K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày xưa có một nhà nông phu nghèo ở Gò Sặt, tỉnh Bình-định có một đứa con trai tên là Lía. Từ thuở lọt lòng, Lía đã mồ côi cha nhưng chóng lớn và khỏe mạnh. Năm lên bảy, một mình Lía có thể hạ bọn trẻ cùng lứa tuổi trong những keo vật. Một vài năm sau tất cả những đứa trẻ trong vùng đó đều sợ Lía.

Một hôm, Lía đấu võ với một đứa lớn tuổi. Lía dồn địch thủ vào một thế rất nguy hiểm làm cho nó hốt quá phải van lên:

- Tôi lạy anh, anh tha cho, tôi xin gọi anh là vua!

Từ đó cái tên "Vua Lía" được bọn trẻ hay dùng. Chúng nó ngày ngày làm kiệu khênh Lía đi khắp nơi.

Một người hàng xóm mách tin đó cho mẹ Lía biết và nói:

- Chao ôi! Bà liệu chừng cái đầu của mẹ con bà đó!

Mẹ Lía đâm hoảng:

- Chết tôi! Lạy Trời cho nó đừng sinh nguy.

- Bà cho nó đi học đi. Đem gửi nó cho ông đồ, ông ấy kèm cho!

Từ đó, Lía phải đi học. Ông đồ tuy dữ đòn nhưng Lía không sợ. Chàng thích học võ hơn là học chữ. Chàng thường lén thầy ra vườn, đi những bài quyền học lỏm được của người khác. Mấy luống rau của ông đồ chả còn có cây nào mọc được. Một hôm, giữa lúc bị thầy nọc cổ xuống đánh, Lía lấy roi bẻ vụn từng khúc. Ông đồ nhìn Lía tặc lưỡi. Ngày hôm đó ông dắt đứa học trò cứng đầu ấy đến trả cho mẹ nó.

Lía khoái chí vì ngày ngày khỏi phải ê a chán ngắt. Chàng lại cầm đầu bọn trẻ đùa nghịch như xưa. Một hôm, Lía chọn mấy đứa lớn khỏe, cùng mình lên núi vắng đón những người lạ mặt đi chợ về cướp lấy gánh gồng tay nải. Được thứ gì, Lía thường chia cho anh em cùng hưởng. Người ta lại mách cho mẹ Lía biết. Lần này mẹ Lía hết đánh con đến van vái con. Lía thề xin chừa. Chàng rất thương mẹ, không muốn để mẹ cực khổ về mình. Nhưng rồi chứng nào vẫn giữ tật ấy. Cuối cùng thì mẹ Lía bắt Lía đi ở chăn trâu cho một nhà giàu ở một làng khác thật xa.

Ở đây Lía lại có bạn mới. Mỗi ngày chàng và bạn phải lùa đàn trâu lên núi cao cho ăn. Sau những cuộc đua chọi bằng đánh cù đánh vật, bọn trẻ ở đây tôn Lía làm đàn anh. Dần dần chàng cùng bọn chúng đón đường cướp giật tay nải của những người bộ hành đi lẻ tẻ trên những con đường vắng vẻ.

Một hôm, Lía hứa với bạn ngày mai sẽ đãi tiệc. Chúng chỉ phải chuẩn bị dao nồi và mắm muối. Hôm sau, khi chúng tập hợp đầy đủ, Lía bảo: - "Chúng mình làm thịt nghé ăn chơi!". Chúng nói - "Không sợ chủ nó bắt đền à?" - "Cứ ăn ngay con nghé của chủ tao, tội vạ tao chịu". Nói rồi giết ngay con nghé tơ xẻ thịt nấu ăn. Chàng bảo chúng:

- Về nhà cứ nói hộ tao rằng cọp tha mất nghé là đủ.

Lần ấy qủa có "động rừng" cho nên mưu của Lía đắt. Người nhà giàu tìm nghé mãi không được, tin là bị hổ vồ nên không căn vặn gì lắm. Được ăn quen mùi, chúng giở mưu đó làm đi làm lại hết nghé chủ này đến bò nhà khác. Cuối cùng bọn chủ biết được. Chúng bắt đền cha mẹ bọn trẻ. Người ta hay chuyện, ai cũng giận Lía, toan bắt giải quan. Nghe tin không hay, Lía bỏ trốn biệt.

Khi bước về nhà, Lía thấy mẹ đang nằm trên giường bệnh rên khừ khừ. Chàng lại dùng lối cướp giật kiếm tiền mua thuốc. Được của ngon vật lạ, Lía đều đưa cho mẹ ăn. Mẹ hỏi: - "Mày lấy ở đâu ra thế?". Lía nhất định không nói, chỉ năn nỉ mẹ ăn cho là đủ.

Sau khi mẹ chết, Lía không có kiêng nể một ai nữa. Đói thì đi cướp giật để ăn, siêng thì ra đồng luyện võ nghệ. Một hôm, Lía giật cái thúng trong đó có mấy quan tiền của người qua đường. Thấy người ấy òa khóc, chàng gạn hỏi mới biết là anh ta vừa bị một tên chánh tổng cướp đoạt gia sản nay bị đuổi ra khỏi nhà, lưng vốn chỉ còn có bấy nhiêu. Nghe kể chuyện, Lía bừng bừng nổi giận. Mặc dầu bụng đói, chàng trả tiền cho người lạ rồi dò hỏi tìm đến đánh vỡ đầu tên chánh tổng. Quan trên vì việc ấy sai một toán lính về bắt Lía. Nhưng khi về đến làng, bạn của chàng đã tin trước cho chàng đi trốn.

Lía không có họ hàng thân thích nên khi bỏ nhà ra đi, chàng không có chỗ ở nhất định. Tối lại ngủ chùa ngủ đình, đói ở đâu thì cướp ở đó.

Một hôm đi qua truông Mây, Lía thấy một bọn cướp chặn đường đòi tiền mãi lộ. Chàng vờ sợ hãi đưa tay nải ra. Nhưng bọn cướp vừa xông lại liền bị chàng cho mỗi đứa một đá văng ra bốn phía. Cả bọn cướp ở trên núi kéo xuống bổ vây nhưng bị Lía nhổ cây làm gậy đánh cho thất điên bát đảo. Chủ trại thấy võ nghệ chàng tuyệt trần bèn mời chàng nhập bọn. Lía vui lòng dừng chân lại đây để chấm dứt cuộc đời lang thang.

Ba người chủ trại tên là Hổ, Nhẫn và Chân có tiếng võ nghệ cao cường không ai địch nổi. Trong mấy năm họ đóng ở truông Mây mọi người đều sợ. Cả đến quan tỉnh quan huyện cũng đều kiềng mặt. Người ta gọi tôn là "cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân". Từ lúc Lía nhập bọn, bọn cướp truông Mây càng thêm vây cánh và càng lộng hơn trước.

Một hôm, bọn họ kéo nhau ra Bồng-sơn cướp một tiệm buôn lấy được của cải và hàng hóa bộn bề. Trở về trại, họ mở tiệc ăn mừng. Khi chia những của cướp được, bọn cha Hổ toan chiếm lấy phần nhất. Nhưng Lía nhất định không chịu: - "Nếu không có tôi - chàng nói - thì các chú đã dám vào nhà chưa?". Rồi Lía đòi ba chủ trại hãy ra sân cùng mình tỉ thí. Quả nhiên, trong cuộc đọ sức, sức khỏe và võ nghệ của Lía mười phần, bọn cha Hổ không được một. Thấy Lía toàn tài, cả trại đồng thanh tôn chàng làm chủ.

Từ ngày Lía làm tướng, hành động của bọn cướp truông Mây có phần thay đổi. Lía cấm lâu la không được cướp giật của những người qua lại, không được cướp của cải của người nghèo: - "Đã cướp -  chàng nói - chúng ta làm những mẻ cho to, gõ vào đầu bọn trọc phú, cần gì đi vét hầu bao của những kẻ khố rách?". Thường khi cướp được nhiều của, Lía bắt trích một nửa phân phát cho những người nghèo trong vùng. Chẳng những thế, mỗi lần trong tỉnh xảy ra chuyện gì mà Lía cho là trái lệ, chàng liền kéo bọn truông Mây đến can thiệp.

Từ đó cái tên truông Mây, cái tên Lía được dân nghèo ca tụng. Trái lại, bọn quan lại, bọn nhà giàu trong tỉnh thì sợ mất mặt. Quan tỉnh nhiều phen phái quân đến tiễu trừ nhưng mỗi lần xuất quân đều bị họ biết trước và bị đánh cho tan tác. Bọn quan tỉnh không làm thế nào được, muốn báo về triều đình, nhưng lại sợ tội trút lên đầu nên đành để mặc Lía và thủ hạ tung hoành.

*

Ít lâu sau, nghe vua mở khoa thi võ, Lía có ý muốn người trổ tài với thiên hạ, lập chút công danh. Bọn cha Hổ không cản được, đành ở lại giữ trại cho Lía cải trang ra đi.

Khoa ấy ở trường Bình-định có một viên chánh chủ khảo ăn tiền như rác. Thí sinh ai có lo lót ít nhiều, hắn mới chịu nhận đơn. Thấy Lía nạp đơn không có "vi thiềng", chánh chủ khảo đập bàn quát: - "Mày là thằng nào mà không biết lệ trường thi. Đơn từ làm dốt nát thế này. Lính đâu, đuổi cổ thằng này không cho thi nữa". Nghe mấy lời đó. Lía căm tức vô hạn, nhưng giữa nơi quân lính đông đảo, gươm giáo sáng lóe, chàng đành nuốt giận không dám ra tay. Chàng đi gấp về sơn trại kể việc đó cho bọn cha Hổ nghe và nhất định đem lâu la xuống núi rửa hờn. Cả bọn cải trang rất khéo và hoạt động rất kín đáo. Chỉ vào khoảng nửa đêm, quân của Lía đã lọt vào thành và phục sẵn, chờ lệnh Lía là hành sự. Chánh chủ khảo đang ngon giấc với nàng hầu thì bị một nhát dao vào cổ. Vợ hắn chỉ còn biết dập đầu van lạy. Thấy nàng đẹp, Lía bắt luôn đưa về sơn trại làm vợ.

Mọi việc quá êm lẹ nên mãi đến gần sáng quan quân mới biết. Suốt tỉnh náo động. Sau cùng dò la mãi người ta mới biết rằng bọn cướp truông Mây gây ra việc đó. Lần này không thể giấu được triều đình, bọn quan lính phải làm sớ tâu vua và xin thêm quân để tảo trừ.

Bên phía quân truông Mây cũng lo đắp đồn luyện quân để phòng thủ sơn trại. Vì thế quân đội triều đình mấy lần xông xáo đều bị thất bại. Các quan ai cũng lấy làm lo. Nếu không lập mưu diệt Lía thì bọn họ không thể nào còn ngồi ấm chỗ.

Nghĩ rằng nếu dỗ được vợ Lía làm nội ứng hắn rất có lợi, các quan đầu tỉnh bàn nhau sai ba tên lính giả làm lái buôn lụa để dò bụng nàng. Ba tên này nhờ lo lót với bọn canh cửa nên lọt qua truông Mây vào bán hàng cho vợ Lía để dò ý. Giữa khi giở các súc gấm vóc cho vợ Lía xem, bọn chúng cố ý để lộ cho nàng thấy một chiếc nhẫn của chánh chủ khảo để lại. Người đàn bà hiểu ý, sai đuổi kẻ hầu ra ngoài. Bọn chúng đưa mắt cho nàng và nói nhỏ: -"Chúng tôi lặn lội lên đây là vì mối thù của bà lớn". Đoạn chúng móc trong tầng áo lót, đưa ra một phong thư của quan tỉnh hứa với nàng nếu làm nội ứng trừ được giặc, sẽ có trọng thưởng. Vợ Lía nhận lời và hẹn ngày thi hành kế độc.

Đến ngày ấy, vợ Lía sắm sửa một tiệc rượu rất linh đình mời bọn cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân đến dự, nói là ăn giỗ mẹ. Nàng ăn mặc rất đẹp, liếc mắt đưa tình và chuốc chén mời mọi người. Bọn Lía không ngờ là độc kế, cứ uống tràn. Rượu đã có tẩm thuốc mê nên chưa tan tiệc mà bốn chủ trại đã say khướt, không còn biết gì trời đất. Vợ Lía cho bọn lâu la hạ tiệc xuống, ra sau trại ăn uống cùng nhau. Còn lại một mình, nàng lấy thừng lớn trói bọn cha Hổ với nhau làm một đống. Về phần Lía, biết chàng có sức khỏe phi thường nên nàng dùng mười lớp dây thừng buộc chặt vào tấm phản. Xong đâu đó, nàng cho người tâm phúc ra khỏi sơn trại báo tin.

