện kể về những đứa con bất hiếu và phải hối hận khi không còn mẹ bên cạnh. Mẹ không chỉ là người thân, mẹ còn chính là người bạn tri kỉ sánh bước cùng bạn trong suốt cả cuộc đời. Và khi gặp khó khăn trở ngại khiến bạn lùi bước, khi bạn buồn cần sẻ chia thì người bạn tìm đến sẵn sàng nghe mọi tâm sự của bạn chính là mẹ. Mẹ luôn chờ đợi bạn để dành thời gian cho bạn. Chỉ cần bạn bảo bạn cần, thì mẹ sẽ không ngại vất vả mà đến bên. Và khi thấy con khóc, thì tự động nước mắt mẹ cũng chảy theo, bạn đau một thì mẹ sẽ đau mười. Vậy có bao giờ bạn hỏi, bạn đã dành thời gian để bên mẹ chưa? Bạn có bao giờ lắng nghe tâm sự của mẹ không?….Chắc chắn rằng, những đứa con là những người ích kỉ nhất trên đời, vì chúng ta chỉ được nhận từ mẹ vô điều kiện mà cái chúng ta cho mẹ thì quá nhỏ bé đi. Nhưng mẹ chúng ta là người hào phóng nhất trên đời, bởi tình thương của mẹ bao la và không bao giờ mong nhận được sự báo đáp từ con. Niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ chính là được nhìn thấy con cười và hạnh phúc. Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều. Mẹ đã dành cả cuộc đời để chịu thay con sự vất vả và đau đớn, mẹ có thể hi sinh cả mạng sống chỉ cần con mạnh khỏe, mẹ có thể đi xin ăn từng bữa để con được no ấm. Con chỉ mong con đừng lớn để có thể nằm mãi trong vòng tay của mẹ, để trên khuôn mặt mẹ không hằn những vết chân chim vì vất vả. Và xin sau này, mẹ hãy để con thay mẹ trở thành chỗ dựa và bờ vai đủ lớn để che chở, ở bên mẹ.

Nỗi bất hạnh nhất cuộc đời, chính là không có mẹ, không còn mẹ trên đời. Sự thiếu thốn tình cảm đó là một mất mát lớn nhất, và là niềm bất hạnh nhất. Vì vậy, hãy yêu thương và kính trọng mẹ của chính ta. Dù đi đến đâu, mẹ cũng sẽ ở bên cạnh và quan tâm bạn. Hãy nói yêu mẹ khi bạn còn có thể bạn nhé. Hãy yêu mẹ hơn chính bản thân mình bạn nhé, vì nếu không có mẹ trên đời, bạn sẽ không có cả một cuộc đời.

