K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2020

Nếu trung bình thấp thì :

Vẫn ở chế độ lọc, nháy chuột vào nút mũi tên trên hàng tiêu đề cột rồi thực hiện các bước sau:

B1: Chọn Bottom (nhỏ nhất)

B2: Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc (số 3)

Nếu trung bình cao thì:

B1: Chọn 1 ô bất kì trong cột Tin học

B2:Chọn Data-> Sort&Filter-> Chọn dấu mũi tên ở ô Tin Học-> Number Filters-> Top10-> Ở ô thứ nhất giữ nguyên "Top" ô trống thứ 2 gõ số "3"

-> Nháy Ok

Chắc thế bạn ạ!

4 tháng 7 2020

Mong bạn xem bài làm của mình,mình xin cảm ơn!

B1: chọn ô hoặc các ô cần tính tổng

B2: nhấn chữ =SUM(nhập số cần tính tổng)

B3: nhấn enter

25 tháng 12 2016

oehaha

tính tổng : SUM(a,b,c)

a,b,c là số, địa chỉ ô , địa chỉ khối

Trung bình công:Average(a,b,c)

a,b,c là số, địa chỉ ô , địa chỉ khối

*bonus

Cao nhất

Max(a,b,c)

a,b,c là số, địa chỉ ô , địa chỉ khối

nhỏ nhất 

MIN(A,B,C)

a,b,c là số, địa chỉ ô , địa chỉ khối

12 tháng 12 2019

a, Hàm tính tổng:

* Cú pháp: SUM(a,b,c,..)

 Trong đó SUM : tên hàm

a,b,c,.. là các số , hoặc địa chỉ ô chứa các số cần tính tổng 

*Cách thực hiện 

=SUM(a,b,c,..)

b, Hàm tính trung bình cộng:

*Cú pháp: AVERAGE(a,b,c,..)

Trong đó AVERAGE: tên hàm

a,b,c,.. là các số, hoặc địa chỉ ô chứa các số cần tính trung bình công

*Cách thực hiện:

=AVERAGE(a,b,c,..)

14 tháng 8 2016

Đã bao mùa thu đi qua, đã ngần ấy mùa khai trường đã đến nhưng sao lòng tôi vẫn náo nức chờ đón ngày ấy đến vậy, như một đứa trẻ chờ đợi ngày khai trường đầu. Đêm trước ngày khai trường tôi không tài nào ngủ được cứ loay hoay mãi, hết xem lại bộ đồng phục lại quay ra những quyển vở còn thơm mùa giấy mới. Nhưng tôi đã ngủ từ lúc nào không hay. Sáng hôm sau, không như mọi ngày mẹ vẫn phải gọi tôi dậy mà tôi tự ngồi bập dậy như cái lò xo. Con đường đến trường tôi đã đi không biết bao nhiêu  lần sao hôm nay bỗng khác lạ, gió thổi nhè nhẹ qua vòm cây làm những chiếc lá vàng rơi đầy trên hè phố. Cổng trường mở ra với biết bao điều thân thương, được gặp lại thầy cô, bạn bè sao nhiều tháng nghỉ hè lòng tôi lại nôn nao biết mấy. Tiếng đọc bài ở đâu bỗng vang lên trong đầu tôi :" Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp" tất cả ký  ức như mới ngày hôm qua...

Từ láy: 

Náo nức : láy bộ phận (âm đầu)

Loay hoay : láy bộ phận (vần)

Nhè nhẹ : láy toàn bộ

 

14 tháng 8 2016

Cảm ơn bạn nhiều Nguyễn Thiên An !

16 tháng 8 2023

tham khảo

a. Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:

Loại văn bản

Đặc điểm nổi bật

Nghị luận

Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học.

- Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

Thông tin

- Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

b. Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.

Ví dụ:

Lớp

Bài nghị luận văn học

Bài đọc hiểu liên quan

Lớp 6

- Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh).

- Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)

- Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)

- Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng)

- Ca dao Việt Nam

- Truyền thuyết Thánh Gióng

Lớp 7

- Ông Đồ - Vũ Đình Liên

- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

- Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn)

- …

- Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)

- Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc)

- Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)

- …

Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.

Lớp

Bài nghị luận xã hội

Vấn đề của đời sống

Lớp 6

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du).

- Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn)

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương)

Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …)

Lớp 7

- Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng)

- Tiếng gà trưa

- Ca Huế

- …

Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người

c. Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.

Ví dụ:

Lớp

Nội dung đề tài

Hình thức văn bản

Lớp 6

- Về một sự kiện (lịch sử)

- Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ..)

- Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian

- Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả

Lớp 7

- Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

- Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian.

 

 

 
14 tháng 3 2021

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam

- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)

+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục

+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.

=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)

+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau

+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

- Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)

+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.

+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.

- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.

- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.

- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

18 tháng 12 2016

cô mk thì lại bảo là vào biểu cảm về người cơ

18 tháng 12 2016

ukm, thanks bn

Văn bản thông tin

-Tập 1: Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam

-Tập 2: Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền