K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

Hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”,“những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy”. Điều này cho thấy vẻ đẹp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu không phải vẻ đẹp rực rỡ, bóng bẩy.

Đáp án cần chọn là: A

6 tháng 1 2017

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu giống như “vì sao có ánh sáng khác thường”

- Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu không trau chuốt, gọt giũa, mà thường chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch, phải chăm nhìn thì mới có thể càng nhìn càng sáng

- Ánh sáng tác giả nói tới chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

   + Văn chương hướng tới nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc

- Văn chương Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân

   + Vẻ đẹp càng cao quý bộ phần khi nhà thơ sáng tác trong cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bất hạnh

- Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân

- Nhận xét, đánh giá của tác giả có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

   + Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có định hướng đúng, trong việc nghiên cứu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

11 tháng 5 2017

Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường" “con mắt của chúng ta phải chăm chú mới nhìn thấy và “càng nhìn càng tháy sáng" vì những lí do sau:

- Lâu nay, người ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu chau truốt, gọt giũa lời lẽ hoa mĩ... Văn chương Nguyễn Đinh Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch. Vì lẽ đó mà phải chăm chú nhìn thì mới có thể càng nhìn càng thấy sáng.

- Ánh sáng khác thường mà tác giả nói đến ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vẻ đẹp cùa loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc.

- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này càng đáng quý hơn bội phần khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.

- Nhận xét của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.

16 tháng 12 2019

Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”

- Điệp từ: “dốc”, “ngàn thước”

=> Diễn tả sựu hiểm trở và những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.

- Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời”, phép đảo “heo hút cồn mây”

=>Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.

- Nghệ thuật tương phản “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

=>Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, làm cho người đọc như thấy rất rõ chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gấp khúc đột ngột, hiểm trở, hun hút.

Những câu thơ toàn thanh trắc đã khắc họa bức tranh thiên nhiên với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.

20 tháng 7 2019

Nghệ thuật được tác giả sử dụng:

- Nghệ thuật liệt kê: liệt kê những việc chúng ta nên làm

- Điệp cụm từ: “Lẽ ra chúng ta phải”

=> Thể hiện tình cảm, trách nhiệm và sự nuối tiếc của tác giả.

 

Đáp án cần chọn là: C

22 tháng 1 2017

Tác giả giúp ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ:

   + Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, ngẩng cao đầu sống vì dân, vì nước

   + “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” thái độ Nguyễn Đình Chiểu bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp

   + Quan niệm sáng tác chân chính, tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

   + Ông cầm bút để chiến đấu, tuyên truyền

- Thơ văn yêu nước của ông phục vụ bền bỉ, đắc lực cho cuộc chiến chống xâm lược

   + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, điếu Ngư Tiều vấn y đáp…

   + Những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp người nông dân trong chiến đấu, tấm gương kiên trung

- Thơ văn chứa hào khí, lí tưởng đạo đức, ca ngợi người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng

   + Các tác phẩm ngợi ca: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Hán Minh…

   + Bằng cách nhìn mới mẻ, đúng đắn, tác giả có sự nhìn nhận, đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca hấp dẫn từ đầu đến cuối”