23 tháng 3 2018

viết xúc đọng muốn khóc luôn huhuh

25 tháng 3 2018

Đã ai từng đọc mấy dòng thơ:
"Hoa đôi khi cũng có lúc tàn
Nhưng tình bạn đâu có dễ tàn như hoa"
Tình bạn là một thứ tình cảm đẹp đẽ mà ai cũng có. Cũng như tình yêu, tình bạn cũng là một chủ đề văn chương và nghệ thuật hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… Tình bạn là vốn quý, là thiêng liêng cao cả. Bạn là để sẻ chia, là nơi tâm sự, là bờ vai mỗi khi ta buồn, ta mệt mỏi khi không có gia đình ở bên. Bạn là người thân yêu gần cạnh bên ta. Là người lưu giữ những bí mật của ta. Dễ dàng gì để có một tình bạn?
Trong cuộc sống, ngay từ khi ta bắt đầu đi học mẫu giáo, định nghĩa bạn ta đã biết đến rồi. Lúc đó, bạn là những đứa trẻ khác cùng trang lứa, cùng một lớp học. Ta quen biết với bạn nhờ có cô giáo chỉ bảo. Những câu chuyện hay về đối xử với bạn bè cũng là một trong các bài học chính của giáo dục mầm non. Mới bé xíu vậy thôi, ta đã có bạn và tình bạn đã nảy sinh từ đó. Đến lớn hơn một chút nữa, ta càng gặp được nhiều người hơn. Những người đó ngay lập tức trở thành người quen và phát triển mối quan hệ bạn bè. Nhưng nhiều người chỉ thoáng qua chào hỏi vài câu và không để lại hồi ức gì. Bạn bè thông thường mà nói ta có thể có rất nhiều. Bởi hàng ngày, việc gặp gỡ, làm quen với người khác là rất nhiều. Bạn tạo dựng mối quan hệ với người khác thì khởi điểm sẽ là bạn. Bạn có thể là bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Tất nhiên những người lớn hơn ta nhiều tuổi sẽ không được xếp vào danh sách bạn bè. Nhưng không hẳn đã là bạn thì ta có thể sẻ chia với họ tất cả những điều trong cuộc sống. Những người như vậy thật sự không nhiều. Bạn có thể rất nhiều nhưng những người thật sự ta tin tưởng thì không nhiều đâu. Bởi tình bạn đâu dễ dàng có được nếu không nỗ lực hay cùng nhau vun đắp. Tình cảm là một thứ khó đoán nhất trên thế gian này. Ngày hôm nay có thể là bạn ngày mai có thể là kẻ thù rồi. Cuộc sống không thể lường trước điều gì khi có quá nhiều thứ chi phối trong cuộc sống. Tôi là một người ít bạn. Thực sự là như vậy. Ý tôi ở đây lầ những người bạn mình thực sự có thể tin tưởng để nói những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, những cảm xúc thầm kín, những khó khăn, những điều ước mơ cho tương lai sắp tới. Ông cha ta từng có câu: "chọn bạn mà chơi". Thật đúng như vậy." Bạn" là một thứ quý giá. Việc lựa chọn "bạn" là một điều hết sức cần thiết. Nhưng chọn bạn không phải là sự toan tính của ngày nay mà là chọn những người bạn đối xử với ta thật lòng. Ai cũng nói rằng lòng người khó đoán. Ta không thể hiểu hết được những gì họ đang suy nghĩ trong đầu đâu. Nhưng hãy cảm nhận theo chính trái tim của mình. Tình bạn cũng như tình yêu, là một thứ tình cảm đẹp mà không một thành phần, một nhân tố nào có thể gượng ép được. Có một tình bạn đẹp như có một người song hành cùng ta vượt qua những bão táp phong ba của cuộc đời. Có một tình bạn đẹp, ta sẽ có một người cùng chung vui với ta khi thành công. Có một tình bạn đẹp, ta sẽ có một người dìu dắt bước chân ta, cho ta những lời khuyên chân thành và đưa ta ra khỏi bóng tối của cuộc đời khi xa ngã. Tình bạn đẹp lắm. Nó còn đẹp hơn cả tình yêu. Tình bạn cũng có thể là tiền đề cho một mối quan hệ yêu đương thuần nhất.
Đã có người từng so sánh: "Tình bạn thì có thể tiến tới thành tình yêu. Nhưng tình yêu không thể trở về thành tình bạn". Tình bạn đẹp lắm. Nhưng để có được tình bạn ấy trước hết bạn phải là người bạn chân thành. Sự chân thành của bạn sẽ là chìa khóa để cảm hóa người khác. Sự chân thành là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Ngoài sự chân thành còn cần sự tôn trọng. Bất cứ một mối quan hệ nào cũng cần được xây dựng trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và tình bạn cũng vậy. Sự tôn trọng của bạn đối với người tri kỷ sẽ là một bước đệm để tình bạn của hai người ngày càng bền chặt. Chân thành và tôn trọng đã có. Yếu tố tiếp theo là sự thấu hiểu. Mỗi người đều có những khó khăn, những trở ngại riêng trong cuộc sống. Bạn đừng nên lấy đó làm cái cớ để trách móc hay làm tổn thương họ. Tất nhiên vết thương nào rồi cũng sẽ lành nhưng vết sẹo mà nó để lại không bao giờ có thể phai nhòa. Vết sẹo lồi lõm vẫn sẽ hằn sâu trong trái tim mà không bao giờ có thể mờ đi được. Dù có là nhiều năm hay đến khi ta già yếu rồi từ giã cõi đời này thì vết sẹo ấy vẫn ở đó, không hề thay đổi.Chẳng mấy tình bạn có thể sống sót nếu người kia nói điều không hay về bạn sau lưng bạn. Ai cũng có những khuyết điểm nhưng đã là bạn thì đừng bới móc, đừng lấy đó làm cái cớ để làm tổn thương bạn của mình. Hơn ai hết, bạn sẽ là người giúp họ khắc phục được những khuyết điểm ấy. Hãy nhớ rằng, bạn cũng không hoàn hảo nên đừng làm những người bạn phải phiền lòng. Nguyên lí cho và nhận cũng chưa bao giờ là thừa thãi đối với một mối quan hệ nào đó đặc biệt là tình bạn. Hãy biết cho đi trước khi suy tính nhận về những gì. Bởi cuộc đời sinh ra tình bạn là để yêu thương. Hãy là một người bạn tốt trước khi tìm thấy một người bạn tốt. Bạn đừng quay lưng khi người bạn của mình gặp khó khăn. Bởi dù không giúp được gì nhưng những lời an ủi động viên bạn không thể nói? Sự đồng cảm của bạn, những hành động nhỏ thể hiện sự sẻ chia cũng là đủ đối với họ rồi. Đôi khi họ cần lắm một bàn tay lau nước mắt. Họ cần lắm một bờ vai để tựa vào. Họ cần lắm nụ cười sẻ chia khi bước trên đỉnh vinh quang. Chẳng lẽ những thứ đơn giản ấy bạn cũng không thể cho đi? Tình bạn không phải là thứ để vụ lợi hay lợi dụng điều gì. Bạn hãy cứ cho đi rồi bạn cũng sẽ nhận về những gì xứng đáng. Bạn cho đi yêu thương, trái tim bạn sẽ nồng nàn, ngọt ngào và phong phú. Bởi sống là để yêu thương và được yêu thương nên hãy đừng ngần ngại mà trao đi trái tim mình. Tình bạn là một thứ tốt đẹp. Nó khiến cho cuộc sống của bạn nhiều màu sắc hơn. Nó cũng là một động lực để bạn bước tiếp trên con đường đầy chông gai này. Để có được một người đồng hành trong cuộc sống thì bạn hãy trở thành người đồng hành của ai đó trước.
Ngày nay, với một xã hội toan tính, những con người thực dụng ngày càng nhiều. Thực dụng không hẳn là xấu. Nhưng cái thực dụng ấy đi cả vào tình cảm, điều khiển cả trái tim. Điều này mới thực sự đáng lên án. Những người bạn chơi với nhau cũng vì lợi dụng nhau. Để đạt được mục đích nào đó nên kết thân với họ. Rồi ngày ngày giả tạo sẻ chia, giả tạo đông cảm để đạt được mục đích của chính bả thân mình. Những người bạn ấy thật không đáng để làm bạn. Rồi khi ta gặp khó khăn, họ lại ngoảnh mặt làm ngơ như chưa từng quen biết. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp như thế. Trong xã hội ngày càng phát triển này, thì những hiện tượng ấy không phải là hiếm. Vì vậy nếu bạn đang có một tình bạn đẹp xin hãy trân trọng nó. Nếu bạn đang có một người bạn thật lòng xin hãy trân trọng họ. Đừng để vì một chút xung đột hay lòng toan tính để rồi đánh mất họ. Trong bất kỳ mối quan hệ nào không thể tránh khỏi những xung đột, những mâu thuẫn. Nhưng hãy thấu hiểu cho nhau rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Đừng im lặng làm thinh rồi tình bạn của bạn sẽ trôi tuột đi mất đấy. Tình bạn đã trôi đi thì khó có thể lấy lại. Người bạn đã ra đi, níu kéo cũng vô ích. Chỉ cần bạn hãy luôn chân thành là đủ. Đến khi họ ra đi, rời bỏ bạn thì người hối hận không phải là bạn. Đừng để bạn là người phải hối hận cho bất kỳ một sự đổ vỡ nào. Người bạn ấy đã không nhận ra tình cảm của bạn thì cũng đừng thấy buồn thương luyến tiếc. Họ không biết quí trọng bạn cũng đừng vì thế mà đóng cửa trái tim. Hãy mang tình cảm ấy, niềm yêu thương ấy đến những ai cần nó. Tình cảm là thứ không giới hạn bởi trái tim vẫn đập nhịp nhàng. Đừng vì một chút đau thương mà khiến mình chai sạn. Hãy cứ yêu thương nhau, hãy cứ trân trọng nhau để cuộc đời thêm ý nghĩa.

