K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 95 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 6,4 triệu dân.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hiện nay Việt Nam là một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa với đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Với 54 dân tộc, Việt Nam là nước có nền văn hóa đa dạng. Tiếng Việt, ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, là ngôn ngữ mẹ đẻ của trên 90 triệu người, cũng được các kiều dân sử dụng tại nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Campuchia.

Cờ Việt Nam

 
Location

Việt Nam, tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quốc gia này có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người[9] với 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số. Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.[10] Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (nhưng không kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần).

Các nghiên cứu và bằng chứng khai quật khảo cổ học cho thấy rằng lãnh thổ Việt Nam đã có xuất hiện con người sinh sống sớm nhất từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Việt Nam cổ đại bắt đầu với nhà nước Văn Lang và tiếp đó là Âu Lạc, lấy trung tâm là trung du và đồng bằng sông Hồng cùng các vùng ven biển lân cận. Âu Lạc bị nhà Triệu từ phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN, sau đó, Việt Nam trở thành một bộ phận của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập tại đây với vị vua Ngô Quyền – sau khi ông giành chiến thắng quyết định trước quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng vào năm 938 sau CN. Sự kiện này mở đường cho các triều đại tự chủ kế tiếp và trong suốt giai đoạn lịch sử trung đại, quốc gia này không chỉ giành chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc mà còn dần được mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng bắt đầu kể từ khi nhà Minh (Trung Quốc) đánh bại nhà Hồ năm 1407 và kết thúc vào năm 1427 sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do vua Lê Lợi lãnh đạo. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Nguyễn – triều đại phong kiến chuyên chế cuối cùng của Việt Nam suy yếu khiến cho quốc gia này bị Đế quốc Pháp đô hộ vào cuối thế kỷ 19, trong giai đoạn này, lãnh thổ Việt Nam bị sáp nhập cùng với Lào và Campuchia – hình thành Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thời kỳ Pháp thuộc bị gián đoạn và quyền lực của người Pháp bị loại bỏ khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành tấn công, xâm lược và chinh phục phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Người Nhật thay thế Pháp thiết lập chính phủ bù nhìn bản địa nhưng chỉ kiểm soát được lãnh thổ Đông Dương nói chung cũng như Việt Nam nói riêng trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi Nhật Bản thua trận và đầu hàng Đồng Minh, chủ quyền Đông Dương được các cường quốc thắng trận tạo điều kiện cho Đế quốc Pháp thu hồi. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam tiếp tục trải qua nhiều biến động quân sự – chính trị – ngoại giao với sự kiện can thiệp và giải giáp quân đội Nhật Bản của các lực lượng quân sự thuộc khối Đồng Minh bao gồm Anh, Pháp cùng Trung Hoa Dân Quốc. Nhà nước Việt Nam hiện đại ra đời khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào năm 1945, sau thành công của Cách mạng Tháng Tám và chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chống lại Pháp và Quốc gia Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Sau năm 1954, hai miền của quốc gia này bị chia cắt thành hai chính thể với quan điểm chính trị cùng hệ tư tưởng đối lập nhau, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17. Xung đột ngày càng gia tăng dẫn tới Chiến tranh Việt Nam, trong đó có sự can thiệp sâu rộng của quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh hỗ trợ cho Quân lực cùng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cuối cùng kết thúc với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (với nòng cốt là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) vào năm 1975.

