K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2018

ngu n*\(n^n\cdot n^n\cdot n^n\left(n=N\right)\)

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt...
Đọc tiếp

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

 

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

 

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

 

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

 

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

 

CÂU 2: "Khi ngồi ở bậc thềm trc nhà...đến tha chiếc lá lớn trên lưng" Thuộc kiểu câu gì?nêu tác dụng?

 

Câu 3:Nêu ndung câu chuyện trên? Đặt nhan đề?(Mình đặt nhan đề vậy đúng ko: "Nghị lực của chú kiến" theo mn mik làm đúng ko các bạn cho ý kiến nhé và đặt nhan đề giùm mik, cảm ơn)

 

Câu 4: Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho cuộc sống(viết 1đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu)

 

NHANH NHÉ GIÚP MÌNH CẢM ƠN CẦN GẤP💋💋

 

____________HẾT_____________

1
13 tháng 7 2020

Câu 1 : PTBĐ chính : tự sự

Câu 2 : - Câu ''Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. '' thuộc kiểu câu trần thuật đơn. 

            -TD : kể lại diễn biến sự việc một chú kiến đang  chăm chỉ làm việc ( tha  chiếc lá trên lưng)

Câu 3 :

-ND : Câu chuyện kể về chuyến hành trình của một chú kiến bé nhỏ chăm chỉ , đầy nghị lực quyết tâm chiến thắng những thử thách , những khó khăn , gian khổ ( một vết nứt lớn trên tường xi măng) .

- Nhan đề : Vết nứt và con kiến

Câu  4:

Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó...
Đọc tiếp

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

CÂU 2: "Khi ngồi ở bậc thềm trc nhà...đến tha chiếc lá lớn trên lưng" Thuộc kiểu câu gì?nêu tác dụng?

Câu 3:Nêu ndung câu chuyện trên? Đặt nhan đề?(Mình đặt nhan đề vậy đúng ko: "Nghị lực của chú kiến" theo mn mik làm đúng ko các bạn cho ý kiến nhé và đặt nhan đề giùm mik, cảm ơn)

Câu 4: Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì cho cuộc sống(viết 1đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu)

NHANH NHÉ GIÚP MÌNH CẢM ƠN CẦN GẤP💋💋

____________HẾT_____________

0
29 tháng 6 2020

Còn thiếu 3 câu nx 😊😊

Cảm nhận về đoạn truyện Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về...
Đọc tiếp

Cảm nhận về đoạn truyện

Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".

- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"

- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"

- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".

Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.

- "Tôi xin lỗi ông!"

- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".

Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình.

4
21 tháng 11 2016

banhhay quá mk thích

21 tháng 11 2016

Oa!!!!yeu​Rất là hay!yeu

1. Em có những suy nghĩ gì về câu chuyện sau: "Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra 1 cái ke nhỏ, câu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gồng sức để chui qua he hở đấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Sau đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay. Nhưng có thể nó bị phồng rập và bé xíu,...
Đọc tiếp

1. Em có những suy nghĩ gì về câu chuyện sau:

"Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra 1 cái ke nhỏ, câu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gồng sức để chui qua he hở đấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả. Sau đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay. Nhưng có thể nó bị phồng rập và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tịc quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời của nó chỉ để bò, trườn với cơ thể sưng phồng ấy nên không bao giờ bay được. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lên trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén

(Hạt giống tâm hồn)

2. Đọc mẩu chuyện sau và em hãy nêu suy nghĩ về câu chuyện:

" Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng, chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò kiến gặp phải 1 vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dứng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứ rồi vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục hành trình

( Hạt giống tâm hồn)

----------Anh chị em nào giỏi văn giúp tui zới,,,, cần gấp đó-------------------------------------------------