25 tháng 3 2018

Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đây là bạn ta.

Vào một giây phút nào đó trong cuộc sống, ta tìm được một người có thể thay đổi cuộc sống của ta dù chỉ một phần nhỏ. Đó là một người không chỉ là bên ta khi vui, khi thành công mà còn là người không rời bỏ ta khi buồn, lúc lâm nguy hay khi thất bại, khi những người xung quanh đã rời bỏ ta mà đi. Và ta gọi đó là một người bạn - một người bạn thân, một người bạn thật sự. Và ta tin rằng: "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi".

Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đây là bạn ta. Nhưng thực ra họ chỉ mới là những người quen biết. Có thể mời những người này đến nhà, cùng nhau đi chơi, cùng chia sẻ một số thứ. Nhưng không phải ai trong số họ cũng có thể trở thành người chia sẻ cuộc sống cùng với ta.

Bạn - hiểu đơn giản thì đó là người mà ta quen biết. Tuy nhiên không phải bất cứ ai ta quen cũng là bạn của ta. Một khi đã coi ai đã là bạn tức là người đó với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi ở một mức độ nào đó, là người đồng cảm và chia sẻ với ta. Ấy là chưa kể những người bạn thân, những người luôn lắng nghe khi ta có chuyện rắc rối, luôn bên ta lúc ta khó khăn và giúp ta vượt qua cơn hoạn nạn. Chỉ có người bạn thân thật sự mới là người ta có thể cùng sẻ chia cuộc sống. Đó là người ta yêu quý, quan tâm và thường xuyên chia sẻ với họ những vui buồn và ngược lại. Đó là một người bạn khiến ta cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ ta biết chắc họ quan tâm đến ta, luôn ở bên ta những khi ta gặp khó khăn, buồn phiền. Đó cũng là người ngăn ta mắc sai lầm hoặc giúp ta sửa chữa khi ta phạm lỗi. Đó là người luôn gắn bó và ủng hộ ta.

Họ nắm lấy tay ta để tiếp thêm sức mạnh và niềm tin. Họ dõi theo từng bước chân của ta trên đường đời, ngược lại, ta cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Vâng, chỉ có người bạn thân thiết và chân thành đó mới có thể là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Để cuối cùng, sau bao thăng trầm của cuộc sống ta chợt nhận ra rằng ta có rất nhiều người quen nhưng ta không có nhiều bạn - những người bạn thân thật sự.

Khi ta ngã quỵ và thế giới quanh ta dường như quá đen tối, trống rỗng, người bạn ấy sẽ nâng ta lên và làm cho thế giới bỗng sáng lên và lấp đầy những trống rỗng ấy. Người bạn ấy có thể dắt ta qua những giây phút khó khăn của cuộc sống, nắm lấy tay ta và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Cuộc sống không phải luôn trải hoa hồng, đôi khi ta phải đối mặt với những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được, những thất bại tưởng nhủ có thể lam ta gục ngã. Ấy là khi ta hiểu rõ giá trị của tình bạn hơn hết. Bên cạnh gia đình, tình vêu, thì tình bạn chân thành là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người trong cuộc sống. Người bạn thật sự là người biết khích lệ, động viên khi ta đang vươn lên, biết mừng vui khi ta hạnh phúc, biết bật khóc sẻ chia khi ta đau buồn, biết tìm đến ta khi ta cô đơn. Nếu cuộc đời khắc nghiệt khiến ước mơ, niềm tin của ta trong vùng giông bão thì bờ vai của một người bạn luôn là chỗ tựa an toàn cho ta. Những người bạn thật sự sống dựa vào nhau bằng niềm tin mạnh mẽ nhất. Chính niềm tin ấy khiến chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau cả những điều tốt đẹp lẫn khó khăn nhất trong đời bằng nụ cười.