Nghe báo, quân triều đình lập tức tiến công. Quân truông Mây không có tướng nên tan vỡ rất chóng. Quân triều đình kéo ùa vào trại như vào chỗ không người. Bấy giờ Lía đã hơi tỉnh. Thấy nguy biến, chàng định vùng dậy chạy, nhưng toàn thân mắc cứng vào tấm phản. Biết là đã rơi vào bẫy, Lía bèn dùng hết sức bình sinh giãy đứt dây buộc chân rồi đứng dậy mang cả tấm phản lớn sau lưng. Chàng húc mấy cái vào cột nhưng dây buộc chặt quá không thể làm gì được. Thấy đã quá gấp, Lía cứ để vậy chạy ra phía cửa trại phá vòng vây xông ra. Tấm phản là một chướng ngại lớn cho chàng, nhưng cũng là tấm mộc rất tốt. Mấy tên lính thứ thì bị cái đá của Lía, thứ thì bị tấm phản húc vào đầu nên toáng đảm không dám đuổi, đành trở vào bắt bọn cha Hổ, chú Nhẫn, mẹ Chân giải nạp.Lía cứ chạy mãi chạy mãi r sang Thái Lan lúc nào ko hay. Lía quyết định chuyển giới thành nữ và đc 1 đầu bếp nhận lm con nuôi và cho ăn học. Cuối cùng Lía quyết định vào lm thực tập sinh ở công ty YG Entertainmen và đc debut trong nhóm nhạc nổi tiếng Blackpink mà ta vẫn thấy. Lía có một tuổi thơ thật dữ dội hà!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

~ Yêu Lía ~

1
10 tháng 3 2019

Yêu Blackpink nhìu

– Lời nói đầuĐây là câu chuyện đầu tiên mà tôi sáng tácTrên thế giới này, song song giữa thực tại, luôn tồn tại một thế giới tâm linh huyền bí, một thế giới vô hình mà đối với con người còn là một ẩn sốCâu chuyện kể về cô gái tên Bảo Nhi cơ duyên khai nhãn Âm Dương sau vụ tại nạn thập tử nhất sinh, và diễn biến cuộc đời cô sẽ ra sao? Và hành trình giúp đỡ những oan...
Đọc tiếp

– Lời nói đầu
Đây là câu chuyện đầu tiên mà tôi sáng tác
Trên thế giới này, song song giữa thực tại, luôn tồn tại một thế giới tâm linh huyền bí, một thế giới vô hình mà đối với con người còn là một ẩn số
Câu chuyện kể về cô gái tên Bảo Nhi cơ duyên khai nhãn Âm Dương sau vụ tại nạn thập tử nhất sinh, và diễn biến cuộc đời cô sẽ ra sao? Và hành trình giúp đỡ những oan hồn được siêu thoát, đằng sau mỗi oan hồn tội nghiệp là một câu chuyện bi thương khiến ta đáng phải suy ngẫm… tuy nhiên song song những oan hồn thiện lành, thì vẫn có những oan hồn giận dữ…
Tôi xin phép được hóa thân vào cô gái Bảo Nhi, và sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đời của tôi.
***
Chương 1- Khai Nhãn

Mẹ tôi nghe thấy tiếng động lạ ở ngoài sân, bà vội vàng chạy ra xem thì hốt hoảng khi thấy tôi đang nằm dưới đất, đầu bị va chạm, máu me tuôn ra ướt trán và chảy dài trên gương mặt xinh xắn của tôi…

Nhi! Nhi ơi… trời ơi, chết con tôi rồi trời ơi, Nhi ơi tỉnh dậy con ơi, ông ơi! Ông ơi… con nó bị té cầu thang đầu chảy máu quá trời nè ông ơi… chết con tôi rồi trời ơi…
Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, gào khóc thãm thiết, cảnh vật xế chiều càng thêm ảm đạm, phũ lên bầu không khí não nề, ngay tại chính ngôi nhà thân thương của tôi…
Đầu óc tôi quay cuồng, chỉ còn nghe vang vọng tiếng của mẹ, âm thanh càng lúc càng nhỏ lại, mắt tôi bắt đầu tối sầm không còn thấy rõ xung quanh, lúc đó tôi không còn cảm nhận được cơ thể của mình nữa, mọi thứ nhẹ tựa lông hồng và rồi tôi chìm dần vào trong cơn hôn mê…

📷

* * *

Tôi đang ở đâu đây? Chẳng phải đây là con đường lộ lớn mà tôi thường chở mẹ đi chợ mỗi ngày sao? Nhưng sao lạ quá, trên đường không có lấy một chiếc xe, những căn nhà lưa thưa ven đường cũng khôg thấy một bóng người, cây cỏ xung quanh hoàn toàn tĩnh lặng, không một chút bị giao động bởi gió, hình như giờ này là chiều rồi chăng? Cảnh vật xa xăm mơ hồ, bầu trời toát lên một màu đỏ cam rực rỡ phũ dài phía xa xa tận chân trời thật huyền ảo…

Chị ơi, chị ơi, em cho chị cái này nè hihihii…

Tôi giật mình bởi tiếng gọi, xoay người nhìn lại thì thấy bé gái chạc tám tuổi, cặp mắt long lanh, toát lên vẻ thông minh lanh lợi, có nước da màu ngâm đen khỏe mạnh, đang nắm hờ một thứ gì đó, chìa tay về phía tôi…

– Ủa em là ai? Em tên gì? Nhà em ở đâu đây?
Tôi quay sang cất tiếng dọ hỏi cô bé
Dạ em tên Sen, nhà em gần đây ạ…
Cô bé nhanh nhẹn trả lời, rồi nài nỉ tôi xòe tay ra nhận một thứ gì đó rất bí ẩn
Chị xòe tay ra đi, xòe tay ra đi, em cho chị cái này nè hihi hihii…

– Em tên Sen sao? Tên nge quen quen…
Quả thật tên cô bé nghe rất quen, hình như đã gặp hay đã từng nghe qua rồi, chỉ là nhất thời tôi không thể nhớ được
Nhìn cô bé có vẻ tinh ranh, tôi miễn cưỡng xòe tay ra rồi nói
– Cái gì đây? Định cho tôi cái gì đây hả?

Dạ nè chị… ăn đi… ăn đi… chị ăn đi… hi hi hi hi hi ăn đi… hi hi hi…

Tôi cảm thấy trên tay cái gì đó ương ướt, nhơn nhớt, tôi nhìn kĩ lại thì kinh hãi khi thấy một con mắt đang nhoe nhoét máu trên tay, nói đúng hơn là con mắt người, con mắt đó còn xoay lại nhìn tôi, tôi hốt hoảng la lên rồi vội vã vứt đi thứ trên tay mình rồi quay sang nhìn cô bé, thì kinh hoàng khi thấy gương mặt cô bé trở nên biến dạng mặt mài be bết máu, nửa bên đầu và khuôn mặt bị bẹp, móp méo, lòi hẳn một con mắt ra ngoài, còn dính lại treo lủng lẳng đung đưa trên hốc mắt, tôi quá sợ hãi té bật về phía sau, hai chân đạp lùi trong sự hoảng loạn, miệng hét lớn, quá khiếp sợ nên đôi chân tôi không còn sức lực để đứng dậy mà bỏ chạy, tôi chỉ biết nhắm nghiền đôi mắt lại, nhưng bên tai vẫn còn tiếng cười khoái chí vang vẳng của cô bé, giọng cười lanh lảnh, vang vang rồi nhỏ dần, nhỏ dần rồi tắt hẳn… nhưng vì quá sợ hãi nên tôi không dám mở mắt ra…

Lúc này tôi mới chợt nhớ ra là vào khoảng một năm về trước có một cô bé tên Sen, ở trên quốc lộ chết do tai nạn xe, đúng hơn là bị xe tải cán chết, cô bé này rất ngoan và giỏi, thường xuyên giúp đỡ mẹ, hằng ngày cô bé trông coi bán tạp hóa, có cả xe nước mía, mình ngày xưa cũng có hay ghé mua nước mía nhiều lần, nghe kể là bé chạy sang lộ đi đổi tiền lẻ để thói cho khách, trong lúc ùa chạy về gần đến nơi thì tiền trên tay bị gió thổi bay ra lộ, cô bé vội vã quay ngược trở lại nhặt lượm thì đúng lúc đó có chiếc xe tải lao đến và xảy ra tai nạn, khi chết hàng xóm gần đó và đặt biệt là gia đình bé rất tiếc thương và tội nghiệp, vụ này nổi lắm, cô bé mang tên của một loài hoa rất dễ nhớ nên tôi ấn tượng mãi, Sen…

* * *

* * *

Này cháu ơi, cháu ơi..

Tôi mở mắt ti hí ra thì thấy một bà lão, trông bà khoảng ngoài bảy mươi, nhưng trông rất minh mẫn và khỏe mạnh, gương mặt rất hiền hậu, tôi liền nói, bà ơi, con vừa gặp ma, là cô bé tên Sen, mà khoảng một năm trước đã chết do tai nạn xe trên đường lộ lớn…

Bà lão mỉm cười cùng với đôi mắt trìu mến rồi nói

– Thật vậy sao? Vậy cô bé đó đâu hả cháu?

Tôi định giơ tay chỉ trỏ thì chợt nhận ra cảnh vật xung quanh mình đã thay đổi, hình như tôi đang ngồi trong một con hẻm, hai bên tường cao, tôi hướng mắt nhìn ra đầu hẻm thì thấy xa xăm mơ hồ, ngước lên trời thì thấy bầu trời không khác lúc nảy, cũng một màu đỏ cam rực rỡ xa xăm ảo mộng, tuyệt nhiên không một động tĩnh, hay âm thanh gì xung quanh đây cả, mọi thứ đều tĩnh lặng, tôi quay sang hỏi bà lão

– Bà ơi Cháu đang ở đâu vậy bà?

Bà lão từ tốn trả lời

– Cháu đang ở trong con hẻm mà ngày xưa cháu hay đi học ngang qua đây, cháu đã quên rồi sao?

– Tôi đáo mắt nhìn lại xung quanh, nhìn lại con đường trong hẻm, quả đúng là con hẻm này, mà thuở xưa tôi đi học, thường đi đường tắt rồi bọc qua con hẻm này mà đến trường, Tôi ngạc nhiên quay sang hỏi bà lão

– Dạ đúng rồi, cháu nhớ rồi, chính là con hẻm này, nhưng sao bà lại biết?

– Bởi vì bà đã ở đây từ thuở đó đến tận bây giờ, và thấy cháu thường đi học ngang qua nơi này.
Bà lão nhẹ nhàng trả lời thật ân cần
Thuở đó? Tôi bắt đầu run sợ

Thuở đó chẳng phải cách đây khoảng mười hai năm rồi sao?

Bà… bà… bao… bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Bà lão ân cần trả lời

– Nếu bà còn sống thì năm nay bà đã tám mươi bảy tuổi rồi cháu ạ…

Tôi lắp bắp đáp trong sợ hãi

– Còn… còn sống? Như vậy chẳng lẻ bà đã chết rồi sao?

Vẫn ánh mắt hiền hậu bà lão nhẹ nhàng nói

– Phải, bà đã chết rồi, bà đã chết ở đây hơn mười sáu năm về trước, khi đó bà chết bỏ lại vợ chồng thằng Hai, thằng Út, với hai đứa cháu nội, đứa cháu gái lớn khi đó mười bốn tuổi còn thằng cháu trai chỉ mới tám tuổi bây giờ thì nó đã lớn rồi, cũng trạc tuổi cháu hiện giờ..

Vừa nảy cháu cũng nói đã gặp ma, vậy cháu có sợ ma không? Và cháu có sợ bà không?

Tuy rất sợ, nhưng thấy bà ăn nói từ tốn với đôi mắt hiền diệu trìu mến, nên tôi cố lấy lại bĩnh rồi đáp:

– Dạ quả thật là cháu rất sợ, nhưng… nhưng trông bà không đáng sợ so với cô bé cháu vừa gặp khi nảy.

Mà… mà tại sao cháu lại thấy được người đã chết chứ?

Bà lão từ tốn trả lời:

– Bởi vì cháu đang được sở hữu con mắt thứ ba, con mắt âm dương ở ngay giữa chán của cháu..

Tôi tự nhũ

– Con mắt thứ ba sao? Rồi tôi đưa tay lên sờ vào giữa trán thì quả thật có cái gì đó nhô nhô ngự ngay giữa trán của mình, nhưng khi nào chứ? Từ lúc nào mà mình có được con mắt thứ ba này…

– Bà rất mong cháu sẽ dùng con mắt này để giúp đỡ nhiều oan hồn uẩn khúc, có di nguyện lúc họ còn sống họ chưa thể thực hiện được, nên khi chết họ vẫn chưa thể được siêu thoát…
Tôi chăm chú lắng nghe lời bà lão nói, bà nói rằng hồn ma rất hay, họ có thể cảm nhận được người có thể giúp được họ và thông linh với người đó qua giấc mơ nếu người đó ở có tâm linh mạnh mẽ, những oan hồn càng gần thì thông linh càng mãnh liệt và rõ ràng hơn, và cần phải liên kết kí ức giữa linh hồn đó với người giúp được họ, chính vì vậy bà ấy mới có thể thông linh đến tôi…
Bà ấy còn có một tâm nguyện chưa hoàn thành, và mong tôi có thể giúp bà, rằng tìm đến một căn nhà ở cuối con hẻm này, sau đó đi về phía tay trái, căn nhà mà có cây bồ đề to lớn phía sau, đến đó để tìm người cháu nội của bà ấy tên là Trác, bà nhờ tôi chuyển lời nói với cậu trai tên Trác là bà có cất giấu hơn bảy lượng vàng để trong cái hộp gỗ sưa đỏ, được chôn ở dưới gốc cây bồ đề sau nhà, số vàng mà bà lão đã chất chiêu gom góp cả đời, vốn dĩ là bà đợi tới ngày tổ chức đám cưới của thằng út rồi bà mang ra rồi chia hết cho hai anh em nó để có số vốn để làm ăn, nhưng ông trời trớ trêu, đời người nghiệt ngã, còn không đầy hai tháng nữa là ngày tổ chức đám cưới thằng út diễn ra, cớ vậy mà bà không thể đợi được đến ngày ấy
Rồi bà lão tha thiết cầu xin tôi
– Xin cháu hãy hứa là sẽ giúp bà hoàn thành di nguyện này, nhắn với thằng Trác, nếu lấy được số vàng thì hãy chia cho cậu út của nó một nửa để có vốn làm ăn, xoay sở cuộc sống, cháu hứa đi, hãy hứa với bà…

Tôi cảm động khi nghe bà kể rồi nhận lời
– Dạ cháu hứa… cháu hứa mà… cháu sẽ giúp bà hoàn thành tâm nguyện… bà yên tâm, cháu sẽ hứa…

* * *

* * *

Nhi Con tỉnh rồi hả con… trời ơi ông ơi…

Con Nhi nó tỉnh rồi ông ơi…

Bác sĩ ơi… con bé tỉnh rồi…

Tôi vừa nghe được tiếng nó mớ sảng, thấy tay nó cử động rồi nè, trời ơi mừng quá ông ơi..

Nhi! Con tỉnh rồi hả con?