2
17 tháng 3 2017

1, Vết nứt và con kiến

Câu chuyện " Vết nứt và con kiến" mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về nghị lực phi thường của chú kiến. Ta thấy được chiếc lá và vết nứt chính là hai thử thách rất lớn đối với chú kiến.Chiếc lá rất to và nặng hơn con kiến gấp nhiều lần. Nhưng sự cố gắng, cần cù của nó đã chiến thắng thử thách ấy.Cũng như cuộc sống của con người luôn luôn có những thử thách, chông gai. Nhưng phải tìm ra cách để hóa giải nso, biến nó thành kinh nghiệm sống cho mình thì quả là không dễ. Con người cần có sự kiên trì, sáng tạo và không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách đó. Đó mới chỉ là một phần trong vô vàn thử thách mà cuộc sống mang lại cho con người. Đối với chú kiến, tiếp theo sẽ còn là tình huống khó khăn hơn - vết nứt. Nếu mang theo chiếc lá thì không thể vượt qua, nhưng muốn vượt qua phải để lại chiếc lá. Tình huống này khiến chú kiến tiến thoái lưỡng nan, chắc chắn sẽ bỏ cuộc.Vậy mà không phải, chú kiến nhỏ bé kia chấp nhận thử thách và đối đầu với nó, vượt qua nó rất dễ dàng chỉ với một chút sáng tạo. Các bạn thấy đấy, cuộc hành trình của chú kiến cũng giống như cuộc sống của bao con người. Có những thử thách tưởng chừng chỉ khiến chúng ta bỏ cuộc. Nhưng không bao giờ nó không có cách giải quyết. Sống trên đờicần có những nỗ lực, sự quyết tâm và kiên trì để phát huy sự sáng tạo.Đó mới chính là con người thông minh.

17 tháng 3 2017

1, Chiếc kén bướm

Câu chuyện muốn nói tới một quy luật của xã hội. Trên đường đời, con người luôn đối mặt với khó khăn, thử thách. Muốn đi đến thành công, con người cần phải tự mình nỗ lực hết sức để vượt qua. Những thử thách, khó khăn chính là cơ hội cho con người tự phấn đấu, vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình.Đó cũng là dịp để con người trưởng thành hơn.Trong câu chuyện, chúng ta thấy , cậu bé quan sát con bướm trong vài giờ đồng hồ. Khi nó cố sức để chui qua khe hở nhưng không đạt được gì. Cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho cái kén to hẳn ra là đi ngược với quy luật tự nhiên. Cậu bé tốt bụng nhưng vội vàng không hiểu được quy luật đó. Sự giúp đỡ của cậu bé khiến con bướm nhanh chóng thoát ra khỏi kén nhưng không bao giờ bay được. Sự giúp đỡ ấy vô tình làm hại con bướm.Lòng tốt là đáng trân trọng, đáng quý nhưng nếu không được thể hiện đúng cách, đúng chỗ thì không những không giúp được gì mà còn có hại đối với người được giúp. Sự giúp đỡ không đúng lúc làm mất đi cơ hội rèn luyện bản thân. Để trưởng thành, nếu ta không có kỹ năng đối với khó khăn thì chúng ta không thể làm chủ được cuộc sống sau này.

25 tháng 12 2022

Cụm danh từ: một con kiến đầu đàn, một đàn kiến con, một chiếc lá đa vàng.

Cụm động từ: tha về 

17 tháng 12 2022

Chủ ngữ là  : Cụm danh từ

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨTHồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi...
Đọc tiếp

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT

Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.

       Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm, nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.

        Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.

      Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng: từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn mang đến cùng niềm vui, hạnh phúc. 

                                                                    (Trích "Hạt giống tâm hồn")

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: 

Câu 2. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau:

Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.

Câu 3. Câu văn: “Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó ?

1
11 tháng 4 2022

Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là : tự sự
Câu 2:
- Trạng ngữ : Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy
- Tác dụng: 
+ Bổ sung ý nghĩa cho câu văn
+ Nhấn mạnh hành động đem một bình rưỡi nước xảy ra thường xuyên, đều đặn, thường ngày.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ : nhân hoá (bình nứt lên tiếng)
- Tác dụng:
+ Giúp cho chiếc bình nứt trở nên sinh động hơn, biết nói chuyện với con người.
+ Đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn. 
CHÚC EM HỌC TỐT haha