Có những người bạn đã đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người đã quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta.

Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Ai cũng mong mình có được một người bạn như vậy trong đời. Vậy ta phải làm gì để có một người ban như thế? "Cách duy nhất để có bạn tốt là chính bản thân mình phải là một người bạn chân thành"(Eurupide). Tô Hữu viết rằng :

"Lẽ nào vay mà không trả?

Sống là cho đâu chi nhận cho riêng mình. ”

Trong bất kì mỗì quan hệ nào cũng cần đến sự cho - nhận. Đặc biệt đối với tình bạn vì đó là một cuộc giao lưu vô vụ lợi của những người bình đẳng, không ai chỉ cho hoặc chỉ nhận. Ta hãy đối xử với bạn bè, yêu thương, quan tâm đến họ như chính bản thân mình. Hãy giúp đỡ mà không đòi hỏi trả công vì đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại được sự giúp đỡ của họ trong cuộc sống, và thường thì nó nhiều hơn những gì ta nghĩ mình có thể nhận được. Hãy san sẻ mà không toan tính, cho đi mà không chờ nhận lại. Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải vì những âm mưu vụ lợi, để đó là tình cảm của trái tim chứ không phái toan tính của lý trí... Một mối quan hệ lâu dài là những bài học phải học suốt đời. Học cách yêu thương và quan tâm đến người bạn của mình. Học cách tha thứ cho lỗi lầm và giúp họ tránh những sai lầm như vậy. Học cách chấp nhận khuyết điểm của người khác... Tình bạn đôi khi là những điều giản đơn mà đôi khi cuộc sống bộn bề làm ta quên đi mất. Đôi khi đó chỉ là ánh nhìn động viên, một cái siết tay lúc mềm yếu, hay một bờ vai, một sự yên lặng để lắng nghe tất cả nỗi lòng của bạn bè. Tình bạn không có khuôn mẫu cũng không có chuẩn mực nhất định để thể hiện. Nhưng luôn có những điều nhỏ nhặt, những tình cảm chân thành kết nốì những người bạn với nhau.

Có được một ngưòi bạn thân đã khó, giữ được tình bạn ấy còn khó hơn. Bạn hãy nắm một nắm cát đầy trong tay đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẽ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rơi đi đâu.Cũng giống như cát, muốn giữ được bạn không phải nắm thật chặt mà phải biết nâng niu, trân trọng với tất cả sự yêu mến và tôn trọng.

Thực tế cuộc sống quanh ta đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp có nhiều người đến với ta nhưng không phải là bạn ta. Chẳng hạn như khi bạn là một người giàu có, thành đạt, tương lai rộng mở, quanh bạn có nhiều người tìm đến nhưng có phải tất cả những người trong số họ đều là bạn của bạn? Họ  đến vì những mục đích gì? Cầu cạnh, nhờ vả, lợi dụng và biết đâu đấy, ngày khi bạn sa cơ họ lại chẳng lạnh lùng bỏ đi, không chút bận tâm. Vậy mới nói: " Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi."

Tuy nhiên, trong thực tế cũng chỉ ra rằng có trường hợp mọi người quanh bạn bỏ đi và có người tìm đến với bạn nhưng không vì mục đích chia sẻ, giúp đỡ, không có mục đích tốt thì họ cũng không thể được coi là bạn.

Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều điều dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, dễ tan vỡ như lâu đài cát trước những cơn sóng gào. Chỉ có tình cảm là điều duy nhất có thể vượt qua mọi bão giông cuộc đời, là nền tảng, là gốc rễ cho mọi niềm vui và nguồn hạnh phúc. Và không có gì tuyệt vời hơn được trao gửi tình cảm của mình cho một người khác, và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là bạn.

                                             



 

12 tháng 5 2022

Tham khảo

Mỗi người trong cuộc sống đều có những mối quan hệ, những tình cảm tốt đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất, đáng trân trọng nhất chính là tình cảm thầy trò trong nhà trường.

Tình thầy trò là sự yêu thương, ân cần dạy bảo của người thầy với mong muốn học sinh của mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, tình thầy trò còn là sự biết ơn, lòng kính trọng, yêu mến của người học sinh với thầy cô giáo đã giảng dạy mình. Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội.

Thầy cô giáo là những con người xa lạ nhưng mang sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Người học sinh lớn lên và trở thành những con người có ích cho xã hội cũng là nhờ vào một phần không nhỏ công lao dạy dỗ của người thầy, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những người đó bằng tấm lòng chân thành nhất vì không có họ sẽ khó có thành công của mình. Tình thầy trò không chỉ khiến cho xã hội phát triển văn minh hơn mà nó còn góp phần trau dồi, nuôi dưỡng tâm hồn cho con người.

