K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 9 2023

Số tiền mua x chiếc điều hòa hai chiều là 20x (triệu đồng)

Số tiền mua y chiếc điều hòa một chiều là 10y (triệu đồng).

Số tiền khi mua x chiếc điều hòa hai chiều và y chiếc điều hòa một chiều là 20x+10y (triệu đồng).

a) Nhu cầu thị trường không quá 100 máy cả 2 loại có nghĩa là tổng số điều hòa nhập vào cũng không quá 100 máy: \(x + y \le 100\)

b)

1,2 tỉ đồng =1200 (triệu đồng)

Số vốn mua x điều hòa hai chiều và y chiếc điều hòa một chiều là 20x+10y (triệu đồng).

Do chủ cửa hàng có thể đầu tư không vượt quá 1,2 tỉ đồng nên ta có: \(20x + 10y \le 1200\)

\( \Leftrightarrow 2x + y \le 120\)

c)

Số tiền lãi khi bán x chiếc điều hòa hai chiều là 3,5x (triệu đồng)

Số tiền lãi khi bán y chiếc điều hòa một chiều là 2y (triệu đồng)

Tổng số tiền lãi là 3,5x+2y (triệu đồng)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 9 2023

- Lập hệ:

Do số lượng máy nhập vào phải là số tự nhiên nên ta có \(x \ge 0,y \ge 0\).

Từ HĐ 1 ta có hai bất phương trình là \(x + y \le 100\) và \(2x + y \le 120\)

Vậy hệ bất phương trình từ HĐ 1 là

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y \le 100\\2x + y \le 120\\x \ge 0\\y \ge 0\end{array} \right.\).

Cặp số (x;y)=(50;10) là một nghiệm của hệ BPT vì thay x= 50, y= 10 ta được:  

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{50 + 10 \le 100}\, \text {(Đúng)}\\
{2.50 + 10 \le 120}\, \text {(Đúng)}\\
{50 \ge 0}\, \text {(Đúng)}\\
{10 \ge 0}\, \text {(Đúng)}
\end{array}} \right.\)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 9 2023

a) Mỗi gam thịt bò chứa 0,261 g protein.

Người đó ăn x gam thịt bò, tương ứng 0,261.x g protein

Mỗi quả trứng nặng 44 g chứa 5,7 g protein.

Người đó ăn y quả trứng, tương ứng 5,7.x g protein

Như vậy lượng protein trong khẩu phần ăn hằng ngày của người đó là: \(0,261x + 5,7y\)

Mỗi ngày, người đó cần không quá 60 g protein nên ta có bất phương trình: \(0,261x + 5,7y \le 60\)

b)

- Nếu người đó ăn 150 g thịt bò và 2 quả trứng (mỗi quả 44 g) trong một ngày thì lượng protein tương ứng: \(150.0,261 + 2.5,7 = 50,55 \le 60\) \( \Rightarrow \)Kết luận: phù hợp.

- Nếu người đó ăn 200 g thịt bò và 2 quả trứng (mỗi quả 44 g) trong một ngày thì lượng protein tương ứng: \(200.0,261 + 2.5,7 = 63,6 > 60\) \( \Rightarrow \)Kết luận: Không phù hợp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 9 2023

Bước 1:

Số tiền bán x vé loại 1 là: \(x.50\) (nghìn đồng)

Số tiền bán y vé loại 2 là: \(y.100\) (nghìn đồng)

Bước 2:

Số tiền thu được là

\(50x + 100y\) (nghìn đồng)

a)

Ta có 20 triệu = 20 000 (nghìn đồng)

Số tiền thu được khi bán x vé loại 1 và y vé loại 2 là \(50x + 100y\) (nghìn đồng)

Nên để số tiền thu được tối thiểu 20 triệu thì ta cần:

\(\begin{array}{l}50x + 100y \ge {20 000}\\ \Leftrightarrow x + 2y \ge 400\end{array}\)

Vậy các số nguyên không âm x và y phải thỏa mãn điều kiện \(x + 2y \ge 400\)

b)

Số tiền thu được khi bán x vé loại 1 và y vé loại 2 là \(50x + 100y\) (nghìn đồng)

Số tiền thu được nhỏ hơn 20 triệu thì:

\(\begin{array}{l}50x + 100y < {20 000}\\ \Leftrightarrow x + 2y < 400\end{array}\)

Chú ý:

- Số tiền tối thiểu thì ta phải lập bất phương trình với dấu “\( \ge \)”.

- Cần đổi 20 triệu đồng thành 20 000 nghìn đồng tránh lập sai bất phương trình.

10 tháng 7 2021

Tội cho bn zạ, hỏi bao câu mà chả có ai trả lời à

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 9 2023

Để cửa hàng có lãi thì lợi nhuận lớn hơn 0, suy ra \(I > 0 \Leftrightarrow  - 3{x^2} + 200x - 2325 > 0\)

Tam thức \(I =  - 3{x^2} + 200x - 2325\) có \(\Delta  = 12100 > 0\), có hai nghiệm phân biệt \({x_1} = 15;{x_2} = \frac{{155}}{3}\) và có \(a =  - 3 < 0\)

Ta có bảng xét dấu như sau:

 

Vậy ta thấy cửa hàng có lợi nhuận khi \(x \in \left( {15;\frac{{155}}{3}} \right)\) (kg)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 9 2023

a)

Lượng canxi có trong x lạng đậu nành là 165x (mg)

Lượng canxi có trong y lạng thịt là 15y (mg)

Bất phương trình là \(165x + 15y \ge 1300\)

b) Thay cặp số (10;10) vào bất phương trình ta được:

\(165.10 + 15.10 = 1650 + 150\)\( = 1800 > 1300\)

Vậy (10;10) là một nghiệm của bất phương trình.