K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ? Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật. Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ?

Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.

Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.

Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tùng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.

Không tự do tức là chết.

(Theo Nghiêm Toản, Việt luận) 

A. Không 

B. Có

1
3 tháng 11 2017

Đáp án: B

16 tháng 12 2019

  Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách , biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội

  Ý nghĩa của lòng tự trọng :Tự trọng giúp ta có nghị lực để vượt qua khó khăn , hoàn thành nhiệm vụ ,nâng cao phẩm giá ,uy tín cá nhân của mỗi người ,nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh .

Câu thể hiện lòng tự trọng : Đói cho sạch rách cho thơm : chỉ tâm hồn con người , hoàn cảnh sống của bạn dù có khó khăn ,đói kém thì vẫn phải biết giữ lòng tự trọng (một tâm hồn trong sạch , không làm điều xấu xa ........)

                                                                                    MK TRẢ LỜI NHƯ VẬY ĐÓ !!!!!

VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜITHỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINHMỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINHTHÂN ĐOẠN:-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :+CÂY CỐI,...
Đọc tiếp

VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI

THỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH

MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:

MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINH

THÂN ĐOẠN:

-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN

-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :

+CÂY CỐI, ĐỘNG VẬT, KHÔNG KHÍ NTN?

+NÓ GÂY HẠI NTN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (LẤY DẪN CHỨNG CỤ THỂ)

-NÊU NHỮNG VC LÀM CÓ THỂ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

...

KẾT LUẬN:CHỐT LẠI VẤN ĐỀ

ĐÓ LÀ GIÀN Ý NHỮNG GÌ EM HIỂU, MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! CÓ GÌ KHÔNG ĐƯỢC VỀ GIÀN Ý TRÊN THÌ SỬA GIÚP EM NHA!

VÀ MỘT LẦN NỮA EM XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI RẤT NHIỀU Ạ!

TỰ LÀM CÀNG TỐT Ạ!

 
2
8 tháng 4 2020

Bạn thử search mạng xem.

Rồi lấy 1 nửa bài này,1 nữa bài kia.Sao nhiều ý vào là được mà,

8 tháng 4 2020

bạn cố gắng viết bám sát với giàn ý và viết cho từng đoạn 1 thật liên kết với nhau nha                                                                        

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đời sống và sức khỏa của con người và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa 1 cách rất là nghiêm trọng do chính bàn tay con người vì vậy chúng ta cần phải hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình. 

mở bài  đó bạn cố lên nha.

Xác định phép lặp từ ngữ trong những đoạn trích sau:a. Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi bộ ấy. Tự học cũng giống như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lần thời gian.(Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)b. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta gặp những...
Đọc tiếp

Xác định phép lặp từ ngữ trong những đoạn trích sau:

a. Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi bộ ấy. Tự học cũng giống như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lần thời gian.

(Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)

b. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta gặp những người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta thấy ấm ấp lại trong lòng. Biết bao danh sĩ đã nhờ tự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời.

(Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)

c. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết , nhưng lòng tôi vấn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
11 tháng 3 2023

a. Cái thứ tự học cũng giống cái thứ đi bộ ấy. Tự học cũng giống như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lần thời gian.

(Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)

b. Bất kì ta ở một tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta gặp những người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta thấy ấm ấp lại trong lòng. Biết bao danh sĩ đã nhờ tự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời.

(Nguyễn Hiền Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)

c. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết , nhưng lòng tôi vấn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.

(Thanh Tịnh, tôi đi học)

6 tháng 5 2016
- Rừng có vai trò phòng hộ, ngăn lũ quét tràn về. Hậu quả của việc chặt phá rừng đi là hằng năm ta phải chứng kiến các trận lũ quét như ở Lào Cai, Lai Châu,... cuốn trôi nhà cửa, ruộng đất,... gây thiệt hại lớn về người, đất bị xói mòn. Vd như vụ lũ quét ở Lai Châu năm 2014 khiến khoảng 20 người thiệt mạng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, nhà cửa,...- Rừng cũng có vai trò làm sạch không khí, cụ thể là nhờ rừng mà hiện tượng khói bụi, khói mù,... được giảm thiểu. Nhưng khi chặt phá rừng sẽ làm cho khả năng lọc sạch không khí bị giảm và gây ra các hiện tượng khói mù dày đặc vd như ở Trung Quốc, các thành phố lớn đã bị khói mù bao phủ dày đặc.- Đốt rừng sẽ gây thiệt hại tương tự như phá rừng, đốt rừng làm cho bầu không khí ô nhiễm, khói do cháy rừng sẽ nhanh chóng lan nhanh gây ra hiện tượng mù khô trên khu vực lớn, bị xói mòn,... Vụ cháy rừng ở Thanh Hóa đã làm cháy hàng trăm hecta rừng, mất diện tích lớn rừng phòng hộ..M.M.M.
18 tháng 5 2023

Văn miêu tả là loại văn mô tả một cảnh vật, một đối tượng, một sự việc hoặc một người bằng các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh để tạo ra hình ảnh sống động trong đầu người đọc.

Tự sự là loại văn kể lại một câu chuyện, một trải nghiệm hoặc một suy nghĩ của chính người viết. Tự sự thường được viết theo góc nhìn cá nhân và có tính chất chủ quan.

Biểu cảm là cách thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người thông qua ngôn ngữ cơ thể, khuôn mặt, giọng nói và hành động. Biểu cảm có thể được sử dụng để truyền đạt thông điệp hoặc để thể hiện cảm xúc của người nói.

Tóm lại, văn miêu tả và tự sự là hai loại văn khác nhau trong khi biểu cảm là một phương tiện để thể hiện cảm xúc và tình cảm của con người.

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì 

VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜITHỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINHMỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINHTHÂN ĐOẠN:-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :+CÂY CỐI,...
Đọc tiếp

VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI

THỂ LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH

MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! EM CẢM ƠN RẤT NHIỀU! DƯỚI ĐÂY LÀ DÀN Ý NHỮNG GÌ MÀ EM HIỂU:

MỞ ĐOẠN:GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CHỨNG MINH

THÂN ĐOẠN:

-NÊU VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG THÊN NHIÊN

-NÊU RA NHỮNG TÁC HẠI MÀ CON NGƯỜI GÂY RA CHO THIÊN NHIÊN :

+CÂY CỐI, ĐỘNG VẬT, KHÔNG KHÍ NTN?

+NÓ GÂY HẠI NTN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (LẤY DẪN CHỨNG CỤ THỂ)

-NÊU NHỮNG VC LÀM CÓ THỂ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

...

KẾT LUẬN:CHỐT LẠI VẤN ĐỀ

ĐÓ LÀ GIÀN Ý NHỮNG GÌ EM HIỂU, MỌI NGƯỜI GIÚP EM NHA! CÓ GÌ KHÔNG ĐƯỢC VỀ GIÀN Ý TRÊN THÌ SỬA GIÚP EM NHA!  TỰ LÀM THÌ CÀNG TỐT Ạ!

VÀ MỘT LẦN NỮA EM XIN CẢM ƠN MỌI NGƯỜI RẤT NHIỀU Ạ!

 

 
0