 

Mỗi người có thể chung người thầy hoặc khác người thầy dạy dỗ, nhưng một điều nhất định chúng ta phải cùng nhau hướng đến đó là tình yêu thương, sự kính trọng và hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người thầy. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay xuất hiện nhiều biến tướng của tình thầy trò khiến cho tình cảm vốn dĩ cao đẹp này mất đi giá trị của nó. Lại có nhiều trường hợp thầy cô đánh đập học sinh, học sinh vô lễ với thầy cô giáo của mình,… những trường hợp này đáng bị xã hội lên án để mọi người cảnh tỉnh.

Đời người ngắn lắm, mỗi chúng ta có một quỹ thời gian hữu hạn, chính vì thế hãy luôn sống hướng đến những điều tốt đẹp và có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người đã dạy dỗ mình nên người.

12 tháng 12 2021

Ụa banq Châu :<<<

12 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Trong gia đình, tình cảm anh em ruột thịt chính là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Tình cảm anh em là tình cảm ruột thịt giữa anh chị em ruột thịt thân thích trong một gia đình. Họ cùng sống dưới một mái nhà, cùng được chăm sóc và cùng nhau lớn lên dưới sự nuôi dưỡng và bảo hộ của gia đình. Tình cảm anh em được biểu hiện bằng tình yêu thương, bằng sự quan tâm, chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau giữa anh chị, em trong một nhà. Họ cùng đùm bọc, tương trợ lẫn nhau qua những khó khăn, gian truân, vất vả. Họ cùng nhau yêu thương, chia sẻ những điều tốt đẹp cho nhau. Chính tình anh em cũng trở thành chủ đề và nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn học khác nhau. Dù đặt ở trong những tình huống khác nhau, thì tình anh em của họ vẫn ngời sáng. Trong thực tế cuộc sống, tình cảm anh em giúp cho con người ta có một điểm tựa tinh thần, có một nguồn động lực mỗi khi nhớ về gia đình, nơi mà không chỉ có cha, có mẹ mà còn có anh chị em ruột thịt luôn yêu thương và đùm bọc họ. Tình anh em là thứ tình cảm tốt đẹp, cùng với tình cảm gia đình, bồi đắp đời sống tinh thần và nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi người trong cuộc đời này.  Là một người con trong gia đình, chúng ta luôn cần yêu thương và đùm bọc anh chị em trong gia đình mình. Tóm lại, tình anh em là một trong những tình cảm đáng trân trọng trên thế giới.

30 tháng 1 2020

Tham khảo:

1.

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.

2.

Trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì tính kiêu ngạo mà nhiều người đã phải chịu hậu quả là thất bại đắng cay. Chúng ta cứ nghĩ ta là nhất, là đầu, nhưng tất cả chỉ là sự tự mãn mà thôi. Ông cha ta đã khuyên chúng ta không được tự kiêu, tự đại quá trớn, quá mức qua câu: "Chớ nên tự phụ".

Tự phụ là tự kiêu, tự đại, tự đắc, đánh giá một cách thái quá về bản thân mình trước người khác. Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác, không xem ai ra gì cả. Như vậy lời khuyên nhẹ nhàng mà thấm thía: chúng ta không nên kiêu căng, tự mãn để rồi sẽ làm hại, làm tổn thương chính bản thân mình.

"Chớ nên tự phụ" là kiến hoàn toàn đúng vì tự phụ là một thói xấu của con người mà ai cũng cần tránh. Tự phụ là một thói quen xấu khá phổ biến trong xã hội. Người tự phụ luôn đề cao quá mức về bản thân mình mà không coi ai ra gì cả. Có nhiều người làm ở công ty, công sở nhưng lúc nào cũng tỏ ra là mình thông minh mà thực chất lại không được như thế. Họ luôn khinh thường người dưới để rồi khi được giao nhiệm vụ quan trọng, họ đã thất bại, làm uy tín của công ty giảm sút chỉ vì tính tự phụ cá nhân của họ. Người tự phụ sẽ khiến mọi người xa lánh, không muốn gần gũi, gắn bó và vì thế họ không hợp tác được với người khác trong công việc bởi một điều tự nhiên người khác nghĩ rằng khi bạn kiêu ngạo thì bạn sẽ chẳng cần biết cần nghe ai nói gì và luôn cho là mình đúng.

Người tự phụ sẽ không bao giờ có thể bước tới đỉnh vinh quang của thành công. Trong câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng", chỉ vì tự kiêu luôn cho mình là nhất, là chúa mà khi được ra ngoài giếng, ếch ta không chịu thích nghi với môi trường, vẫn huyênh hoang, tự đắc mà nó đã phải nhận sự trả giá bằng chính cái chết của mình. Bởi vậy nếu ai kia quá tự phụ như con ếch trong truyện thì hậu quả xảy ra với sự tự phụ ấy chính là một cái kết thúc đầy thảm bại.

Chúng ta tồn tại tính tự phụ bởi quá kiêu căng, tự mãn, lúc nào cũng cho mình là nhất mà không chịu học hỏi, khiêm tốn trước người khác. Chỉ vì nghĩ rằng mình là nhất và họ vô tình không tôn trọng người khác dù có thể đó là đàn anh, đàn chị của chính mình. Lời khuyên trên đầy chí lí, chí tình giúp thuyết phục con người: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh. Chúng ta phải sống khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không được đánh giá mình quá cao, vượt mức giới hạn trước người khác nếu không sẽ chuốc lấy hậu quả khó lường.