Tiếng mẹ tôi gọi, khiến tôi thức giấc, hóa ra từ nảy đến giờ chỉ là mơ thôi sao? Tôi tự hỏi bản thân rồi cố mở to đôi mắt, nheo mãi tôi mới có thể mở to mắt mà ngắm nhìn xung quanh…

Tôi thấy mẹ tôi đang ở cạnh bên tôi hai tay nắm bàn tay tôi, thấy cha tôi đứng phía sau lưng mẹ, đang hướng mắt nhìn tôi, đôi mắt ông rươm rướm nước mắt, đang lưng tròng bộc lộ rõ sự vui mừng…

Thì ra tôi hiện đang nằm ở bệnh viện

Tôi giơ một tay sờ lên đầu thấy mình đang được băng bó, lúc này đầu tôi vẫn còn đau nhức ê ẩm…

Tôi hỏi mẹ:

– Mẹ, Con bị sao vậy mẹ?

Mẹ tôi sốt sắng, nói lên điều trong lòng:

– Trời ơi, mày tỉnh rồi, mẹ mừng quá, mày làm mẹ lo muốn chết, đã ba ngày nay mẹ cứ thấp thỏm lo cho mày, mày thì hôn mê suốt, mẹ còn tưởng mày đi luôn bỏ mẹ rồi..

Nói xong, mẹ tôi khóc nức nở, rồi mẹ nói tiếp:

– Mẹ đã nói rồi, cái nốc nhà bị mưa dột, hỏng thẳng để cha bây về ổng sửa, con gái con lứa mà bắt thang leo lên đó rồi té, làm mẹ sợ hết hồn hết vía, cũng may đúng lúc mày vừa té xuống thì cha bây cũng vừa về tới cổng, ổng bế mày chở lên bệnh viện, chứ không thôi mẹ cũng không biết phải làm sao..

Nói xong mẹ tôi vén áo lên lao nước mắt… đúng lúc đó thì bác sĩ cũng đến…

Mẹ tôi phở phào rồi nói

– Thôi con mới tỉnh dậy, để mẹ pha cho ly sữa uống xong rồi nằm ngủ một giấc cho khỏe nha con, nói xong mẹ tôi lật đật quay đi…

Tôi nhìn bóng dáng của mẹ và cha, bổng thấy mình thật may mắn và hạnh phúc…

Một thứ cảm giác ấm áp, giúp tôi tràn đầy sự vui sướng, chợt giọt nước mắt khẽ tuôn xuống, ấm nồng trên má, rồi phát giác, tôi tự mỉm cười..

0
Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy - Chương 01 Chương 1ĐỨA BÉ VẪN SỐNGÔng bà Dursley, nhà số 4 đường Privet Drive, tự hào mà nói họ hoàn toàn bình thường, cám ơn bà con quan tâm. Bà con đừng trông mong gì họ tin vào những chuyện kỳ lạ hay bí ẩn, đơn giản là vì họ chẳng hơi đâu bận tâm đến mấy trò vớ vẩn đó.Ông Dursley là giám đốc một công ty gọi là Grunnings, chuyên sản suất máy khoan....
Đọc tiếp

Harry Potter và Hòn Đá Phù Thủy - Chương 01

Chương 1

ĐỨA BÉ VẪN SỐNG

Ông bà Dursley, nhà số 4 đường Privet Drive, tự hào mà nói họ hoàn toàn bình thường, cám ơn bà con quan tâm. Bà con đừng trông mong gì họ tin vào những chuyện kỳ lạ hay bí ẩn, đơn giản là vì họ chẳng hơi đâu bận tâm đến mấy trò vớ vẩn đó.

Ông Dursley là giám đốc một công ty gọi là Grunnings, chuyên sản suất máy khoan. Ông là một người cao lớn lực lưỡng, cổ gần như không có, nhưng lại có một bộ ria mép vĩ đại. Bà Dursley thì ốm nhom, tóc vàng, với một cái cổ dài gấp đôi bình thường, rất tiện cho bà nhóng qua hàng rào để dòm ngó nhà hàng xóm. Hai ông bà Dursley có một cậu quý tử tên là Dudley, mà theo ý họ thì không thể có đứa bé nào trên đời này ngoan hơn được nữa.

Gia đình Dursley có mọi thứ mà họ muốn, nhưng họ cũng có một bí mật, và nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là cái bí mật đó bị ai đó bật mí. Họ sợ mình sẽ khó mà chịu đựng nổi nếu câu chuyện về gia đình Potter bị người ta khám phá. Bà Potter là em gái của bà Dursley, nhưng nhiều năm rồi họ chẳng hề gặp gỡ nhau. Bà Dursley lại còn giả đò như mình không có chị em nào hết, bởi vì cô em cùng ông chồng vô tích sự của cô ta chẳng thể nào có được phong cách của gia đình Dursley.

Ông bà Dursley vẫn rùng mình ớn lạnh mỗi khi nghĩ đến chuyện hàng xóm sẽ nói gì nếu thấy gia đình Potter xuất hiện trước cửa nhà mình. Họ biết gia đình Potter có một đứa con trai nhỏ, nhưng họ cũng chưa từng nhìn thấy nó. Đứa bé đó cũng là một lý do khiến họ tránh xa gia đình Potter: Họ không muốn cậu quý tử Dudley chung chạ với một thằng con nít nhà Potter.

Vào một buổi sáng thứ ba xám xịt âm u, ông bà Dursley thức dậy, chẳng hề cảm thấy chút gì rằng bầu trời đầy mây kia đang báo hiệu những điều lạ lùng bí ẩn sắp xảy ra trên cả nước Anh. Ông Dursley ậm ừ khi chọn cái cà-vạt chán nhất thế giới đeo vào cổ đi làm. Bà Dursley thì lách chách nói trong lúc vật lộn với cậu quý tử Dudley đang gào khóc vùng vẫy, không chịu ngồi ăn sáng tử tế. Không một ai để ý đến một con cú to và đen thui bay xẹt qua cửa sổ.

Tám giờ rưỡi, ông Dursley sách cặp, hửi cồ bà Dursley một cái và cố hôn cậu quý tử trước khi đi làm. Nhưng cậu Dudley đang chơi trò đánh trống thổi kèn, phun phèo phèo thức ăn và vun vãi mọi thứ tứ tung, kể cả cái hôn của cha. Ông Dursley vừa cười khoái chí: “Thằng chó con”, vừa đi ra khỏi nhà. Ông lên xe, lái ra khỏi ngôi nhà số 4 của mình.

Chính ở ngay góc đường, ông nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của chuyện lạ: Một con mèo xem bản đồ. Thoạt tiên, ông Dursley không nhận ra đó là chuyện kỳ quái. Thế rồi ông giật mình quay lại nhìn lần nữa. Có một con mèo hoang đứng ở góc đường Privet Drive, nhưng bây giờ lại chẳng có tấm bản đồ nào cả! Chẳng lẽ chuyện đó là do ông tưởng tượng ra ư? Hay ánh sáng đã làm ông lóa mắt? Ông Dursley chớp chớp mắt rồi chăm chú nhìn con mèo. Nó cũng nhìn lại ông.

Ông lái xe vòng qua góc đường, đi tiếp, và tiếp tục nhìn con mèo qua kính chiếu hậu. Nó lúc ấy đang đọc bảng tên đường Privet Drive- À không, ngó bảng tên đường chứ, mèo đâu có thể đọc bảng tên đường hay xem bản đồ! Ông Dursley lắc lắc đầu, đuổi con mèo ra khỏi óc. Khi lái xe vào thành phố, ông không muốn nghĩ đến cái gì khác hơn là những đơn đắt hàng máy khoan mà ông mong có được nhiều thật nhiều trong ngày hôm đó.

Nhưng sắp vào tới thành phố, chợt có một việc khiến ông không còn tâm trí nghĩ đến những chiếc máy khoan nữa: lúc ngồi đợi trong xe, giữa dòng xe cộ kẹt cứng, ông không thể không nhận thấy hình như xung quanh có rất nhiều người ăn mặc lạ lùng đang lảng vảng. Tất cả bọn họ đều mặc áo trùm kín. Ông Dursley vốn đã không chịu nổi bọn người ăn mặc dị hợm- những thứ lôi thôi mà đám trẻ vẫn mặc!- nên ông cho là lần này chắc lại là một thời trang ngu ngốc nào đó xuất hiện.

Ông sốt ruột nhịp ngón tay trên tay lái xe hơi và ánh mắt ông đụng nhằm một cặp quái đang chụm đầu đứng gần đó. Họ đang thì thầm với nhau coi bộ rất kích động. Ong Dursley giận sôi lên khi nhận thấy cặp này cũng chẳng còn trẻ gì: Coi, gã đàn ông trông còn già hơn cả ông, vậy mà lại khoác áo trùm màu xanh ngọc bích! Chẳng ra thể thống gì cả! Đầu óc gì thế chứ! Nhưng ông Dursley chợt giật mình- hình như những người này đang tụ tập vì một chuyện gì đó… Ừ, hình như vậy!…

Dòng xe cộ thông, và chỉ vài phút sau ông Dursley đã lái xe vào bãi đậu của hãng Grunnings, đầu óc ông giờ đã quay trở lại với mấy cái máy khoan.

Trong văn phòng ở lầu chín, ông Dursley thường vẫn hay ngồi quay lưng lại cửa sổ. Giả sử không ngồi kiểu đó, thì rất có thể sáng hôm ấy ông sẽ khó tập trung được vô mấy cái máy khoan. Bởi ngồi như vậy, nên ông đã không thấy, bên ngoài cửa sổ, một đàn cú bay lượn xao xác giữa ban ngày. Mọi người dưới phố đều trông thấy, nhưng ông Dursley thì không. Người ta chỉ trỏ kinh ngạc, thậm chí há hốc mồm khi ngước nhìn đàn cú bay vụt qua ngay trên đầu, nhiều người trong số đám đông ấy thậm chí chưa từng thấy một con cú vào nửa đêm, đừng nói chi giữa ban ngày như thế này.

Ai cũng thấy chỉ riêng ông Dursley là không thấy. Ông đã trãi qua một buổi sáng hoàn toàn bình thường, không có cú. Sáng đó, ông quát tháo năm người khác nhau. Ông gọi nhiều cú điện thoại quan trọng và la hét thêm một hồi. Tâm trạng ông sảng khoái cho đến bữa ăn trưa, và tự nhủ mình phải duỗi chân cẳng một chút, băng qua đường, mau cho mình một cái bánh ở tiệm bánh mì.

Ông hầu như đã quên bén những người khoác áo trùm kín cho tới khi đi ngang qua một đám người đứng gần tiệm bánh. Cả bọn đều mặc áo trùm. Ông nhìn họ giận dữ. Ông không biết tại sao, nhưng họ làm ông khó chịu quá. Bọn này thì thào với nhau có vẻ rất kích động, mà ông thì không nghe được tí teọ nào. Chỉ đến lúc trên đường về từ tiệm bánh mì, đi ngang qua đám người khoác áo trùm, ông Dursley mới nghe lõm bỏm được những gì họ nói:

- Gia đình Potter, đúng đấy. Tôi nghe đúng như thế…

- … Ừ, con trai họ, Harry…

Ông Dursley đứng sững lại, chết lặng. Ông ngợp trong nỗi sợ hãi. Ông ngoái nhìn đám người đang thì thào như muốn nói gì với họ, nhưng rồi lại thôi.

Ông băng nhanh qua đường, vội vã về văn phòng, nạt viên thư ký là đừng có quấy rầy ông, rồi cầm điện thoại lên, sắp quay xong số gọi về nhà thì lại đổi ý. Ông đặt ống nghe xuống, tay rứt rứt hàng ria, suy nghĩ… Không, ông hơi hồ đồ. Potter đâu phải là một cái họ hiếm hoi gì. Ông dám chắc là có hàng đống người mang họ Potter và đặt tên con mình là Harry. Nghĩ đi nghĩ lại thật kỹ, ông thấy cũng không chắc thằng cháu của ông tên là Harry. Ông chưa từng gặp nó. Biết đâu nó tên là Harvey hay Harold. Chẳng việc gì ông phải làm phiền đến bà Dursley; bả luôn luôn nổi giận và buồn bực khi nghe nhắc đến cô em gái của mình. Ông cũng chẳng trách bà, ông cũng sẽ thế thôi nếu ông có một cô em gái như thế… Nhưng mà em của bà hay em của ông thì đằng nào cũng vậy. Nhưng… cái bọn khoác áo trùm!…

Buổi trưa đó, ông bỗng thấy khó mà tập trung vô mấy cái máy khoan, và khi rời sở làm lúc năm giờ chiều thì ông trở nên lo âu và căng thẳng đến nỗi đâm sầm vào một người ở ngoài cửa.

- Xin lỗi!

Ông càu nhàu với người đàn ông nhỏ thó bị ông đâm vào làm cho suýt ngã bổ ra sau. Nhưng chỉ vài giây sau, ông Dursley chợt nhận ra là gã đàn ông đó cũng khoác áo trùm màu tím. Gã không tỏ vẻ cáu giận về chuyện gã suýt bị lăn quay ra đất. Ngược lại, mặt gã giãn ra một nụ cười toe toét, và gã nói với một giọng mơ hồ khiến mọi người đi ngang phải ngoái nhìn.

- Đừng lo, thưa ngài, hôm nay không có gì có thể làm tôi nổi cáu được đâu. Vui lên đi. Bởi vì kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy cuối cùng đã biến rồi! Ngay cả dân Muggle như ngài cũng nên ăn mừng cái ngày vui vẻ, rất vui vẻ này đi.

Và gã đàn ông ôm ngang người ông Dursley một cách thân tình rồi bỏ đi.

Ông Dursley đứng như trời trồng tại chỗ. Ông bị một người hoàn toàn xa lạ ôm thân tình một cái! Ông lại bị gọi là dân Muggle, không biết là cái quỷ gì? Ông ngạc nhiên quá. Vội vã ra xe, ông lái về nhà, hy vọng là những gì xảy ra chẳng qua là do ông tưởng tượng mà thôi. Nhưng mà trước nay, cókhi nào ông công nhận là có trí tưởng tượng ở trên đời đâu!

