K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2021

oke oke

1 Đoạn trích trên thuộc văn bản Cây tre Vn 

tác giả : THÉP MỚI

vài nét về ông :

 Thép Mới (1925 - 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc.

+ Quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội, sinh ra tại Nam Định.

+ ông là một nhà báo nhưng cũng đồng thời là 1 nhà văn nổi tiếng.

+ 1 vài tác phẩm nổi tiếng : cây tre VN ,...

câu 3

BPTT : nhân hoá

tác dụng : làm cây tre trở nên gần gũi hơn với đời sống của người nông dân VN

câu 4

đoạn văn trên nói về : sự gần gũi, gắn bó của tre với con người.

1 câu văn diễn tả :Tre ăn ở với người,đời đời,kiếp kiếp

câu 4

tre : CN

là cánh tay phải của ng nông dân : Vn

đây là câu trần thuật đơn có từ là và cx là câu đơn

CÂU 5

THAM KHẢO

 

Nhắc tới quê hương, đồng quê, chúng ta không thể không nhắc tới hình ảnh những bác nông dân cần cù chịu khó trên cánh đồng lúa, hay mái đình cong cong, lũ trẻ con nô đùa thả diều trên đê biển. Đối với em, hình ảnh ấn tượng nhất có lẽ là lũy tre làng xanh mướt một màu.

Có thể nói, ở cây tre là những đặc tính của một người quân tử, ngay thẳng, sống giản dị, mộc mạc nương tựa vào nhau như những người nông dân nơi thôn quê dân dã. Thân cây tre thẳng tuột, chia thành từng đốt tre như loài mía. Thân cây có màu xanh đậm, trên mỗi đốt tre tròn là những chiếc gai sắc nhọn như vũ khí chống lại kẻ thù, chính vì thế mà người dân nông thôn thường trồng tre quanh nhà như một lớp hàng rào vững trãi. Lá tre dài, mảnh cũng một màu xanh rì rào hòa với màu xanh của lũy tre. Chúng em thường vặt những cái lá tre để gấp thành những con cào cào, châu chấu rất đẹp. Đặc biệt, có câu “ tre già măng mọc “, quả vậy, dưới những lũy tre mọc lên rất nhiều những búp măng non, búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì đã cao ngang đầu gối. Đối với cây tre, những búp măng non đó chính là những người con được chăm sóc cần cù, vất vả bao nhiêu ngày tháng. Vào những trưa hè nóng nực, sau những buổi đồng áng mệt mỏi, chính lũy tre là nơi các bác nông dân quê em dành ra ít phút ngả lưng, uống hớp nước chè. Bởi vậy mới nói lũy tre làng gắn bó với người nông dân biết nhường nào.

 

Tre từ bao lâu nay đã đi vào cuộc sống dân dã, thôn quê con người quê hương em, nó đã trở thành biểu tượng cho làng quê, cho cuộc sống người nông dân khiến em nhớ mãi không bao giờ quên.

bn tự làm phần văn nhé

 

8 tháng 7 2021

Ngại viết lắm bạn ơikhocroi

8 tháng 7 2021

Bạn có cần gấp lắm ko

tham khảo :

Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.

Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.

Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Sau hôm đó, tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Hai năm trước, gia đình em đã có một chuyến du lịch rất vui vẻ. Đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho em khi đạt được thành tích học tập tốt vào cuối học kì I. Đây là lần đầu tiên em được đi đến biển chơi.

Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.

Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.

Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Chuyến du lịch ba ngày hai đêm của gia đình em đã kết thúc. Nhưng em xảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.

6 tháng 7 2021

a. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm < Thường thì nhứng bài thơ phương thức biểu đạt sẽ lad biểu cảm nha>

b. lấp lơáng, mới mẻ

 

1-biểu cảm

2-lấp loáng,mới mẻ

3-chụp chx hết

4-cn:tôi vn:mãi mói tình mới mẻ,câu trần thuật đơn

5-so sánh tác dụng:so sánh tâm hồn tác giả vs buổi trưa hè

Ta là Thánh Gióng nhờ có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược nên ta đã được vua phong ân Phù Đổng Thiên Vương và được dân làng lập đền thờ ở quê nhà. Hôm nay ta sẽ kể lại chiến tích đánh đuổi giặc Ân năm đó.

Năm đó vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng cử ta xuống giúp dân đánh đuổi quân xâm lược nên đã cho ta đầu thai vào một gia đình ở làng Gióng, gia đình chỉ có hai vợ chồng ông lão vừa chăm chỉ làm ăn lại vừa phúc đức. Hai ông bà ao ước có đứa con nhưng mãi không có, Ngọc Hoàng mới ban phép màu tạo ra bàn chân to lạ thường, khi bà lão đi ra đồng nhìn thấy bàn chân rất to liền đặt bàn chân mình ướm vào, rồi khi về nhà bà liền có thai, 12 tháng sau thì hạ sinh ra ta. Hai ông bà rất mừng rỡ trước sự khôi ngô tuấn tú của ta, nhưng buồn thay vì sứ mệnh nên dù đã lên ba tuổi ta cũng không nói, không cười và không đi đứng gì, cứ đặt ở đâu thì ta nằm ở đấy. Đến một ngày trước sự xâm lược của giặc Ân, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, đây cũng là lúc ta phải thực hiện sứ mệnh của mình, khi nghe được tiếng rao ta liền cất tiếng nói, nói với mẹ rằng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi gặp sứ giả ta liền nói với ông ta: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ông sứ giả này nghe ta nói vậy kinh hãi hồi lâu nhưng rồi liền mừng rỡ và về tâu lại lời của ta cho vua nghe, vua nghe được tin liền truyền lệnh cho thợ ngày đêm làm thật nhanh những đồ mà ta đã yêu cầu.

Để chuẩn bị cho sứ mệnh đánh đuổi giặc sắp tới, ta bắt đầu lớn nhanh hơn, ăn mãi không no, cứ đem bao nhiêu đồ ăn ra cũng hết, vừa ăn vừa lớn đến nỗi áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Ta ăn nhiều tới nỗi hai ông bà lão có làm ra không đủ nuôi ta, phải nhờ cả bà con làng xóm, khi ấy vì sự nghiệp cứu nước, bà con đã rất vui lòng góp gạo để nuôi ta, ai cũng đặt hy vọng vào ta sẽ giết được giặc, cứu đất nước. Đến một ngày, nhận được tin giặc đã đến chân núi Trâu, tình thế vô cùng nguy cấp, người dân ai cũng hoảng hốt, khiếp sợ. Hay thay vừa lúc đó sứ giả đã mang đến cho ta ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt, đã đầy đủ tư trang, ta liền vùng dậy vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, lúc đó mình ta cao hơn trượng rất oai phong và lẫm liệt. Ngắm con ngựa sắt rồi ta bước lên vỗ vào mông ngựa, con ngựa hí dài những tiếng vang dội khắp đất trời.

Mặc trên mình áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, ta nhảy lên ngựa, ngựa phun ra lửa rồi phi như bay đến nơi có giặc. Ta không chờ giặc tấn công mà đến đón đầu và đánh giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, đi qua lớp nào là giặc nằm chết như ngả rạ. Đang chiến trận bỗng roi sắt của ta gãy, không còn vũ khí, ta nhìn xung quanh thấy có khóm tre bên đường liền nhổ cả cụm tre lên quật vào đám giặc. Lũ giặc trước sức mạnh của ta bị đánh cho tan tành, đám quân tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, ta đuổi theo đến tận chân núi Sóc nhưng vẫn có vài tên giặc trốn vào hẻm núi tìm đường trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân vui sướng hân hoan, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, ta một mình một ngựa đứng trên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi cùng ngựa từ từ bay về trời. Vì nhớ đến công ơn của ta nên vua phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương và còn lập đền thờ của ta ngay tại quê nhà làng Gióng, mỗi năm cứ đến tháng tư cả làng lại ăn hội rất to.

Là người thực hiện sứ mệnh của Ngọc Hoàng, ta cảm thấy rất vui khi được nhìn con dân sống trong yên bình, hạnh phúc và ấm no. Chiến công này phần chính vẫn là nhờ vào lòng tin và sức mạnh đoàn kết của nhân dân.

Ta là Thánh Gióng nhờ có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược nên ta đã được vua phong ân Phù Đổng Thiên Vương và được dân làng lập đền thờ ở quê nhà. Hôm nay ta sẽ kể lại chiến tích đánh đuổi giặc Ân năm đó.

Năm đó vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng cử ta xuống giúp dân đánh đuổi quân xâm lược nên đã cho ta đầu thai vào một gia đình ở làng Gióng, gia đình chỉ có hai vợ chồng ông lão vừa chăm chỉ làm ăn lại vừa phúc đức. Hai ông bà ao ước có đứa con nhưng mãi không có, Ngọc Hoàng mới ban phép màu tạo ra bàn chân to lạ thường, khi bà lão đi ra đồng nhìn thấy bàn chân rất to liền đặt bàn chân mình ướm vào, rồi khi về nhà bà liền có thai, 12 tháng sau thì hạ sinh ra ta. Hai ông bà rất mừng rỡ trước sự khôi ngô tuấn tú của ta, nhưng buồn thay vì sứ mệnh nên dù đã lên ba tuổi ta cũng không nói, không cười và không đi đứng gì, cứ đặt ở đâu thì ta nằm ở đấy. Đến một ngày trước sự xâm lược của giặc Ân, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, đây cũng là lúc ta phải thực hiện sứ mệnh của mình, khi nghe được tiếng rao ta liền cất tiếng nói, nói với mẹ rằng: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi gặp sứ giả ta liền nói với ông ta: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ông sứ giả này nghe ta nói vậy kinh hãi hồi lâu nhưng rồi liền mừng rỡ và về tâu lại lời của ta cho vua nghe, vua nghe được tin liền truyền lệnh cho thợ ngày đêm làm thật nhanh những đồ mà ta đã yêu cầu.

Để chuẩn bị cho sứ mệnh đánh đuổi giặc sắp tới, ta bắt đầu lớn nhanh hơn, ăn mãi không no, cứ đem bao nhiêu đồ ăn ra cũng hết, vừa ăn vừa lớn đến nỗi áo vừa mặc vào đã căng đứt chỉ. Ta ăn nhiều tới nỗi hai ông bà lão có làm ra không đủ nuôi ta, phải nhờ cả bà con làng xóm, khi ấy vì sự nghiệp cứu nước, bà con đã rất vui lòng góp gạo để nuôi ta, ai cũng đặt hy vọng vào ta sẽ giết được giặc, cứu đất nước. Đến một ngày, nhận được tin giặc đã đến chân núi Trâu, tình thế vô cùng nguy cấp, người dân ai cũng hoảng hốt, khiếp sợ. Hay thay vừa lúc đó sứ giả đã mang đến cho ta ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt, đã đầy đủ tư trang, ta liền vùng dậy vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, lúc đó mình ta cao hơn trượng rất oai phong và lẫm liệt. Ngắm con ngựa sắt rồi ta bước lên vỗ vào mông ngựa, con ngựa hí dài những tiếng vang dội khắp đất trời.