Càng nghĩ tôi lại càng trách mình. Có đôi lúc tôi đã tỏ ra kiêu căng trước mặt bạn bè mà tôi không hề biết để rồi tôi đã nhiều lần mà vô tình suýt đánh mất tình bạn đẹp của mình. Các bạn ơi đừng ai như tôi nhé, tự phụ không hề giúp chúng ta tiến bộ mà nó còn vô tình tự đánh mất những tình cảm đẹp trong cuộc đời ta.

Lời khuyên, lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc biết bao. Chắc hẳn khi hiểu được lời nhắn nhủ này, nhiều người sẽ tự nhìn lại mình để thay đổi bản thân và có lẽ sẽ tự nhủ lòng mình sẽ không bao giờ là người tự phụ dù đôi lúc chỉ là vô tình.

3.

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Chúc bạn học tốt!
31 tháng 1 2020

1)

Tôi nhớ hồi học lớp năm, thầy giáo bảo tôi: "Tiếng Việt ta giàu và đẹp lắm em ạ, nên phải biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn nó" (sở dĩ thầy nhắc khéo tôi là vì lúc ấy, tôi mới học lỏm được của anh trai mình mấy từ tiếng Pháp, lại học lỏm của chị con nhà bác hàng xóm mới đi Nga về mấy từ tiếng nga. Thế là trong bài tập làm văn, tôi chêm vào đó cả tiếng Pháp lẫn tiếng Nga. Lúc bấy giờ, tôi thầm nghĩ "Thầy có muốn viết như mình cũng chả được, vì thầy có biết ngoại ngữ đâu. Mà tiếng Việt có gì là ghê gớm lắm chứ!" Nhưng rồi học lên lớp 6, rồi lớp 7, tôi được tiếp xúc với bao áng thơ văn trữ tình đằm thắm, tôi mới thấy thấm thía câu nói đó của thầy tôi. Nghĩ lại những ý nghĩ ngây thơ và ngu ngốc hồi trước, tôi lại càng giận mình.

Tiếng Việt ta giàu đẹp như thế nào là vấn đề đã được không ít các nhà nghiên cứu quan tâm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhà phê bình Đặng Thai Mai có Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc...

Các nhà văn, nhà thơ không cần bàn luận gì, họ chỉ lặng lẽ mài giũa cho tiếng Việt ngày càng "trong" và "sáng" hơn, ngày càng "giàu" và "đẹp" hơn.

Quả thực, tiếng Việt ta rất giàu và đẹp.

Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Với một hệ thống các từ láy, từ ghép, từ tượng hình, tượng thanh, tiếng Việt có khả năng gợi ra được những hình ảnh rất rõ nét trong tâm trí của người nghe.

Chắc trong chúng ta ai cũng nhớ hai câu thơ với cách dùng từ gợi hình ảnh, trạng thái đầy ấn tượng của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhờ những từ láy lom khom, lác đác mà sức biểu hiện của câu thơ đã tăng gấp bội. Cảnh hoang vu, quạnh vắng của Đèo Ngang trong buổi chiều tà càng thêm hiu hắt, ảm đạm.

Một điều lí thú hơn là ngay cả những từ đơn âm của tiếng Việt cũng có giá trị gợi hình. Chẳng hạn như:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

(Hồ Xuân Hương)

Và đây nữa, hình ảnh con hổ uy nghi, dũng mãnh, đẹp một vẻ đẹp hùng tráng:

Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc

Trong đêm tối mất thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

(Thế Lữ)

Cùng với khả năng tạo hình, tiếng Việt còn là thứ tiếng giàu âm thanh, nhạc điệu. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, thêm vào đó là hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: lúc du dương trầm bổng, lúc réo rắt, lúc lại sâu lắng, thiết tha...

Ta hãy nghe những giai điệu êm đềm, đằm thắm của câu ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Chấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn suơng

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ

Hãy cảm nhận âm điệu của những "dấu huyền ngọt ngào" (Xuân Diệu) trong câu thơ Chinh phụ ngâm:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc

Đường bên cầu cỏ mọc còn non

Và những giai điệu vừa sôi nổi rạo rực, vừa thiết tha đằm thắm, du dương của câu thơ Tố Hữu:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

Chỉ riêng với hai khả năng: tạo hình và tạo nhạc, tiếng Việt đã đủ xứng đáng là một thứ ngôn ngữ vừa giàu vừa đẹp. Tuy nhiên, sự giàu và đẹp của tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó. Một đặc điểm không thể bỏ qua của tiếng Việt là sắc thái gợi cảm, sắc thái biểu hiện cảm xúc. Nó có khả năng diễn tả tinh tế những trạng thái khác nhau trong đời sống nội tâm phong phú của tâm hồn Việt.

Chỉ lấy ví dụ riêng về mặt diễn tả tâm trạng nhớ nhung của con người cũng đủ làm ta ngạc nhiên.

Một trạng thái nhớ nhung bâng khuâng:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi gió dầm sương

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao

(Trần Tuấn Khải)

Một trạng thái nhớ nhung cồn cào, da diết:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm

(Ca dao)

Một nỗi sầu mênh mang, sầu thẳm:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng củ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

(Chinh phụ ngâm)

Vốn từ của tiếng Việt cũng rất phong phú và độc đáo. Chỉ xét riêng vốn từ ngữ xưng hô cũng đã đủ làm nên sự đặc sắc đó. Trong từ ngữ xưng hô của tiếng Việt, ngoài những đại từ nhân xưng được ghi trong từ điển, người Việt ta còn dùng các danh từ chỉ quan hệ họ hàng làm từ xưng hô, khiến cho cách nói nàng hàm chứa nhiều sắc thái tình cảm hơn.