Khi cho xe vào ngõ nhà số 4, cái trước tiên mà ông nhìn thấy – và cũng chẳng làm cho ông dễ thở hơn chút nào – là con mèo hoang to tướng mà ông đã thấy hồi sáng. Con mèo đang ngồi chong ngóc trên bờ tường khu vườn nhà ông. Ông chắc là đúng con mèo hồi sáng, bởi quanh mắt nó cũng có viền hình vuôn. Ông Dursley xuỵt lớn:

- Xù.

Con mèo chẳng thèm nhúc nhíc. Nó còn nhìn lại ông một cách lạnh lùng. Ông Dursley thắc mắc. Không biết có phải kiểu cư xử thông thường của mèo là vậy? Cố gắng lấy lại vẻ tự chủ, ông đĩnh đạc bước vào nhà. Ông vẫn còn quyết tâm là sẽ không nói gì với vợ về chuyện Potter.

Bà Dursley cũng trãi qua một ngày bình thường tốt đẹp. Trong bữa ăn tối, bà kể cho chồng nghe chuyện rắc rối của nhà hàng xóm và con gái của họ, cùng chuyện hôm nay Dudley học nói được thêm hai từ mới ( “hổng thèm” ). Ông Dursley cố gắng cư xử như bình thường. Khi bé Dudley được đặt lên giường ngủ thì ông vào phòng khách để xem bản tin buổi tối.

- Và cuối cùng, thưa quý vị khán giả, những người quan sát cầm điểu khắp nơi báo cáo là chim cú trên cả nước đã hành động hết sức bất thường suốt ngày hôm nay. Mặc dù cú thường đi săn vào ban đêm và ít khi xuất hiện vào ban ngày, nhưng cả ngày nay, từ sáng sớm, đã có hàng trăm con cú bay tứ tán khắp mọi hướng. Các chuyên viên không thể giải thích nổi tại sao cú lại thay đổi thói quen thức ngủ như vậy.

Phát ngôn viên nói tới đây tự thưởng cho mình một nụ cười rồi tiếp:

- Cực kỳ bí hiểm. Và bây giờ là phần dự báo thời tiết của Jim McGuffin. Liệu đêm nay còn trận mưa cú nào nữa không Jim?

Người dự báo thời tiết đáp:

- À, tôi không rành vụ đó lắm, nhưng ngày hôm nay không chỉ có cú hành động quái chiêu, mà thời tiết cũng tỏ ra bất bình thường. Nhiều quan sát viên ở các vùng khác nhau đã gọi điện thoại phàn nàn với tôi là thay vì một trận mưa như tôi đã dự báo ngày hôm qua, thì họ lại nhận được một trận sao băng. Không chừng người ta ăn mừng lễ đốt pháo bông quá sớm, nhưng thưa bà con, tuần sau mới tới ngày đốt pháo bông mà! Dù vậy tôi xin cam đoan là thời tiết tối nay sẽ rất ẩm ướt.

Ông Dursley ngồi như đóng băng trên ghế bành. Sao băng trên khắp bầu trời Anh – cát – lợi à? Cú bay lượn vào ban ngày ư? Những con người khoác áo trùm bí ẩn khắp nơi nữa chứ. Và… và những câu chuyện thì thào về gia đình Potter…

Bà Dursley bưng hai tách trà vào phòng. Không ổn rồi. Ông phải nói gì với bà thôi. Ông tằng hắng lấy giọng:

- Ờ… em à… lâu nay em không nghe nói gì về em gái của em phải không?

- Không.

Đúng như ông “mong đợi”, bà Dursley giật mình và đổ quạu. Chẳng phải là lâu nay cả hai đã ngầm coi như bà chẳng hề có chị em gì hết sao? Giọng bà sắc lẻm:

- Mà sao?

Ông Dursley lầu bầu:

- À, chỉ là ba mớ tin tức… cười. Nào là cú… sao băng… lại có cả đống bọn khoác áo trùm nhôn nhạo dưới phố hôm nay…

- Thì sao? – Bà Dursley ngắt ngang.

Ông Dursley vội phân bua:

- Ờ… anh chỉ nghĩ… có thể… có chuyện gì đó dính dáng tới dì nó… em biết đó… dì nó…

Bà Dursley nhấp môi son vào tách trà. Ông Dursley băn khoăn không biết liệu mình có dám nói với vợ là đã nghe thiên hạ bàn tán về cái tên “Potter” không. Cuối cùng ông không dám. Thay vào đó, ông cố làm ra vẻ hết sức bình thường:

- Thằng con trai của họ… chắc là nó bằng tuổi bé Dudley nhà mình, phải không em?

Bà Dursley nhấm nhẳn:

- Có lẽ

- Nó tên gì? Howard phải không?

- Harry. Một cái tên tầm thường xấu xí.

- Ờ, xấu thật. Anh hoàn toàn đồng ý với em.

Ông không nói thêm lời nào nữa về đề tài này khi cả hai lên lầu vào phòng ngủ. Trong khi bà Dursley vào buồn tắm, ông Dursley đứng bên cửa sổ nhìn ra vườn. Con mèo vẫn còn đó. Nó đang chăm chu ngóng ra đường Privet Drive như thể đang chờ đợi cái gì vậy.

Hay là ông chỉ tưởng tượn ra mọi thứ? Tất cả những chuyện vớ vẩn này thì có liên quan gì tới gia đình Potter nào? Nếu có… nếu mà có dính dáng với cặp phù… Oâi, nghĩ tới đó ông đã cảm thấy không chịu nổi.

Ông bà Dursley lên giường ngủ. Bà Dursley ngủ ngay tức thì, còn ông Dursley thì cứ nằm trăn trở mãi. Cuối cùng một ý nghĩ dễ chịu đã giúp ông ngủ thiếp đi, ấy là nếu mà gia đình Potter có dính dáng đến tất cả những chuyện nhảm nhí ấy thì họ cũng không có lý do gì để dây dưa đến gia đình ông. Gia đình Potter biết rất rõ bà Dursley nghĩ như thế nào về họ và bọn người như họ. Ông Dursley thấy không có lý do gì để mình và vợ mình có thể bị khổ sở về những gì đang diễn ra – Ông ngáp và trở mình – Chuyện đó không thể nào ảnh hưởng đến họ.

Nhưng ông đã lầm.

Ông Dursley cuối cùng cũng có thể tóm được giấc ngủ, dù một cách khó khăn. Nhưng con mèo ngồi trên bờ tường ngoài thì không tỏ vẻ gì buồn ngủ cả. Nó cứ ngồi bất động, mắt đăm không chớp về góc đường Privet Drive. Nó không động đậy ngay cả khi có tiếng cửa xe đóng sầm bên kia đường. Không nhúc nhích ngay cả khi có hai con cú vụt qua phía trên đầu. Và chính xác là đến gần nữa đêm con mèo ấy mới nhúc nhích.

Ấy là lúc một ông già xuất hiện ở góc đường mà con mèo đang ngóng về. Cụ xuất hiện thình lình và lặng lẽ như thể từ mặt đất chui lên. Đuôi con mèo nhẹ ve vẩy và mắt nó nhíu lại.

Xưa nay trên đường Privet Drive chưa từng có một người nào trông kỳ quái như cụ già ấy lại qua. Cụ ốm, cao, rất già, căn cứ vào mái tóc và chòm râu bạc phơ dài đến nỗi cụ phải giắt chúng vô thắt lưng. Cụ mặc áo thụng dài, khoát áo trùm màu tím cũng dài quét đất, mặc dù cụ đã mang đôi giày bốt cao gót lêu nghêu. Đôi mắt xanh lơ của cụ sáng rỡ và lấp lánh phía sau cặp kính có hình dạng nữa vành trăng. Mũi cụ thì vừa dài vừa khoằm như thể cụ đã từng bị gãy mũi ít nhất hai lần. Tên cua cụ là Albus Dumbledore.

Albus Dumbledore dường như không nhận thấy là mình đã đến con đường mà từ tên họ cho đến đôi bốt của cụ không hề được hoan nghênh chào đón. Cụ đang bận lục lọi trong chiếc áo trùm của cụ, tìm kiếm cái gì đó. Rồi đột nhiên, có vẻ như cụ nhận ra là mình đang bị quan sát, bởi vì cụ thình lình ngước nhìn lên con mèo vẫn đang ngó cụ từ bờ tường nhà Dursley. Aùnh mắt của con èmo có vẻ làm cụ thích thú. Cụ chắc lưỡi lẩm bẩm:

- Lẽ ra mình phải biết rồi chứ!

Cụ đã tìm được cái mà cụ lục lọi nãy giờ trong chiếc áo trùm. Nó giống như cái bật lửa bằng bạc. Cụ giơ nó lên cao và bấm. Ngọn đèn đường gần nhất tắt phụt. Cụ bấm lần nữa, ngọn đèn đường kế tiếp tắt ngấm. Cụ bấm mười hai lần như thế, cho đến khi ánh sáng còn lại trên cả con đường chỉ còn là hai đốm sáng long lanh ở phái xa – đó là hai con mắt mèo đang nhìn cụ. Nếu bây giờ mà có ai nhìn qua cửa sổ ra đường, thì dù có con mắt tọc mạch như bà Dursley cũng chịu, không thể thấy được cái gì đang xảy ra. Cụ Albus Dumbledore cất cái tắt – lửa vào áo trùm và đi về phía ngôi nhà số 4 đường Privet Drive. Cụ ngồi xuống trên bờ tường, cạnh con mèo. Cụ không nhìn nó, nhưng được một lúc, cụ nói: “Thật là hay khi gặp bà ở đây đấy, giáo sư McGonagall!”

Cụ quay sang để mỉm cười với con mèo, nhưng chẳng còn mèo nào cả. Thay vì vậy cụ đang mỉm cười với một bà lão trông đứng đắn, đeo kính gọng vuông y như cái dấu vuôn quanh mắt con mèo. Bà cũng khoác áo trùm, màu ngọc bích. Tóc bà bới thành một búi chặt. Bà có vẽ phật ý rõ rệt:

- Làm sao ông biết con mèo đấy là tôi?

- Thưa bà giáo sư yêu quý của tôi, hồi nào tới giờ tôi chưa từng thấy một con mèo nào ngồi cứng đờ như thế.

Giáo sư McGonagall nói:

- Ông mà ngồi cả ngày trên bờ tường thì ông cũng cứng đờ thế thôi.

- Cả ngày?trong khi lẽ ra bà đang phải mở tiệc ăn mừng chứ? Trên đường đến đây, tôi đã gặp ít nhất cả chục đám tiệc tùng linh đình rồi.

Giáo sư McGonagall hít hơi một cách giận giữ và nói một cách không kiên nhẫn:

- Vâng, mọi người ăn mừng, được thôi. Đáng lẽ ông phải thấy là họ nên cẩn thận một chút chứ – ngay ca dân Muggles cũng nhận thấy có chuyện gì đó đang xảy ra. Họ thông báo trong chương trình thời sự đấy.

Bà hất đầu về phía cửa sổ phòng khách tối om của gia đình Dursley.

- Tôi nghe hết. Những đàn cú… sao băng… Chà, họ không hoàn toàn ngu ngốc cả đâu. Họ đã nhận ra có điều gì đó. Sao băng… Tôi cá đó là trò của Diggle, hắn thật chẳng có đầu óc gì cả.

Albus Dumbledore nhẹ nhàng bảo:

- Bà không thể trách như vậy được. Đã mười một năm nay chúng ta chẳng có dịp nào để vui mừng mà!

Giáo sư McGonagall vẫn cáu kỉnh:

- Tôi biết. Nhưng đó không phải là lý do để phát điên lên. Đám đông cứ nhởn nhơ tụ tập bừa bãi trên đường phố giữa ban ngày, thậm chí không thèm mặc quần áo của dân Muggle để ngụy trang, lại còn bàn tán ầm ĩ.

Bà liếc sang cụ Albus Dumbledore ngồi bên, như thể hy vọng cụ sẽ nói với bà điều gì, nhưng cụ không nói gì cả, nên bà nói tiếp:

- Giá mà khi kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy biến đi hẳn, người Muggle mới phát hiện ra chúng ta thì hay biết mấy. Nhưng tôi không chắc là hắn đã chết thật chưa hả ông Dumbledore?

- Chắc chắn như vậy rồi. Thật là phước đức cho chúng ta! Bà có dùng giọt chanh không?

- Giọt gì?

- Giọt chanh. Đó là một loại keo của dân Muggle mà tôi rất khoái.

- Không cám ơn.

Giáo sư McGonagall lạnh lùng từ chối, bà không nghĩ là nhấm nháp kẹo lúc này lại thích hợp.

- Như tôi nói đấy, ngay cả nếu như kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy đã biến…

- Ôi, giáo sư yêu quý của tôi, một người có đầu óc như bà có thể gọi hắn bằng tên cúng cơm chứ? Mớ bá láp kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy thiệt là nhảm nhí. Mười một năm nay tôi đã chẳng bảo mọi người cứ gọi hắn đúng theo tên của hắn: Voldemort sao?

Giáo sư McGonagall e dè nhnìn quanh. Nhưng cụ Dumbledore có vẻ như chẳng để ý gì, cụ đang chăm chú gỡ hai viên kẹo dính nhau và cụ nói tiếp:

- Nếu mà chúng ta cứ gọi bằng: kẻ – mà – ai – cũng – biết – là – ai – đấy thì mọi sự cứ rối beng lên. Tôi thấy chẳng có gì để sợ khi gọi bằng tên cúng cơm của Voldemort.

Giáo sư McGonagall nói, giọng nữa lo lắng nữa ngưỡng mộ:

- Tôi biết ông không sợ. Nhưng ông thì khác. Mọi người đều biết ke û- ma ø- ai – cũng – biết – là… thôi được, goi là Voldemort đi, hắn chỉ sợ có mỗi mình ông mà thôi.

Cụ Albus Dumbledore bình thản nói:

- Bà tâng bốc tôi quá. Voldemort có những quyền lực tôi không bao giờ có.

