K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2018

Năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đume sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Đáp án cần chọn là: C

22 tháng 2 2018

Đáp án là C

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155)

Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương

2
22 tháng 6 2019

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…

Đáp án cần chọn là: C

13 tháng 12 2022

C

 

22 tháng 2 2016

- Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa chống Pháp. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia: xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều người Việt Nam tham gia, có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào - Việt…. 

 

22 tháng 2 2016

*Khái quát chung: 
VN,Lào,CpC là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét tương đồng về Lịch sử, văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ 19.
Năm 1930 ĐCS Đông Dương ra đời đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc VN,Lào,CPC trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.

*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954):
11/3/1951 Liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được thành lập , biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

-Tình đoàn kết giữa VN-Lào .
+8/4-15/8/1953: Bộ đội VN phối hợp cùng quân dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa,1 phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với trên 30 vạn dân.
+Trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 liên quân Việt-Lào mở nhiều chiến dịch tiến công để làm bước đầu phá sản kế hoạch NaVa .
+ Đầu t12/1953 : Liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công Địch ở Trung Lào tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thi xã Thà Khẹt , bao vây uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xê-nô.
+Cuối t1/1954: Liên quân Việt-Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu , toàn tỉnh Phongxali . Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mỏ rộng thêm gần 1 vạn km2.

Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở VN, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho 3 nước VN-Lào-CPC.

*Trong kháng chiến chống Mĩ.
-VN-Lào:
Sau khi Pháp thất bại ở chiến trường Đông Dương , Mĩ đã thế chân Pháp để chiếm đóng Lào, biến Lào trở thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy, nhân dân VN lại cùng sát cánh với nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
+Từ 24-25/4/1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết của 3 nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+Từ 12/2-23/3/1971 : Quân đội VN có sự phối hợp của quân dân Lào đã tập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn ,loại khỏi vòng chiến đấu 22000 tên địch, buộc chúng phải rút khỏi đường 9-Nam Lào,giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
+Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN từ 1954-1973, quân dân Lào đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn (21/2/1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc Lào.
+T5-T12/1975: Hòa theo thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân VN, quân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong cả nước, thành lập nước CHDCND Lào(2/12/1975).

VN-CPC:
-Từ 30/4-30/6 quân đội VN có sự phối hợp của quân dân CPC đã đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn , loại khỏi vòng chiến đấu 17000 tên địch , giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với trên 4,5 triệu dân.
+17/4/1975: Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN , thủ đô PhnomPenh được giải phóng , nhân dân CPC kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đưa đất nước CPC bước vào 1 thời kì mới.

Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyến thăm cấp cao , nhiều hiệp định về kinh tế-văn hóa được kí kết ở VN-Lào-CPC. Mối quan hệ hữu nghị giữa 3 dân tộc ngày càng phát triển khi cả 3 nước đều trở thành thành viên của ASEAN , đều phấn đấu vì lợi ích chung của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

29 tháng 8 2019

Từ tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được cải tổ thành Đảng Cộng sản Đông Dương để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương. Sự kiện này đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: D

7 tháng 11 2017

Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức của các nước Đông Dương

Đáp án cần chọn là: B

14 tháng 8 2019

Đáp án: C

Giải thích: Mục…1 (phần I)….Trang…146...SGK Lịch sử 11 cơ bản

26 tháng 7 2019

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

- Nguyên nhân khách quan: lực lượng thực dân Pháp rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Các phong trào mang tính tự phát.

+ Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh.

Đáp án cần chọn là: B

21 tháng 9 2017

Đáp án: B

Giải thích: Mục…5….Trang…24…..SGK Lịch sử 11 cơ bản