Ngay cách dùng từ ngữ xưng hô cũng rất đặc biệt. Đã có "ai" lại thêm "ta", rồi lại "mình". Những từ này có khi là chủ thể phát ngôn, có khi là đối thế tiếp nhận, có khi lại bao hàm cả hai.

Chỉ riêng từ "mình" trong hai ví dụ sau đã thấy bao điều lí thú:

Mình đi minh lại nhớ minh Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

(Tố Hữu)

Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò

Con mình lấm đất cùng tro

Ta đi gánh nước rửa cho con mình

(Ca dao)

Càng tìm hiểu kĩ hơn về tiếng Việt, ta càng ngỡ ngàng trước sự giàu đẹp của nó và càng thêm yêu tiếng Việt hơn.

2)

Tục ngữ, thành ngữ từ lâu được coi là túi khôn dân gian. Đó không chỉ đơn giản là những lời nói, đó là cả trí tuệ, kinh nghiệm của cha ông ta thuở trước được đúc kết lại trong những câu chứ ngắn gọn. Qua sự chảy trôi không ngừng của thời gian, những câu tục ngữ ấy vẫn còn sống mãi trong tiềm thức, cuộc sống của người Việt. Bởi nó bám vào chân lí và những đạo lí làm người, là cái gốc cắm sâu xuống đất, để rồi như cây đời “mãi mãi xanh tươi”. Một trong những câu tục ngữ tiêu biểu về lối sống của con người là: “Chớ nên tự phụ”. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các bạn sẽ gặp câu tục ngữ này trong những đề bài nghị luận xã hội. Làm bài cần chú ý theo các thao tác cơ bản: giải thích (là gì?), chứng minh (vì sao), bàn luận (như thế nào). Cần sửa dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng để tạo độ thuyết phục và hấp dẫn cho bài viết. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một số bài viết mẫu trước khi viết bài. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 VỚI CHỦ ĐỀ “CHỚ NÊN TỰ PHỤ”

Những câu tiếng Anh quen thuộc gần như đã trở thành khẩu ngữ của mọi người, đó là “Don’t be shy”, nghĩa là đứng ngại ngần. Chúng ta phải tự tin vào chính bản thân mình, vào những điều mình làm trước người khác. Nhưng sẽ thế nào nếu con người lại tự tin thái quá? Tục ngữ có câu “Chớ nên tự phụ”.

Tự phụ là tự đánh giá mình quá cao mà không coi trọng người khác. Có thể hiểu tự phụ đồng nghĩa với kiêu căng, tự mãn. Đây là nét tính cách và trạng thái tâm lí thường có ở mọi người. Nó tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của và sự nghiệp của mỗi người. Vì vậy, tự phụ là thói quen xấu cần phải tránh xa và loại bỏ.

“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ là hoang tưởng nhiều hơn tin tưởng và tự tin. Tự phụ khiến cho con người ta hoang tưởng về mình, về tài năng và những gì mình có. Pascal từng nói: “Con người chỉ là một cây sậy…” Mỗi chúng ta chỉ là một sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la vô cùng mà thôi, một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước nơi đại dương. Nhưng có vẻ nhiều người không nhận thức được điều đó. Chúng ta đều chỉ là những con ếch, chỉ khác nhau cái giếng mà thôi. Có những người miệng giếng rất hạn hẹp nhưng lòng giếng lại quá sâu khiến cho ếch kia tưởng mình là chúa của cả thế giới. Thói huênh hoang, hợm hĩnh đến lố bịch đáng ghét không chỉ làm cho người khác có ấn tượng xấu về mình mà còn làm hại chính mình. Người thông minh là người luôn biết khiêm nhường và học hỏi. Chúng ta có hai có hai cái tai để nghe và chỉ một cái miệng để nói. Khi nói ít lại, ta mới nghe được nhiều hơn. Nghe về những điều ta chưa biết, nghe để bồi đắp tri thức và để cải thiện chính bản thân mình. Vì thế mà vị triết gia nổi tiếng Socrates mới phát biểu: “tôi chỉ biết một điều, là tôi không biết gì cả”. “Bác học không có nghĩa là ngừng học”- Dawin. Nhìn vào những người thành công trên thế giới: lĩnh vực kinh tế như Mark Zuckerberg, Bill Gates, Jack Ma,… ; lĩnh vực chính trị: Barack Obama, Mahatma Gandhi,… và rất nhiều người khác cho thấy: khi ta học được nhiều, ta càng nói ít lại. Chỉ có những việc làm mới thể hiện ta là ai. Tự phụ chỉ là những bánh xe đưa ta lăn nhanh trên sườn dốc của sự băng hoại mà thôi.