- Ấy là chỉ bởi vì ông… ừ, ông quá cao thượng nên không xài tới những quyền lực đó.

- Cũng may là trời tối nhé. Kể cũng lâu rồi tôi chưa đỏ mặt, từ cái lần bà Pomfrey nói bả khoái cái mũ trùm tai của tôi.

Giáo sư McGonagall liếc cụ Dumbledore một cái sắc lẻm.

- Mấy con cú lượn vòng vòng chỉ chờ tung tin vịt đấy. Ông biết mọi người đang nói gì không? Về vì sao hắn phải biến đi ấy? Về cái điều đã chặn đứng được hắn ấy?

Có vẻ như giáo sư McGonagall đã gạt tới điểm then chốt mà bà muốn tranh luận. Đó là lý do khiến bà đã phải ngồi chờ suốt cả ngày trên bờ tường cứng và lanh lẽo này. Rõ ràng là chuyện mà mọi người đang bàn tán, cho dù làchuyện gì đi nữa, bà cũng không vôi tin cho đến khi Dumbledore nói với bà là chuyện đó có thật. Tuy nhiên cụ Dumbledore vẫn đang bận lựa một viên kẹo khác chứ không trả lời.

- Chuyện mà họ đang bàn tán ấy,” bà McGonagall nhấn mạnh, “là tối hôm qua Voldemort đã đến Hố Thần. Hắn đi tìm gia đình Potter. Nghe đồn rằng vợ chồng Potter đã… đã…, họ đồn thôi, đã… chết rồi!

Cụ Dumbledore cúi đầu. Giáo sư McGonagall há hốc miệng, ngẹn ngào:

- Vợ chồng Potter… Tôi không thể tin được… Tôi không muốn tin… Ôi, ông Dumbledore…

Cụ Dumbledore duỗi tay vỗ nhê lên vai bà giáo sư, cụ chậm rãi nói:

- Tôi biết… Tôi biết…

Giọng giáo sư McGonagall run run tiếp tục:

- Mà chuyện chưa hết. Họ còn nói hắn tìm cách giết cả đứa con trai của Potter, bé Harry ấy. Nhưng… hắn không giết được> Hắn không thể giết nổi đứa bé. Không ai biết tại sao, thế nào…, nhưng họ nói… khi không thể giết được Harry Potter, quyền lực của Voldemort bị tiêu tan. Chính vì vậy mà hắn cũng phải biến đi.

Cụ Dumbledore buồn bã gật đầu. Giáo sư McGonagall ấp úng:

- Chuyện đó… đó… là… là… thật sao? Hắn đã làm bao nhiêu chuyện tai quái, giết chết bao nhiêu người.. mà…, mà rốt cuộc hắn không thể giết nỗi một thằng bé? Thật là không tin được… cái gì đã chặn nổi bàn tay hắn như vậy… Nhưng bằng cách nào mà Harry Potter sống sót?

Cụ Dumbledore nói:

- Chúng ta chỉ có thể đoán mò mà thôi. Chuyện ấy chẳng bao giờ biết được chính xác.

Giáo sư McGonagall rút ra một cái khăn tay chùi nước mắt dưới cặp mắt kính. Cụ Dumbledore thở dài một tiếng rõ to khi rút chiếc đồng hồ vàng trong túi ra xem xét. Cái đồng hồ ấy cũ lắm. Nó có mười hai kim nhưng không có số. Thay vào những con số là các hành tinh nho nhỏ di chuyển quanh mép đồng hồ. Nhưng chắc là cụ Dumbledore coi giờ được bằng cái đồng hồ đó, nên khi nhét nó lại vào trong túi, cụ nói:

- Hagrid đến trễ. Chắc chính lão nói cho bà biết là tôi đến đây, đúng không?

- Đúng.

Giáo sư McGonagall xác nhận và nói tiếp:

- Chắc ông cũng không thèm nói cho tôi biết tại sao ông đến đây chứ?

- Tôi đến đây để giao Harry Potter cho dì dượng nó. Bây giờ nó chỉ còn có họ là bà con.

Giáo sư McGonagall nhảy dựng lên, chỉ tay vào ngôi nhà số 4:

- Ông nói gì? Chắc là ông không có ý nói đến mấy người sống trong đó chứ? Dumbledore, ông không thể làm vậy. Tôi đã quan sát họ suốt cả ngày. Ông không thể tìm ra được người nào khá hơn họ hay sao? Mà họ cũng đã có một đứa con trai. Tôi đã nhìn thấy thằng nhóc ấy, nó đá mẹ nó suốt quãng đường đến tiệm bánh kẹo, khóc la vòi vĩnh cho được mấy viên kẹo. Harry Potter mà phải đến sống ở đây sao?

Cụ Dumbledore khẳng định:

- Đây là nơi tốt nhất cho đứa bé. Khi nó lớn lên dì dượng của nó có thể giải thích cho nó hiểu. Tôi đã viết cho họ một lá thư.

- Một lá thư?

Giáo sư McGonagall lập lại yếu ớt, thả người ngồi xuống bờ tường, băn khoăn nói tiếp:

- Ông Dumbledore, ông thật sự tin là ông có thể giải thích mọi chuyện trong một lá thư à? Mấy người đó sẽ không bao giờ hiểu đứa bé! Nó sẽ nổi tiếng - như một huyền thoại. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sau này người ta gọi ngày hôm nay là ngày Harry Potter: sẽ có sách viết về Harry. Mọi đứa trẻ trong thế giới chúng ta rồi sẽ biết đến tên nó!

- Đúng vậy.

Cụ Dumbledore nhướn mắt dòm qua đôi kính nữa vành trăng của cụ một cách nghiêm túc nói rằng:

- Nhiêu đó cũng đủ hại đầu óc bất cứ đứa trẻ nào. Nổi tiếng trước cả khi biết đi biết nói! Nổi tiếng về những điều mà nó cũng không thể nhớ được! Bà không thấy là tốt cho nó hơn biết bao nếu nó lớn lên ngoài vòng bao phủ của tiếng tăm, lớn lên một cách bình thường cho đến khi nó đủ lớn để làm chủ được điều đó sao?

Giáo sư McGonagall lại há hốc miệng thay đổi ý kiến, nuốt vô, ngậm miệng lại rồi nói:

- Vâng, vâng, dĩ nhiên là ông nói đúng. Nhưng mà ông Dumbledore ơi, làm sao đứa bé đến đây được?

Bà giáo sư nhìn chòng chọc vào tấm áo trùm của cụ Dumbledore như thể là bà nghĩ cụ đang giấu đứa bé trong đó. Cụ Dumbledore nói:

- Hagrid đang mang nó đến.

- Ông cho là giao lão Hagrid một viêc quan trọng như thế này là khôn ngoan sao?

- Tôi có thể giao cả đời tôi cho Hagrid.

Bà McGonagall vẫn không bằng lòng:

- Tôi không nói là lão Hagrid không biết phải quấy, nhưng mà ông cũng biết đấy, lão là chúa ẩu… Uûa? Cái gì vậy?

Một tiếng động trầm trầm nổi lên quanh họ, nghe rầm rầm, càng lúc càng lớn. Cả hai nhìn ra đường xem có ánh đèn xe không, thế rồi những tiếng động nghe như sấm dội khiến cả hai người ngước nhìn lên trời: một chiếc xe gắn máy khổng lồ chạy trên không trung rồi hạ xuống, lăn bánh trên mặt đường nhựa trước mặt họ.

Nếu cái xe gắn máy bự quá khổ, thì cũng không thấm gì so với người ngồi trên xe. Lão hầu như cao gấp đôi người bình thường và bự có đến gấp năm, nếu tính chiều ngang. Trông lão ta to lớn đến nỗi khó tin, và lại hoang dã. Những nùi tóc râu đen thui hầu như che kín gương mặt lão, tay lão trông như cần cẩu, còn chân thì ú na ú núc như mính con cá heo con. Trên đôi tay vạm vỡ ấy là một nùi chăn tả. Cụ Dumbledore tỏ ra yên tâm, bảo:

- Hagrid, cuối cùng anh đã đến. Anh kiếm đâu ra cái xe đó?

Lão khổng lồ cẩn thận trèo xuống xe đáp:

- Kính thưa ngài giáo sư Dumbledore, tôi mượn của Sirius Đen. Thưa ngài, tôi đã mang được cậu bé đến đây.

- Có lôi thôi rắc rối gì không?

- Thưa ngài không ạ. Ngôi nhà hầu như tan hoang, nhưng tôi đã kịp đem nó ra trước khi dân Muggle bắt đầu lăng xăng chung quanh. Đang bay tới đây thì nó lăn ra ngủ.

Cụ Dumbledore và giáo sư McGonagall cúi xuống đống chăn tã. Bên trong mớ chăn ấy là đứa bé đang ngủ say. Trên vầng trán đứa bé có một vết thương nhỏ hình tia chớp. Giáo sư McGonagall thì thầm:

- Có phải đó là…

- Phải, nó sẽ mang vết thẹo đó suốt đời.

- Ông không thể xoá nó đi sao ông Dumbledore?

- Nếu mà tôi làm được thì tôi cũng chẳng đời nào làm. Thẹo cũng có lúc xài đến. Tôi đây cũng có một cái thẹo ở trên đầu gối, nó có giá trị như cái bảng đồ đường xe điện ngầm ở Luân – Đôn ấy. Thôi, Hagrid, đặt nó ở đây, chúng ta nên làm xong chuyện này cho rồi.

Cụ Dumbledore bồng Harry đi về phía nhà Dursley. Lão Hagrid ấp úng:

- Tôi… tôi có thể hôn tạm biệt đứa bé được không ạ?

Lão cuối cái đầu lông lá bờm xờm xuống mặt đứa bé và dụi mớ râu ria lởm chởm của lão lên làng da non của đứa bé. Rồi thình lình lão Hagrid thốt lên một tiếng như tiếng chó bị thương. Giáo sư McGonagall vội nhắc nhở:

- Xuỵt! Lão đánh thức đám Muggle bây giờ.

Lão Hagrid thổn thức:

- Xin lỗi, hic hic. Nhưng tôi không thể… Hic hic. Vợ chồng Potter chết rồi, và Harry bé bỏng phải đi ở nhờ dân Muggle. Hic hic.

Giáo sư McGonagall vỗ về:

- Vâng, vâng, buồn lắm, nhưng mà ráng nín khóc đi, Hagrid, không thôi bọn mình bị lộ đấy.

Lão Hagrid cố dằn cảm xúc, đứng bên giáo sư McGonagall, nhìn theo cụ Dumbledore bồng Harry Potter đi qua sân vườn đến cửa trước nhà Dursley, nhẹ nhàng đặt đứa bé xuống bật cửa, lấy trong áo trùm ra một lá thư, nhét lá thư dưới lớp chăn quấn quanh đứa bé, rồi trở lại với hai người kia. Cả ba đứng lặng cả phút nhìn cái bọc chăn tả đang ấp ủ đứa bé. Vai của Hagrid run lên từng chập, mắt của giáo sư McGonagall chớp chớp liên tục, và cái tia sáng lấp lánh thường loé lên từ đôi mắt của cụ Dumbledore cũng dường như tắt ngóm. Cuối cùng cụ Dumbledore nói:

- Thôi, đành thế. Chúng ta chẳng còn việc gì ở đây nữa. Có lẽ chúng ta đi nhập tiệc với những người khác thôi.

- Dạ. –Tiếng lão Hagrid đáp rõ to. – Tôi sẽ đem trả lại Sirius cái xe này. Chào giáo sư McGonagall, và xin chào ngài, giáo sư Dumbledore.

Chùi nước mắt còn đang chảy ròng ròng trên mặt, lão Hagrid nhảy lên xe và đạp một cái cật lực cho máy nổ, rồi lão rú ga phóng vào không trung đen như hũ nút.

Cụ Dumbledore cuối đầu chào bà McGonagall:

- Tôi mong sớm gặp lại bà, giáo sư McGonagall.

Giáo sư McGonagall hỉ mũi một cái để đáp lễ. Cụ Dumbledore xoay người bước xuống đường. Tới góc đường, cụ dừng bước, lấy trong áo trùm ra cái tắc - lửa bằng bạc. Cụ giơ lên bấm nó một cái, rồi mười hai cái, lập tức mười hai cái bóng đèn trên đường Privet Drive bật sáng, nhưng cũng không kịp soi bóng một con mèo hoang to tướng chuồn lẹ đằng sau khúc quanh ở phía đầu kia con đường.

Còn lại một mình, cụ Dumbledore nhìn lần cuối cái bọc chăn tả trên bậc cửa ngôi nhà số 4. Cụ ngậm ngùi nói:

- Chúc cháu may mắn, Harry.

Rồi phất tấm áo trùm một cái cụ biến mất.

Một luồn gió thoảng qua những hàng rào cây xanh của ngôi nhà trên đường Privet Drive. Ngôi nhà ngăn nắp và những hàng rào cắt xén ngay ngắn ấy là nơi cuối cùng mà người ta có thể mong đợi một chuyện kỳ lạ xảy ra. Harry Potter trở mình trong cuộn chăn mà không thức giấc. Một nắm tay nhỏ xíu của bé đặt trên lá thư sát bên mình, và bé ngủ tiếp, không hề biết là vài tiếng đồng hồ nữa bà Dursley sẽ đánh thức bé dậy bằng một tiếng hét thảng thốt khi bà mở cửa để bỏ những vỏ chai sữa rỗng. Đứa bé cũng không biết là mình sẽ trở thành món đồ chơi của thằng anh họ Dudley, bi nó tha hồ ngắt véo trong vài tuần lễ sau đó. Đứa bé không hề biết gì về những điều đó trong lúc này, cái lúc này mà khắp nơi trên cả nước, tiệc tùng linh đình đang diễn ra, người người đều nâng ly chúc tụng: “Uống mừng Harry Potter! Đứa bé vẫn sống!”

Đọc xong chi xin ý kiến nhé!!!

