K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2022

TK:

Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch. - Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang. - Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.

a) Khi nuốt ta có thở ko ? Vì sao ?

Không khí đi vào phổi, và thức ăn đi vào dạ dày đều đi theo một con đường chung là thực quản, trước khi chia thành hai nhánh khác nhau. ( đường khí quản tới phổi, và đường thực quản xuống dạ dày). Tại "ngã ba này" (chỗ giao nhau) có một chiếc van, giống như một cái nắp đậy. Khi nuốt thức ăn hay uống nước, thì "cái nắp" này sẽ tự động đậy khí quản lại, để cho thức ăn, nước tiếp tục đi theo thực quản, xuống dạ dày , không bị lọt vào khí quản, vào phổi -> nên không thể thở. Nếu khi chúng ta nuốt thức ăn, uống nước mà thở, chẳng hạn lúc ăn uống mà cười đùa, thì sẽ bị "sặc", đó là một phản xạ của cơ thể, ngăn cho thức ăn không vào đường khí quản, vì lúc cười, vui chúng ta cũng cần không khí, đường khí quản vẫn mở, ngoài ra sặc cũng dễ xảy ra ở người già, và trẻ con, vì khi ấy phản xạ đậy mở của chiếc van không được nhanh nhạy.

b) Tại sao khi ăn vừa c` , ns lại bj sặc

 

Ở phía dưới cổ họng của người có hai đường ống, một ống là thực quản chuyên để nuốt thức ăn, ống kia là khí quản chuyên để hít thở. Miệng của hai ống này đều nằm ở đầu cuống họng. khi chúng ta ăn, có một miếng xương sụn ở cổ họng, gọi là xương sụn nắp khí quản, có thể tự động đậy miệng khí quản lại, làm cho thức ăn chui vào trong thực quản một cách thuận lợi. Nếu vừa ăn vừa cười nói luyên thuyên, khí quản chuyên hít thở phải làm việc, miếng xương sụn đó phải mở ra, thức ăn sẽ rất dễ dàng sặc vào trong khí quản. Muối cho thức ăn từ trong khí quản văng ra, chúng ta phải ho liên tục, ho không ra được thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, trong khi ăn cơm, chung ta không nên cười nói ầm ĩ.

29 tháng 12 2021

tk\

Ngày nay, hít thở sâu được xem như một biện pháp điều trị các chứng đau nhức thông thường. Hít thở đúng cách giúp cơ thể giải phóng endorphin, chất giảm đau tự nhiên, giảm lượng axit trong cơ thể, tăng cường đào thải các chất độc và giảm khả năng phát triển bệnh tật. Hít thở sâu còn có thể ngăn ngừa ung thư.

29 tháng 12 2021

Tham khảo : Hít thở đúng cách giúp  thể giải phóng endorphin, chất giảm đau tự nhiên, giảm lượng axit trong  thể, tăng cường đào thải các chất độc và giảm khả năng phát triển bệnh tật. Hít thở sâu còn có thể ngăn ngừa ung thư

$1,$ Tổng lượng khí hít vào khi gắng sức là: \(6.500=3000(ml)\)
- Lượng khí bổ sung khi hít vào gắng sức: \(3000-500=2500(ml)\)

$2,$ \(1(l)=1000(ml)\)

- Lượng khí dự trữ của người đó là: \(3800-1000=2800(ml)\)

Tổng dung tích phổi = dung tích sống + lượng khí dự trữ \(= 3800 + 2800 = 6600(ml)\)

25 tháng 11 2016

1- Cơ thể có thể hít vào thở ra do:

- Tính chất đàn hồi của phổi, thành ngực và hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp => thể tích phổi tăng hoặc giảm tạo nên các động tác thở ra và hít vào:

  • Khi thể tích phổi tăng dẫn đến áp suất giảm, vì vậy không khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vào
  • Khi thể tích phổi giảm dẫn đến áp suất tăng vì vậy không khí từ trong phổi sẽ tràn ra ngoài gây nên động tác thở ra.

2- Nguyên nhân xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do cơ chế khuếch tán các khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:

  • Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.
  • Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.

3- Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?

- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.

9 tháng 11 2016

Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.

29 tháng 12 2021

giúp mình với ạ

 

5 tháng 3 2021

Đáp án: _trong 1h người đó có 300 lần hít vào,300 lần thở ra (60.10/2 = 300)

_tổng dung tích phổi là : 3400+1000= 4400ml

_lượng khí bổ sung khi hít vào gắng sức là : 3400-500.2-500=1900ml