“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ là mất kỉ cương, là lạc loài. Bệnh tự phụ khiến cho con người không tuân theo những chuẩn mực xã hội đã có trong gia đình, tổ chức, xã hội. Ý thức là người độc quyền, người lãnh đạo và quyết định mọi thứ khiến cho người tự phụ luôn muốn mọi thứ phải diễn ra theo đúng ý mình, đúng mong muốn của mình. Thậm chí, họ còn có những hành vi, lời nói không đẹp khiến cho người khác ngao ngán, bức bội, tổn thương. Và tự phụ không chỉ là che đi con mắt của con người, khiến người ta không thể phát triển mà còn đẩy người đó ra xa xã hội, Họ không chỉ mất đi sự học hỏi và trí thức mà còn tự mình đánh mất đi nhân cách và phẩm giá vốn có của mình. Cuộc sống hiện đại với sự lên ngôi của vật chất và kinh tế thị trường khiến con người dần quên đi cái gì quyết định cách ứng xử và lẽ sống của mình. Những bạn trẻ thường hống hách, cẩu thả và tự đắc trong nhà trường, xã hội đều là những đứa con được bố mẹ bao bọc quá kĩ. Đến nỗi chúng chỉ biết cuộc sống này toàn màu hồng và là của chúng, do chúng quyết định. Và những hạt mầm tương lai của đất nước đã chết khi chưa kịp nhú lên.

Vậy làm sao để không mắc phải căn bệnh nan y này? Mỗi người cần nhận thức đúng đắn về bản thân, về khả năng của mình: Tôi là ai? Tôi là gì trong cuộc đời này? Đôi lúc, con người tự đắc, tự tin thái quá về bản thân mình. Đó là điều không thể tránh khỏi nhưng vấn đề là ta biết tự nhận thức, nhìn nhận và đưa mình về đúng vị trí của mình. Nhưng không tự phụ không có nghĩa là tự ti, là chối bỏ khả năng của mình, thu hẹp mình với cuộc sống và thế giới xung quanh. “Con người là một cây sậy. Nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Sống hết mình cho ngày hôm nay, bằng chính khả năng và đam mê của mình. Hãy để những hành động bạn làm nói lên bạn là ai.

“Vũ trụ mất hàng tỉ năm để tạo ra loài người nhưng chỉ cho chúng ta một vài giây để chết” (Jostein Gaarder). Trăm năm cũng chỉ là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu?

3)

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

15 tháng 10 2017

Nghị luận : Phụ nữ Việt Nam - Tài liệu text

Nghĩ về nét đẹp phụ nữ Việt Nam xưa và nay | baotintuc.vn

17 tháng 10 2017

https://text.123doc.org/document/383121-nghi-luan-phu-nu-viet-nam.htm

https://baotintuc.vn/thoi-su/nghi-ve-net-dep-phu-nu-viet-nam-xua-va-nay-20130306145944052.htm

11 tháng 6 2019

Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có mọt nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

Cái gì ta gọi là bất hạnh, là khổ đau? Phải chăng chính là những số phận vô gia cư, không nơi nương tựa, không người thân, không nơi nương náu, đi về. Mỗi ngày thức dậy lại lo cái ăn, chỗ ngủ làm sao, còn gì bất lực và tuổi thân hơn điều ấy. Chính vì thế, mái ấm gia đình là ngôi nhà cho ta nơi an cư, lạc nghiệp, cho ta sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Tình cảm gia đình chính là tình cảm yêu thương chân thành, nồng hậu giữa những người cũng chung huyết thống. ai qua là bao chốn xa, có nơi đâu cho bằng mái nhà, có nguồn tình cảm thiêng liêng và cũng rất đỗi bình dị, thành thực hơn tình cảm gia đình.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn

Người không biết chân quý mái ấm gia đình và tình cảm gia đình sẽ bị đồng loại ruồng bỏ, sẽ sống không có cội nguồn và gốc rễ bền vững, cũng chính là kẻ tự biến mình thành cô lập, tự chặt đứt đi vây cánh và điểm tựa của chính mình. Nhưng để sống hạnh phúc và hòa thuận, cần biết nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi, thấm nhuần những truyền thống đạo lí muôn thuở của dân tộc.

Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.

Người ta có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có mọt nơi để về đó là gia đình. Chính vì thế, gia đình chính là ngôi nhà yêu thương và thiêng liêng nhất trên trái đất cho ta sự bao dung và vị tha, nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình và tình cảm gia đình chính là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được.

Cái gì ta gọi là bất hạnh, là khổ đau? Phải chăng chính là những số phận vô gia cư, không nơi nương tựa, không người thân, không nơi nương náu, đi về. Mỗi ngày thức dậy lại lo cái ăn, chỗ ngủ làm sao, còn gì bất lực và tuổi thân hơn điều ấy. Chính vì thế, mái ấm gia đình là ngôi nhà cho ta nơi an cư, lạc nghiệp, cho ta sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Tình cảm gia đình chính là tình cảm yêu thương chân thành, nồng hậu giữa những người cũng chung huyết thống. ai qua là bao chốn xa, có nơi đâu cho bằng mái nhà, có nguồn tình cảm thiêng liêng và cũng rất đỗi bình dị, thành thực hơn tình cảm gia đình.

Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn

Người không biết chân quý mái ấm gia đình và tình cảm gia đình sẽ bị đồng loại ruồng bỏ, sẽ sống không có cội nguồn và gốc rễ bền vững, cũng chính là kẻ tự biến mình thành cô lập, tự chặt đứt đi vây cánh và điểm tựa của chính mình. Nhưng để sống hạnh phúc và hòa thuận, cần biết nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi, thấm nhuần những truyền thống đạo lí muôn thuở của dân tộc.

Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.