4
11 tháng 1 2019

dài quá hôm sau đọc

12 tháng 1 2019

đứa bé đó là harry potter

1. Sự hiểu lầmTại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.Một hôm...
Đọc tiếp

1. Sự hiểu lầm
Tại Alaska có một cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn. Đến thời kỳ người vợ sinh nở nhưng do sinh khó nên đã qua đời để lại đứa con.
Người cha vì cuộc sống bận rộn, nên con không có ai chăm sóc. Vì vậy người cha đã đào tạo một con chó. Con chó này rất thông minh và biết nghe lời, có thể chăm sóc em bé được. Nó còn mang được bình sữa mang đến cho em bé uống.
Một hôm người cha để con chó ở nhà trông chừng đứa bé, khi ông trở về nhà bỗng thấy khắp miệng con chó toàn là máu, nguyên nhân là vì….
Người đàn ông ra ngoài có việc, để con chó ở nhà trông đứa bé. Khi ông trở về, nhìn thấy khắp sàn nhà toàn là máu, nhưng lại không thấy đứa bé đâu cả. Còn con chó thì vừa liếm máu tươi ở khóe miệng, vừa vẫy vẫy cái đuôi vui vẻ nhìn ông.
Người đàn ông nổi giận, liền rút con dao đâm mạnh vào bụng con chó. Con chó kêu thảm một tiếng, làm cho đứa trẻ đang ngủ say dưới tấm thảm loang lổ vết máu giật mình tỉnh dậy.
Lúc này, người đàn ông kia mới phát hiện xác chết của một con cho sói đang nằm bên cạnh góc tường.
Cảm ngộ: Có rất nhiều sự việc mà bạn nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai, nhưng nó chưa chắc đã đúng như những gì bạn nghĩ. Trong việc đối nhân xử thế, chúng ta hãy cố gắng học cách lắng nghe, nên cho người khác có cơ hội để giải thích. Có như vậy, mới giúp chúng ta tránh được nhiều điều khiến ta phải hối tiếc sau này.
Ngược lại nếu chúng ta không hỏi, không nói, không giải thích mà đã vội vã hành động hay phán xét thì đây không phải là thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính mà nó chính là sự bất công, không có trách nhiệm với chính mình và những người khác.
2. Sự nóng giận
Một cậu bé có tính xấu rất hay nổi nóng. Một hôm cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh và nói với cậu bé rằng mỗi khi cậu nổi nóng thì hãy chạy ra đằng sau nhà đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào mỗi ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình thì dễ hơn là phải đóng cây đinh lên hàng rào.
Một ngày kia, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu nói với cha và ông bảo cậu hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào mỗi một ngày mà cậu không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một bữa cậu bé tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu đã cùng cậu đến bên hàng rào. Ở đó ông nói với cậu rằng:
“Con đã làm rất tốt, nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên hàng rào. Hàng rào đã không thể giống như xưa nữa rồi.
Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói đó cũng giống như những lỗ đinh này, để lại những vết sẹo trong lòng người khác.
Dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn ở lại. Vết thương tinh thần cũng đau đớn như những vết thương thể xác vậy.
Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con trong mọi chuyện. Họ nghe con nói khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở rộng tấm lòng mình cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
Cảm ngộ: Con người khi cáu giận thường trút giận dữ lên những người thân yêu ở quanh mình, bởi vì họ biết những người thân yêu của chúng ta sẽ luôn bao dung và tha thứ cho chúng ta.
Nhưng những lời nói khi tức giận luôn giống như những chiếc đinh làm tổn thương người khác. Có thể bạn chỉ là vô tâm nhưng vết thương đó cũng giống như lỗ hổng trên hàng rào vậy, nó đã tạo thành những vết thương nghiêm trọng. Vì vậy nhất định đừng lãng phí tình yêu thương mà những người thân yêu dành cho bạn, bởi vì điều này đối với họ lại là một sự tổn thương lớn.
3. Sự khoan dung
Câu chuyện kể về một người lính Mỹ, cuối cùng đã được trở về nhà sau trận chiến đấu vô cùng ác liệt ở Việt Nam.
Từ San Francisco, anh gọi điện cho cha mẹ mình: “Ba mẹ ơi, con đã trở về nhà này, nhưng con có một chuyện muốn nhờ ba mẹ. Con có một người bạn, con muốn đưa anh ấy về nhà cùng con”.
“Chắc chắn rồi, con trai yêu quý“, cha mẹ anh vui vẻ trả lời: “Ba mẹ rất muốn gặp bạn con”.
“Nhưng có một điều con muốn nói trước với ba mẹ”, chàng trai tiếp tục, “anh bạn con đã bị thương khá nặng trong chiến tranh. Anh ấy đã hơi bị đãng trí và còn bị mất một cánh tay và một chân. Anh ấy không có nơi nào để về, và con muốn anh ấy đến sống với chúng ta…
“Ồ, ba mẹ xin lỗi con, con trai… Nhưng có lẽ chúng ta có thể giúp anh ấy tìm một nơi nào khác để sống…”
“Không, ba mẹ ơi, con muốn anh ấy tới sống với chúng ta”.
“Con à“, người cha nói, “con có biết con đang yêu cầu cha mẹ điều gì không? Một người tàn tật đến như vậy sẽ là một gánh nặng khủng khiếp cho ba mẹ. Ba mẹ còn có cuộc sống riêng của mình chứ, ba mẹ không thể để một điều như vậy làm ảnh hưởng tới cuộc sống riêng. Ba nghĩ rằng con hãy về nhà đi và quên anh bạn đó của con đi. Anh ấy rồi sẽ tìm được cách lo liệu cho cuộc sống của mình thôi…”
Lúc đó, người con trai gác điện thoại. Cha mẹ anh không còn nghe thấy điều gì từ đầu dây bên kia nữa. Song, một vài ngày sau đó, họ đột nhiên nhận được một cú điện thoại từ đồn cảnh sát San Francisco. Con trai của họ đã qua đời sau khi ngã từ trên một tòa nhà xuống, cảnh sát đã thông báo như vậy cho họ. Cảnh sát San Francisco nhận định rằng đó là một vụ tự sát.
Cha mẹ người lính, trong đau đớn tột cùng, đã vội vã bay tới San Francisco và được đưa tới nhà xác thành phố để nhận diện thi thể của con trai. Họ nhận ra anh, người con trai yêu quý của mình. Nhưng đột nhiên họ khiếp hãi không thốt nên lời khi nhìn thấy một điều mà trước đó họ không hề hay biết, đó là con trai của họ chỉ còn một cánh tay và một chân.
Những giọt nước mắt ân hận rơi xuống, nhưng tất cả đã quá muộn màng.
Cảm ngộ: Đừng bao giờ đối xử phân biệt với người khác, bạn sẽ không biết được người thực sự bị gây tổn thương là ai? Hãy bao dung rộng lượng với mọi người và tự nghiêm khắc với bản thân mình!. Nếu mỗi người chúng ta đều có thể dành sự bao dung và nhân ái cho những người lạ như cho chính người thân của mình, thì thế giới này sẽ tốt đẹp biết bao.
Bởi vì với sự từ bi, bao dung chúng ta sẽ đủ sức mài mòn bất kỳ hòn đá vô tri vô giác nào để trở thành một viên ngọc lung linh tỏa sáng, đủ sức biến điều khó khăn trở nên dễ dàng, đủ sức biến một người tầm thường hay tàn khuyết thành một vĩ nhân.
Nguồn: sưu tầm ( diendan.hocmai.vn)

0
Chết Đuối. – Tác Giả Người Sợ Ma.Chào các bạn, dây là lần đầu tiên mình đăng truyện nên mong các bạn đừng ném đá mình nha.Mình xin kể sơ qua về hoàn cảnh nội dung câu chuyện, đó là do ông ngoại mình kể lại cho mình nghe, bây h ông đã mất nhưng mà câu chuyện mình vẫn còn nhớ mãi.Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1994 – 1995 gì đó mình không nhớ rõ lắm. Mình ở quê hương miền trung...
Đọc tiếp

Chết Đuối. – Tác Giả Người Sợ Ma.
Chào các bạn, dây là lần đầu tiên mình đăng truyện nên mong các bạn đừng ném đá mình nha.
Mình xin kể sơ qua về hoàn cảnh nội dung câu chuyện, đó là do ông ngoại mình kể lại cho mình nghe, bây h ông đã mất nhưng mà câu chuyện mình vẫn còn nhớ mãi.

Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1994 – 1995 gì đó mình không nhớ rõ lắm. Mình ở quê hương miền trung đầy gió lào và mưa bão nên những câu chuyện của mình cũng ma mị như những giải đất ấy. Hôm đó là vào tầm khoảng tháng 9 , trời mưa rất to ông ngoại mình mới đưa vó đi cất ( Đi bắt cá , ai ở trung thì biết ). Ông mình mới đến chỗ quen thuộc vẫn thương hay đánh vó, và vẫn làm như mọi khi. Nhưng đêm đó mới lạ lùng làm sao, trời mưa rất to nhưng bắt mãi chả được con cá nào, mọi khi như vậy th cá rất nhiều. Ông mới lấy làm lạ và định ra về thì bổng thấy một người trên cây cầu gần đó và đang từ từ tiến về phía ông.
Ông hỏi : Trời mưa đi mô đó .
Người đàn ông : Đi chăn vịt mà mưa to quá, mi rảnh thì xắn dùm tao cái quần cái nó vướng quá
Ông tôi nhiệt tình nhận lời và xắn quần giúp, nhưng vừa đưa ống quần lên thì thấy chân ông đó rất là nhớt, và khi xắn thêm thì thấy thịt trên chân đang rơi ra.
Và theo kinh nghiệm cửa ông tôi thì đã gặp thứ dữ rồi, đó là con ma chết trôi lên chọc người và bắt người đi theo. Lúc đó nếu như ông tôi bỏ chạy thì rất dễ bị bắt dìm xuống sông. Ông đã làm một điều theo kinh nghiệm là lấy ít muối để trong túi xát vào hai tay và xát vào ống chân ông đó. Và nó biến mất liền. Và ông tôi cũng về nhà ngay lúc đó và không bao h ra khúc sông đó đánh cá nữa. Bởi vì theo quan niệm quê tôi, nó đã theo mình thì trước sau nó cũng bắt mình cách đề phòng tốt nhất là không ra chỗ mình bị dạo nữa.
P/S : Mình còn nhiều chuyện nữa nhưng để bữa sau minh ranh thì viết.
Chuyện Thứ 2 Căn Nhà Đất – Tác Giả Henry
Câu chuyện xãy ra đã gần 20 năm rùi. Lúc này, là mẹ chưa sinh em đâu. Nhà em hồi đó nghèo lắm, được ông bà cho miếng đất xây nhà. Vì nhà còn rất nghèo nên xây căn nhà đất đủ che mưa, che nắng thôi. Từ lúc này, câu chuyện rùng rợn trong căn nhà đất bắt đầu.
Cha em là 1 người chuyên đi đốn cây rừng nói chung là lâm tặc á. Ông đi rừng quen rùi, nên thú dữ hay ma quỷ đối với ông là chuyện bình thường.
Ba em kể:
– Hồi lúc ngủ tại nhà cứ đến khuya đang nằm ngủ thì ông cảm nhận rỏ ràng có người leo lên người ông rùi ghì ông xuống. Lúc này, ông bất ngờ nên ráng mở mắt ra mà không được. Trong tâm trí ông biết lúc này là ma đè rùi. Ông ráng hết sức có thể để tung ra bàn tay ma quái đó. Tung 1 hồi, chắc con ma nó đè không nỗi nữa hay sao á , nên nó buông cho em ra . Cha em tỉnh dậy thì chẳng thấy ai hết. Nhưng lạ thay ở chỗ hai bắp tay ba em còn in rõ bàn tay của ai đó đăng siếc bắp ta ba em. Rùi câu chuyện thứ hai cũng căn nhà cũ đó. Cũng là khi ngủ, thì mẹ em nghe tiếng chảo, chén, xoang kêu rỗn rẻn nhưng có gì rung vậy. Mẹ em lúc này suy nghỉ lúc này chắc là chuột gì á. Lúc này mẹ em xuống bếp thì tiếng xoang, chém dừng lại.Khi mọi chuyện trở lại bình thường thì mẹ em lúc này về giường ngủ. 1 lát sau, lúc này mẹ em tỉnh dậy vì không phải âm thanh xoang, chảo nửa mà là tiếng em đanh cười giỡn trong nhà. Khi tỉnh dậy bà như chết điến. Gần giường là người phụ nửa ẫm đứa con đứng trên không, mặt trằng bệch đang nhìn mẹ mình và hình như đang cười. Mẹ mình lúc này chỉ biết la lên thật to cho cha mình dậy. Lúc này cha mình nghe tiếng mẹ la thì tỉnh dậy. Cha mình hỏi sao vậy thì mẹ mình kể đầu đuôi câu chuyện cho ba mình nghe rùi trấn an mẹ mình.
Nhưng sao này mẹ mình đẻ ra mình thì cũng mua được căn nhà khang trang gần kế bên nhưmg mà không gặp ma nửa. Khi cha mình hỏi bà mình thì bà mình kể. Hùi bà mình còn trẻ hình như đất nhà mình có chôn con của bà hàng xóm vì khó đẻ nên hai mẹ con kiệt sức mà chết.^^ đến lúc này cha mình nỗi da gà.

0
Hôm nay khi mình đang ăn tối ở quán cơm thì có một bé gái vào mời mình mua đồ,lúc đầu thì mình từ chối nhưng bé nói với mình với một đôi mắt hồn nhiên và chân thành "chú mua hộ cháu đi ạ,10k thôi ạ,cháu hứa là sẽ về" ,mình mới hỏi là tại sao thì bé ấy nói với mình "dạ là để đủ tiền mua sữa cho mẹ cháu ạ,chú không tin thì chú ngồi đây để cháu mua về cho chú xem " mình lúc...
Đọc tiếp

Hôm nay khi mình đang ăn tối ở quán cơm thì có một bé gái vào mời mình mua đồ,lúc đầu thì mình từ chối nhưng bé nói với mình với một đôi mắt hồn nhiên và chân thành "chú mua hộ cháu đi ạ,10k thôi ạ,cháu hứa là sẽ về" ,mình mới hỏi là tại sao thì bé ấy nói với mình "dạ là để đủ tiền mua sữa cho mẹ cháu ạ,chú không tin thì chú ngồi đây để cháu mua về cho chú xem " mình lúc đó không do dự đưa cho bé 10k và một lúc sau bé quay lại trên tay là một lốc sữa fami.