Mặc trên mình áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, ta nhảy lên ngựa, ngựa phun ra lửa rồi phi như bay đến nơi có giặc. Ta không chờ giặc tấn công mà đến đón đầu và đánh giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, đi qua lớp nào là giặc nằm chết như ngả rạ. Đang chiến trận bỗng roi sắt của ta gãy, không còn vũ khí, ta nhìn xung quanh thấy có khóm tre bên đường liền nhổ cả cụm tre lên quật vào đám giặc. Lũ giặc trước sức mạnh của ta bị đánh cho tan tành, đám quân tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn, ta đuổi theo đến tận chân núi Sóc nhưng vẫn có vài tên giặc trốn vào hẻm núi tìm đường trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân vui sướng hân hoan, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, ta một mình một ngựa đứng trên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt rồi cùng ngựa từ từ bay về trời. Vì nhớ đến công ơn của ta nên vua phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương và còn lập đền thờ của ta ngay tại quê nhà làng Gióng, mỗi năm cứ đến tháng tư cả làng lại ăn hội rất to.

Là người thực hiện sứ mệnh của Ngọc Hoàng, ta cảm thấy rất vui khi được nhìn con dân sống trong yên bình, hạnh phúc và ấm no. Chiến công này phần chính vẫn là nhờ vào lòng tin và sức mạnh đoàn kết của nhân dân.

Tham khảo:
 

1. Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

2. Thân đoạn

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

3. Kết đoạn

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

8 tháng 4 2022

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

3. Bố cục: 

- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.

- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.

4. Giá trị nội dung: 

- Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

5. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng

- Hoàn cảnh gặp gỡ: 

+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.

+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.

- Thái độ của các loài vật:

+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".

+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!".

+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."

→ Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng. 

→ Điệp ngữ: "Gấu con chân vòng kiềng" nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng.

Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.

=> Nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.

2. Diễn biến tâm lí của gấu con chân vòng kiềng

* Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời "Hát líu lo, líu lo." → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con.

* Khi gặp tai nạn: "luống cuống, vướng chân", "ngã nghe cái bộp" → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.

* Khi bị trêu chọc về ngoại hình: 

- Chạy về mách mẹ "Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình.

- Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to "Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!"

→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.

* Sau khi nghe mẹ gấu giải thích: 

- Mẹ gấu giải thích: 

+ Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!"

+ Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội.

+ Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"

- Tâm trạng gấu con:

+ Bình tâm trở lại ngay.

+ Ăn bánh mật.

+ Kiêu hãnh bước ra hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!"

→ Thái độ: tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.

=> Khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.

14 tháng 8 2019

Quê hương đất nước - chao ôi, những tiếng đó xiết bao thân thương trìu mến đối với mỗi con người. Bởi lẽ quê hương đất nước là nơi ta cất tiếng khóc chào đời đầu tiên, nơi chôn nhau cắt rốn của ta, nơi ta lớn lên và trưởng thành, nơi cũng sẽ âu yếm đón nhận ta khi ta giã từ cuộc sống để trở lại lòng Đất Mẹ.

Hơn nữa, quê hương đất nước lại là nơi tổ tiên ta đã khai phá và lập nghiệp, nơi có mẹ ta, cha ta, có những gì thân thiết nhất với ta.

Đối với người da đỏ cũng vậy. Đã hàng ngàn năm nay, tổ tiên họ sinh cơ lập nghiệp bên những dòng sông hiền hoà, trong những cánh rừng giàu có và tươi đẹp, hay trên những đồng cỏ ngát hương hoa. Họ sống hoà đồng với thiên nhiên, vui vầy cùng thiên nhiên. Thế rồi người da trắng xuất hiện. Bọn thực dân da trắng đã săn đuổi những người da đỏ, chiếm đất đai của họ, xua đuối họ vào tận rừng sâu. Đất Mẹ thiêng liêng trở thành nơi cho bọn da trắng vắt kiệt màu mỡ đề kiếm lờí, bầu không khí trong lành bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy, nhừng dòng sông trong xanh hiền hoà bị vẩn đục bởi chất độc thải đổ ra từ các nhà máy, những cánh rừng thơ mộng bị chật phá, muông thú hiền lành dễ thương bị tàn sát không tiếc tay. Họ đau xót vô cùng nhưng không làm gì được bởi họ đã bị tước đoạt cái quyền quyết định về số phận của mảnh đất thân yêu. Nay, chỉ còn một phần nhỏ trong bao la đất đai của tổ tiên cũng đang có nguy cơ bị mất nốt bởi ý định ngông cuồng của bọn thực dân da trắng: mua đất của người da đỏ.