Mình luôn tự hỏi trên đường về nhà,mình có được bằng cô bé đó chưa?Mình được ăn học tử tế,đọc nhiều sách,có thể kiếm được tiền...nhưng bản thân mình lớn lên đã được như thế chưa??hành xử đã bằng đươc bé ấy chưa?mình thấy các bạn rất thích đọc sách self help,vậy cho mình hỏi các bạn đọc cuốn đó để làm gì?để có động lực bản thân mình cố gắng hơn?để có thể kiếm được thật nhiều tiền?để có thể phát triển bản thân một cách tốt hơn?nhưng các bạn có được hành xử như cô bé ấy chưa?

Cách đây khoảng 6 tháng,mình gặp một bác ăn xin đứng ở trước cửa trường mình (DH FPT) chân run, đứng không vững bác đang cố gắng tìm một cái gì đó để tựa nên ra hiệu nhờ các bạn ở gần đó đến đỡ,thế nhưng mà các bạn ấy lại có vẻ mặt hoảng sợ và tránh xa,mình chạy vội đỡ bác ngồi xuống ghế đá và gửi bà một ít tiền.Các bạn có biết không,những bạn tránh xa bác ấy ăn mặc rất chất, rất sang trọng,rất hay ngồi trong thư viện đọc sách self help,có những người đã đọc Đắc Nhân Tâm,toàn bộ dạy con làm giàu,tôi tài giỏi bạn cũng thế....có một số bạn là gương mặt thân quen trong thư viện mượn sách nhưng không cần quẹt thẻ thế nhưng cách hành xử của các bạn ấy cho tới tận bây giờ làm mình không thể chịu nổi,không thể hiểu được,được học DH danh tiếng,nhà có điều kiện,đọc nhiều sách nhưng hành xử có lẽ không bằng một phần của cô bé trên kia...

Ngày xưa khi mình còn học ở trong miền nam,cô bạn của mình đang đứng trước cửa học thêm nhà thầy gọi đt thì bj một cậu bé giật điện thoại và bọn mình bắt được,khi bọn mình chuẩn bị đánh cậu bé thì thầy gọi bọn mình vào nói với bọn mình "tôi thấy một lũ đeo giày đánh một đứa bé đi chân đất " và hỏi ra thì biết cậu bé ấy cả một ngày chưa được ăn gì.Buổi học hôm đó thầy dạy chúng tôi mà không giảng bất kỳ một chữ nào.Vào thời điểm đó tôi được cùng thầy đến gặp thầy Nguyễn Ngọc Ký thày bị liệt hai tay hoàn toàn nhưng chữ viết của thầy rất rất đẹp,thầy nói với chúng tôi rằng "nhìn thấy thì cố gắng mà học hỏi lấy" và xin thầy ký 2 chữ "rèn luyện" treo ở phòng học của thầy.Vào mua hè năm đó (lúc đó chúng tôi đang học lớp 8) thầy đưa cho chúng tôi cuốn Đắc Nhân Tâm và bảo chúng tôi về đọc,sau hè chúng tôi lên lớp và thầy hỏi chúng tôi thấy thế nào về cuốn sách này tất cả mọi người đáp rất hay và ý nghĩa ạ,thế nhưng trưởng nhóm lại nói

-Sai rồi,chỉ có 30% là tốt 70% là xấu xa,vậy thì rất rất tệ mới đúng

-Tại sao lại rất tệ?

-Lừa đảo hơn,tinh vi hơn,chuyên nghiệp hơn

-Tại sao lại lừa đảo hơn,tinh vi hơn và chuyên nghiệp hơn?

-Tại vì mang theo sự ích kỷ của con người nhiều hơn,có mục đích nhiều hơn,vì tiền và vì chính sự bản thân của mình ngay từ ban đầu nhiều hơn

-Đúng rồi,hoàn toàn chính xác,chỉ có 30% là đúng thôi còn lại mọi thứ chỉ là xấu xa,tại sao ư?tại vì họ dạy các hành động có mục đích vì bản thân mình trước tiên sau đó rồi mới nghĩ đến người khác vì bản thân mình,đó chính là tận cùng của sự dối trá và lừa đảo,đây là cuốn sách bán chạy nhất thế giới,ai đọc xong đa phần đều yêu thích nó bởi vì nó giúp mọi người đạt được sự ích kỷ của bản thân mình ngay từ lúc đầu,thế giới này,sau này nhất định sẽ càng xấu xa hơn,tinh vi hơn

"Cuốn sách này giống như hành động của các em với cậu bé ăn xin trong năm ấy,ai cũng tưởng hành động đó là đúng đắn,nhưng không phải như thế,những thứ mà con người tôn vinh cho là cái đẹp những với một số người nó là thảm họa,là cái chết,là bước đường cùng,là sự giả dối...không ai biết được sự thật đằng sau nó là gì,những kẻ được đi học tự cho mình là soi sáng bóng tối nhưng lại đốt cháy hoàn toàn những thứ ở trong bóng tối ấy,những kẻ cầm đèn pin soi sáng cứ tưởng mình sang trọng thế nhưng đằng sau cái đèn pin là người cầm ấy đó mới thực sự là bóng dêm đen tối nhất"

Dạo gần đây tôi thấy các bạn đọc nhiều sách self self help,nhưng đọc nhiều sách không có nghĩa là có tri thức,phải biến những thứ trong sách thành hiện thực thì đó mới là tri thức,con người sống là nhờ vào hành động chứ không phải là vì tư tưởng,và phải cố gắng học tập rèn luyện trước tiên,phải biết xem xét hoàn cảnh của mình chứ đừng nghĩ "người ta trẻ hơn mình bé hơn mình còn làm giàu được",mình chỉ sợ các bạn không cố gắng học hành thì "đến bao xi chắc gì đã biết vác đúng cách mà ở đó đòi thành công" tôi cũng không biết các bạn giờ tìm kiếm động lực gì?nhưng các bạn có nên tự hỏi cô bé kia một ngày đi cả chục km để làm gì?thành công của của bạn đang tìm kiếm cố gắng vì điều gì?xinh đẹp hơn?thông mình hơn?giàu có và nổi tiếng hơn?nhiều người ngưỡng mộ hơn?nhiều lời khen hơn?với cô bé kia thì có lẽ thành công là đủ tiền mua cho mẹ một lốc sữa,với tôi là được đi ngủ với một thâm hồn thanh thản hơn và trái tim tràn ngập yêu thương

"Người con trai ấy biết đau buồn trước nỗi bất hạnh của người khác,biết sung sướng trước niềm hạnh phúc của mọi người xung quanh và hơn hết cậu ấy mong muốn những niềm hạnh phúc đến với tất cả mọi người.Đó là điều quan trọng nhất cảu một con người" (Trích bố của XuKa nói về Nobita trước đêm đám cưới của Nobita)


1
Câu truyện:" Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ ba con." Chiều qua, một cậu học sinh lớp 11 nhắn tin cho tôi: “Thầy ơi, chiều nay ba con lại la con vì con thi toán chỉ được có 9 điểm. Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ cho ba con". Biết chia sẻ gì với cậu ấy nhỉ? Đó là một học sinh khá giỏi mà tôi tình cờ quen trong một lần tới thư viện. Nhìn cách cậu đọc sách, rồi cẩn thận ghi chép lại nội dung...
Đọc tiếp

Câu truyện:" Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ ba con."

Chiều qua, một cậu học sinh lớp 11 nhắn tin cho tôi: “Thầy ơi, chiều nay ba con lại la con vì con thi toán chỉ được có 9 điểm. Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ cho ba con". Biết chia sẻ gì với cậu ấy nhỉ? Đó là một học sinh khá giỏi mà tôi tình cờ quen trong một lần tới thư viện. Nhìn cách cậu đọc sách, rồi cẩn thận ghi chép lại nội dung đã đọc trong suốt hai giờ liền, tôi cảm nhận được cậu thật sự có phong cách học tập nghiêm túc. Cậu bé kể cậu được sinh ra trong một gia đình khá thành đạt về mặt học vấn. Đa số cô dì, chú bác... đều là thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều người trong số đó nắm giữ vị trí quan trọng trong các công ty nước ngoài. Cũng bởi vậy mà chủ đề chính trong các buổi họp mặt gia đình luôn là trao đổi về việc học tập của đám trẻ. “Con anh, chị học hành ra sao? Kết quả thế nào?”. Rồi “Hồi xưa chú đạt giải thưởng này, cô đạt phần thưởng nọ… mấy đứa phải nhìn vào mà noi gương, làm sao giữ được truyền thống gia đình”. Cậu tâm sự rất hiếm khi được nghe người lớn trong nhà kể ngày xưa đi học nghịch như thế nào, yêu thích môn thể thao gì, kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò là gì. Điều khiến cậu cảm thấy áp lực nhất có lẽ là khi cha mẹ, họ hàng đem kết quả học tập của con em mình ra so sánh. Đứa nào điểm số có vẻ thua chị kém em thì kiểu gì về nhà cũng bị cha mẹ chì chiết: "Thấy chưa, chỉ ăn với học không thôi mà cũng không nên hồn. Qua coi con bác Ba, chú Tư, cô Năm học hành thế nào rồi về lo mà học. Không có bóng banh, nhạc nhẽo gì hết...". Với cha mẹ cậu, điểm 9 không là gì cả, chỉ điểm 10 mới được chấp nhận. Cha mẹ thường nói với cậu: "Chọn lọc trong xã hội, trong công việc chỉ quan tâm đến người giỏi nhất, người ở vị trí số 1. Không là số 1 thì không còn là gì hết". Thế nên suốt 11 năm đi học, mỗi lần cậu bị điểm dưới 10 là cả một sự căng thẳng dày vò vì những lời chì chiết của cha mẹ kéo dài đến vài ngày. 11 năm đi học, cậu không biết thế nào là chơi thể thao với bạn, chưa từng trốn học một buổi... Cậu chỉ lao vào học, học và học như một robot để giữ được vị trí số 1 như cha mẹ mong muốn. Còn nhớ, trong lần tôi và cậu ngồi uống cà phê với nhau chừng 15 phút bên quán kề thư viện TP, cậu hỏi tôi một câu: “Thầy ơi, hồi thầy đi học thầy học thế nào, có bị điểm thấp bao giờ không? Chứ như ba mẹ con chắc cả đời đi học ba mẹ không có bao giờ bị điểm thấp đâu thầy nhỉ?”. Biết trả lời cậu ra sao đây khi quãng đời đi học đầy vui vẻ, hạnh phúc của tôi có rất nhiều ngày trốn học, có cả những lần không thuộc bài, những lần "ăn" điểm 1. Lúc ấy tôi chỉ biết cười và nói với cậu: “Hãy hài lòng với kết quả con đạt được khi con đã làm hết sức. Việc học là việc của con chứ không phải của ba mẹ con. Một điểm 9 đôi khi cũng như một chút muối được cho vào nồi chè để làm dậy hơn vị ngọt của nồi chè". Hôm nay, đọc đi đọc lại tin nhắn của cậu bạn nhỏ mà tôi thấy tội cho yêu cầu “điểm 10 hoặc không là gì cả” mà cha mẹ cậu đặt ra với con mình. Có vẻ như quãng đời đi học của cậu sẽ mãi mãi là những chuỗi ngày căng thẳng, căng thẳng đến cùng cực. Phụ huynh ơi, có thấu hiểu cho nỗi lòng con em mình không?"

"​

Chắc hẳn hơn 90% quý phụ huynh trên đất nước này đều mong muốn con mình học thật giỏi để sau này trở thành người tài cho đất nước. Nhưng quý phụ huynh có hiểu được có rất nhiều thứ xung quanh bọn trẻ, hơn là chỉ có trường học. Con trẻ cần có thời gian để chơi thể thao, để tìm hiểu thế giới xung quanh, để nghe nhạc và tận hưởng cuộc sống vốn có của một đứa trẻ.

Đừng đè nặng áp lực học hành lên đầu của con cái nữa, hãy đặt mình vào vị trí của các em để suy ngẫm và thấu hiểu tâm tư của chúng. Bởi vì "học không chơi đánh rơi tuổi trẻ", đừng để các em bước vào đời với một niềm tiếc nuối vô bờ bến vì đánh mất cả tuổi thanh xuân của mình xung quanh những quyển sách, cây viết....😥 😥 😥 .

1
25 tháng 12 2018

very good

Một điều mà chúng ta rất ngại nói ra.Tôi nhớ khi còn nhỏ mỗi lần tặng quà cho mẹ đều đặc biệt ghi một tấm thiệp dài. Trước tiên là lời chào, sau đó là lời chúc, cuối cùng là đến lời cảm ơn và không quên nói cho mẹ biết rằng tôi yêu bà nhiều như thế nào.Sau dần, cùng với sự trưởng thành của tôi, giá trị của món quà ngày một lớn hơn. Hồi nhỏ tôi chỉ có thể tặng mẹ...
Đọc tiếp

Một điều mà chúng ta rất ngại nói ra.

Tôi nhớ khi còn nhỏ mỗi lần tặng quà cho mẹ đều đặc biệt ghi một tấm thiệp dài. Trước tiên là lời chào, sau đó là lời chúc, cuối cùng là đến lời cảm ơn và không quên nói cho mẹ biết rằng tôi yêu bà nhiều như thế nào.

Sau dần, cùng với sự trưởng thành của tôi, giá trị của món quà ngày một lớn hơn. Hồi nhỏ tôi chỉ có thể tặng mẹ được một bông hoa, một đôi tất thì lớn lên tôi đã có thể tặng mẹ một bộ mĩ phẩm tốt, một chiếc váy đẹp, một cái túi xách. Nhưng tấm thiệp kèm theo ấy thì ngày một ngắn đi. Cho tới năm gần đây nhất vào ngày 8/3 cũng chỉ còn vẻn vẹn một dòng: “Chúc mẹ ngày quốc tế phụ nữ vui vẻ”

Tôi không biết làm thế nào mà con người chúng ta càng ngày càng ngại thổ lộ tình cảm của mình như thế, nhất là khi đối với những người đặc biệt đã sinh thành và dạy dỗ chúng ta.