Người da đỏ phải lên tiếng. Bức thư trả lời ý muốn mua đất của tổng thống Mĩ Phreng- Klin pi- ơ-xơ của thu lĩnh da đỏ Xi-át-tơn là tiếng nói hùng hồn và đanh chép về tình yêu quê hương đất nước thiết tha sâu nặng của người da đỏ. Mỗi dòng thư đều thấm đẫm những tình cảm thân thương trìu mến dành cho quê hương đất nước.

Quê hương đất nước đối với người da đỏ thật thiêng liêng. Mỗi tấc đất của tổ tiên và vạn vật trên mảnh đất ấy đều hằn sâu trong kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối củng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Người da đỏ hiếu rất rõ vì sao đất đai của tổ tiên lại thiêng liêng đến thế, bởi nó chính là cuộc sống của họ, là một phần trong máu thịt của họ:

Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ẩm của chú ngựa con và của con người; tất cả đều cùng chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất này còn là xương máu của tổ tiên, làm sao họ có quyền lãng quên?

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Có lẽ bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến nhất người da đỏ đều dành cho mảnh đất thiêng liêng của cha ông họ. Nếu không thì sao thủ lĩnh Xi-át-tơn lại khẳng định: Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Sự khẳng định ấy thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương đất nước.

Yêu quê hương đất nước, người da đỏ gắn bó và yêu mến cả những vật bình dị, tầm thường nhất: từ những giọt sương, những bông hoa ngát hương, một con suối, dòng sông, đến tiếng lá cây lay động, tiếng vỗ cánh của côn trùng, những âm thanh êm ái của cơn gió thoảng qua, rồi cả bầu không khí trong lành xung quanh họ. Tình yêu đất nước gắn liền với tình yêu thiên nhiên.

Càng yêu mến quê hương đất nước bao nhiêu, người da đỏ càng xót xa bấy nhiêu khi thấy quê hương đất nước bị giày xéo, tàn phá. Nhìn cảnh mỗi tấc đất của tổ tiên bị giàng giật, huỷ hoại, lòng họ đau như cắt. Nỗi đau ấy biến thành lòng căm hận quân cướp nước. Dường như bao nhiêu căm hận đều trào ra ngòi bút kết án bọn thực dân da trắng của thủ lĩnh Xi-át-tơn:

Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ (họ = những người da trắng), mảnh dắt này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới... Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán dần di như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

Và đây nữa, cách đối xử tàn bạo của người da trắng đối với muông thú - những người bạn thân thiết mà người da đỏ yêu mến:

Tôi đã chứng kiến cá ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi ui bị người da trắng bán mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.

Thủ lĩnh Xi-át-tơn thực sự phẫn nộ trước tội ác của bọn thực dân da trắng, ông chất vấn chúng:

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng...

Và ông cảnh cáo chúng:

Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thứ? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy ra đối với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ kết thúc bằng lời khẳng định: Ngài phải dạy con cháu rằng đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên... Đất là Mẹ. Những lời nói đó như sự khẳng định tình yêu vĩnh cửu mà họ dành cho quê hương đất nước.

2 tháng 5 2018

Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió , thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu , tăng lượng mưa khu vực

15 tháng 11 2022

 đây là mik tự sáng tác bạn coi đc ko:))

Công cha nặng tựa đất trời

Nghĩa mẹ như nước ngoài trời biện Đông

  Ơn cha, mẹ như nắng hồng

Báo ơn cha, mẹ bao giờ mới xong