Khi chúng ta bước ra ngoài xã hội, rồi có một cậu bạn trai, hoặc một cô bạn gái, hay thậm chí là một người bạn thân thiết, chúng ta dễ dàng nói cảm ơn, xin lỗi, và càng không ngại buông một lời yêu thương, trân trọng.

Nhưng với ba mẹ, chúng ta lại không làm thế, hoặc rất ít.

Tất nhiên, thi thoảng chúng ta vẫn thường chọn cách dễ dàng hơn như ghi vào thiệp, hay gửi tin nhắn. Nhưng tôi luôn tin rằng, việc trực tiếp thổ lộ lời yêu thương với một ai đó luôn là điều đặc biệt thiêng liêng. Bạn đứng trước mặt họ, nhìn vào mặt họ bằng tất cả sự trân thành, kính trọng, biết ơn, rồi nói với họ rằng bạn yêu họ nhiều như thế nào.

Chúng ta không phải là những đứa trẻ nữa. Bạn có biết về những đứa trẻ không, trước khi ba mẹ cho chúng kẹo, hoặc một món đồ chơi, họ thường đặt câu hỏi vui rằng “Con có yêu ba/mẹ không? Con yêu ai hơn?”

Tất nhiên vì để có được thứ mình muốn, chúng sẽ không ngần ngại nói ra lời yêu thương. “Con yêu ba/mẹ nhất”

Những đứa trẻ không giống chúng ta.

Hoặc phải chăng tất cả chúng ta cũng đã từng là đứa trẻ như thế. Nhưng bây giờ, khi đã trưởng thành, bạn sẽ dần nhận thức ra được bạn yêu ba mẹ mình, ngay cả khi họ không cho bạn kẹo hay đồ chơi. Chỉ bởi đơn giản, bạn rõ ràng biết được thứ họ đã cho bạn là cả cuộc đời của họ. Sự sinh thành và nuôi dưỡng,bảo vệ và dạy dỗ.

Vậy tại sao bạn lại không còn nói yêu họ nữa?

Bạn không nói không phải là không yêu, mà chỉ vì cảm thấy điều đó thật khó khăn và ngại ngùng, thậm chí có chút kì cục, nên mãi chẳng thành lời.

Một giải pháp cho bạn, lúc này thì nên sống như là một đứa trẻ. Tất nhiên, đứa trẻ hay nói yêu ba mẹ mình để được cho quà, nhưng cũng chính những đứa trẻ sẵn sàng chạy tới ôm cổ mẹ, ôm chân ba, cười toe toét và nói yêu họ mà chẳng vì lý do gì.

Chẳng ai lại có ý kiến khi nghe một lời yêu thương từ người khác giành cho mình cả đâu, nhất là khi đó còn là ba mẹ của bạn.

Bạn biết cuộc sống này rồi đấy, chúng ta đang sống nhưng lại chẳng biết đâu sẽ là ngày cuối cùng còn được hít thở, tại sao bạn không thể nói lời yêu vào hôm nay?

Và một người không thể biết bạn yêu họ nếu như bạn không nói cho họ biết rằng bạn yêu họ như thế nào.

Tôi yêu bạn. Thế thôi.

---

“Có việc gì mà gọi giờ này thế con?”

“Dạ không có gì, con chỉ muốn nói…”

“Hả sao đấy?”

“Con chỉ muốn nói con yêu mẹ thôi. Hí hí.”

“Ơ. Con bé này hâm nhỉ.”

“Thôi con đi làm nha, muộn làm rồi.”

“Mà…”
“Dạ?”
“Mẹ cũng yêu và nhớ con nhiều. Cố gắng lên con nhé”

“Vâng. Yêu mẹ.”

Họ có thể hơi bất ngờ, họ có thể cảm thấy kì lạ, nhưng chắc chắn một điều rằng, họ thậm chí còn yêu bạn nhiều hơn bạn yêu họ rất rất nhiều. Và hẳn là, họ cũng đã chờ đợi lời nói ấy của con mình từ lâu.

Korea.

27.04.2019.

Nguồn: Sưu tầm

__Đôi lời muốn nói: Tôi thấy bài viết kia rất đứng thực tế mà ta đang trải qua. Vậy bạn có suy nghĩ gì khi đọc bài này?

0
Mấy hôm sau, Niệm Kha cũng không đến làm phiền Yên Chi.Đến cuối tuần, anh bất ngờ đến nói muốn đưa cô đi làm thủ tục ly hôn. Một tuần qua, anh đã nghĩ thông suốt, chấp nhận hiện thực là cô sẽ không tha thứ cho mình, nên anh quyết định buông tay.- Yên Chi, em không muốn nuôi Miu sao?Yên Chi lạnh nhạt ừ một tiếng. Sợ anh lại hỏi nhiều, cô còn bổ sung thêm một câu.- Miu là do anh đem về...
Đọc tiếp

Mấy hôm sau, Niệm Kha cũng không đến làm phiền Yên Chi.

Đến cuối tuần, anh bất ngờ đến nói muốn đưa cô đi làm thủ tục ly hôn. Một tuần qua, anh đã nghĩ thông suốt, chấp nhận hiện thực là cô sẽ không tha thứ cho mình, nên anh quyết định buông tay.
- Yên Chi, em không muốn nuôi Miu sao?
Yên Chi lạnh nhạt ừ một tiếng. Sợ anh lại hỏi nhiều, cô còn bổ sung thêm một câu.
- Miu là do anh đem về thì anh đem đi đi.
- Em sẽ không sao chứ? Em yêu con như vậy...
- Tôi chưa bao giờ yêu con bé. Suốt ngày quấn lấy tôi, phiền chết đi được. Còn nữa, nếu tôi mang con bé bên mình sẽ làm những người đàn ông sợ chạy mất. Như vậy thì sao tôi kết hôn được đây?
Yên lặng lắng nghe, Niệm Kha không nói gì, duy trì tư thế lái xe, gương mặt anh không có biểu hiện gì bất thường, vẫn thâm trầm như anh trước đây.
Không khí trong xe lắng xuống. Đến tận khi xe rẽ vào nhà, Yên Chi chuẩn bị mở cửa đi xuống, Niệm Kha mới mở miệng.
- Em để Miu ở đây một thời gian nữa, anh sẽ từ từ nói chuyện với con, anh sẽ sớm mang con đi không làm phiền em nữa.
Yên Chi lười mở miệng, chỉ khẽ gật đầu.
Cả hai đều hiểu, Vị Thanh còn nhỏ, mẹ ruột mất chưa lâu. Khó khăn lắm mới có lại được tình thương của mẹ. Nếu nó biết một lần nữa nó không có mẹ, nó sẽ đau buồn đến dường nào?
- A, mẹ về! Ơ, mà ba đâu rồi? Ba không về cùng mẹ sao?
Vị Thanh chạy ra đón cô, mặt mày hớn hở. Nhìn quanh không thấy ba ba, mặt nó liền xìu xuống.

- Có việc, đi trước rồi.

- Mẹ, có phải ba mẹ làm hòa rồi không?

- Trẻ con đừng hỏi nhiều.

- Con không phải trẻ con, con lớn rồi mà.

- Thấp hơn mẹ thì vẫn là trẻ con.

Hai người một lớn một nhỏ, lớn một câu, nhỏ một câu đến tận khi vào trong nhà.

......

Vị Thanh không biết chuyện ba mẹ ly hôn. Nó vẫn vui vẻ cười đùa. Còn cố ý trước mặt Yên Chi nói tốt cho ba ba.

Con bé không biết, tình cảm Yên Chi dành cho Niệm Kha sớm đã hóa thành thù hận. Thù hận đó tự cô còn không thể hóa giải, huống hồ là con bé.

Yên Chi dành khoảng thời gian ngắn cuối cùng đối xử tốt với Vị Thanh. Cô không lạnh nhạt, cũng không đặc biệt ân cần. Cô sợ mình cho đi quá nhiều tình cảm, lúc con bé rời đi rồi cô sẽ đau lòng.

- Miu, mẹ thực sự rất yêu con, chính vì yêu con, sợ con theo mẹ sẽ không vui, sợ con thiếu tình thương của ba, nên mẹ mới chọn từ bỏ... Con đừng giận mẹ, cũng đừng buồn, rồi ba sẽ tìm cho con một người mẹ mới, người đó sẽ thay mẹ yêu thương con. Mẹ xin lỗi, rất xin lỗi...

Yên Chi ôm chặt con gái ở trong lòng, khẽ vuốt mái tóc mềm như tơ của con bé. Con bé ngủ say trong lòng cô, đôi môi hình như đang cười.

Cô để Vị Thanh đi với Niệm Kha, không phải vì cô không yêu con bé, mà cô sợ quyết định không kết hôn của mình sẽ làm con bé thiếu đi tình thương của ba.

Cô nói với Niệm Kha không yêu thương Vị Thanh là nói dối. Nói với anh muốn cùng người đàn ông khác kết hôn cũng là nói dối.

Cô đã dành thời gian hai mươi năm để gặp, để quen và để yêu anh. Yêu một người thật lâu, để quên một người chắc cũng phải lâu như vậy. Huống hồ, có người đàn ông nào biết cô không thể sinh con mà còn muốn kết hôn cùng cô?

Cô đã định không kết hôn nữa, cũng không muốn yêu ai nữa. Một mình sống đơn độc đến già, có khi lúc chết đi cũng có một mình. Đơn độc như chính cái cách cô đã đến với thế giới này vậy.

......

Yên Chi đã chuẩn bị tâm lý rời xa Vị Thanh. Nhưng không ngờ, lúc con bé thật sự rời đi, cô lại rơi vào trầm cảm nghiêm trọng.

Ngày hôm đó, cô có hẹn với Mỹ Nhân đi xem một chỗ tốt để thuê mở tiệm bánh.

Cô định sau này sẽ dùng tiệm bánh này để sống. Còn tiền Niệm Kha cho cô gọi là phí hôn nhân kia cô đều trả cho anh, cả căn nhà đứng tên cô.

Lúc cô trở về nhà, gọi Vị Thanh mấy lần đều không nghe con bé trả lời, tìm khắp nhà đều không thấy. Cô nóng ruột định gọi điện thoại cho Niệm Kha thì thấy tin nhắn anh gửi "Anh mang Miu đi rồi, em yên tâm"

Không biết đứng lặng người bao lâu, Yên Chi tay cầm điện thoại, thẫn thờ đi lên lầu.

Tất cả đồ đạc của Vị Thanh đều không còn. Trong một buổi chiều, hai cha con dọn dẹp cũng nhanh thật, nói đi liền đi, một lời từ biệt cũng không có.

Không phải đây là kết quả cô mong muốn sao? Bọn họ đều đi cả rồi, cô nên vui mới phải.

Đèn trong nhà không bật, trong góc phòng, Yên Chi ngồi ôm gối, mắt vô hồn nhìn xuống nền nhà, nửa giây chớp mắt cũng không có.

"- Mẹ xem, hoa cẩm tú cầu nở màu hồng kìa. Đều nhờ ba hóa phép cho đó. Mẹ, mẹ thấy đẹp không?

- Ừ.

- Ừ là sao? Con hỏi mẹ đẹp không thì mẹ phải trả lời là đẹp hoặc không đẹp! Mẹ hiểu rồi chứ?"

"- Mẹ ơi mẹ, có phải lúc nhỏ mẹ dùng cái vòng tay như thế này để cầu hôn với ba không?

- Nói bậy!

- Là ba nói với con mà. Ba còn dạy con đan nữa đó nha. Mẹ thấy con làm có đẹp không?

- Tạm được.

- Con có làm tặng mẹ một cái, để con đeo vào giúp mẹ"

"- Mẹ, có mèo con ở ngoài kia không có mèo mẹ, nhìn rất đáng thương, mẹ cho con nuôi nó nhé?

- Không.

- Cho con nuôi đi mà mẹ, đi mà!"

"- Mẹ, mẹ có biết con giống mẹ ở chỗ nào không?

- Không biết.

- Là đôi mắt. Ba nói lúc con cười, mắt con sẽ giống như mắt mẹ. Mẹ con mình cùng cười lên xem thử đi.

- Không muốn.

- Đi mà mẹ, cười lên một cái thôi!"

Từng góc nhà đều văng vẳng tiếng Vị Thanh. Yên Chi bị những hình ảnh kia làm cho ngơ ngẩn, có lúc cô còn đáp lại. Đêm nằm ngủ, cô còn mơ thấy con bé. Lúc tỉnh lại, chỉ có mình cô trong căn nhà rộng lớn, không có hơi ấm, không có vui vẻ, chỉ có không khí lạnh lẽo bao trùm.

Cô ở trong tình trạng đó hơn một tuần liền. Nếu không có cô bạn Mỹ Nhân kéo cô ra, chắc cô vẫn còn tin Vị Thanh vẫn chưa rời đi.

......

Trong suốt một tuần đó, Niệm Kha cũng không lấy gì thoải mái.

Anh đưa Vị Thanh sang Mỹ để ba mẹ nuôi chăm sóc, mẹ nuôi rất thích con bé, cưng còn hơn bảo bối.

Anh cũng sẽ về Mỹ, nhưng không phải bây giờ. Anh còn công việc cần bàn giao lại, anh đang sắp xếp người thay mình điều hành công ty. Anh vùi đầu vào làm việc, cố gắng không nghĩ đến Yên Chi, tập quên đi cô.

Không nghĩ tới, vào một buổi tối, anh nhận được điện thoại Yên Chi gọi tới.

- Anh bây giờ có thể đến quán bar X đem Yên Chi về được không? Cô ấy... tôi không quản được nữa rồi.

1
Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời....
Đọc tiếp

Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.

Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.

Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.

Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.

0