Giai đoạn sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam được tái thống nhất trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa với một chính phủ đơn nhất vào năm 1976, Việt Nam tiếp tục bị cô lập, gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao sau sự sụp đổ và tan rã của đồng minh Liên Xô cùng Khối phía Đông, các lệnh trừng phạt, cấm vận từ phía Hoa Kỳ[11], những xung đột tại Campuchia, biên giới giáp Trung Quốc và hậu quả của chính sách kinh tế bao cấp sau nhiều năm áp dụng, duy trì. Năm 1986, Đảng Cộng sản ban hành một loạt cải cách kinh tế và chính trị, qua đó chính thức mở cửa nền kinh tế, cơ bản chấm dứt, xoá bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Các cải cách đổi mới thành công kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, liên tục được xếp hạng trong nhóm các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới, được kỳ vọng sẽ trở thành 'Hổ mới châu Á' trong tương lai gần.[12][13][14] Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với những thách thức bao gồm: tham nhũng[15][16][17], tội phạm gia tăng[18][19][20], ô nhiễm môi trường[21][22], nghèo đói[23][24], phúc lợi xã hội không đầy đủ[25][26] cùng những chỉ trích của phương Tây và giới bất đồng chính kiến về hồ sơ nhân quyền liên quan đến áp bức tôn giáo, kiểm duyệt truyền thông, hạn chế các nhóm ủng hộ nhân quyền và các quyền tự do dân sự.[27] Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia[28] và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó nổi bật như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Việt Nam, tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là quốc gia nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quốc gia này có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, dân số ước tính vào khoảng 98 triệu người[9] với 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đa số. Thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, thành phố đông dân cũng như có quy mô GRDP lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh.[10] Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (nhưng không kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần).

Các nghiên cứu và bằng chứng khai quật khảo cổ học cho thấy rằng lãnh thổ Việt Nam đã có xuất hiện con người sinh sống sớm nhất từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Việt Nam cổ đại bắt đầu với nhà nước Văn Lang và tiếp đó là Âu Lạc, lấy trung tâm là trung du và đồng bằng sông Hồng cùng các vùng ven biển lân cận. Âu Lạc bị nhà Triệu từ phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN, sau đó, Việt Nam trở thành một bộ phận của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập tại đây với vị vua Ngô Quyền – sau khi ông giành chiến thắng quyết định trước quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng vào năm 938 sau CN. Sự kiện này mở đường cho các triều đại tự chủ kế tiếp và trong suốt giai đoạn lịch sử trung đại, quốc gia này không chỉ giành chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc mà còn dần được mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng bắt đầu kể từ khi nhà Minh (Trung Quốc) đánh bại nhà Hồ năm 1407 và kết thúc vào năm 1427 sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do vua Lê Lợi lãnh đạo. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Nguyễn – triều đại phong kiến chuyên chế cuối cùng của Việt Nam suy yếu khiến cho quốc gia này bị Đế quốc Pháp đô hộ vào cuối thế kỷ 19, trong giai đoạn này, lãnh thổ Việt Nam bị sáp nhập cùng với Lào và Campuchia – hình thành Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Thời kỳ Pháp thuộc bị gián đoạn và quyền lực của người Pháp bị loại bỏ khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành tấn công, xâm lược và chinh phục phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Người Nhật thay thế Pháp thiết lập chính phủ bù nhìn bản địa nhưng chỉ kiểm soát được lãnh thổ Đông Dương nói chung cũng như Việt Nam nói riêng trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi Nhật Bản thua trận và đầu hàng Đồng Minh, chủ quyền Đông Dương được các cường quốc thắng trận tạo điều kiện cho Đế quốc Pháp thu hồi. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam tiếp tục trải qua nhiều biến động quân sự – chính trị – ngoại giao với sự kiện can thiệp và giải giáp quân đội Nhật Bản của các lực lượng quân sự thuộc khối Đồng Minh bao gồm Anh, Pháp cùng Trung Hoa Dân Quốc. Nhà nước Việt Nam hiện đại ra đời khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào năm 1945, sau thành công của Cách mạng Tháng Tám và chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chống lại Pháp và Quốc gia Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Sau năm 1954, hai miền của quốc gia này bị chia cắt thành hai chính thể với quan điểm chính trị cùng hệ tư tưởng đối lập nhau, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17. Xung đột ngày càng gia tăng dẫn tới Chiến tranh Việt Nam, trong đó có sự can thiệp sâu rộng của quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh hỗ trợ cho Quân lực cùng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cuối cùng kết thúc với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam/Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (với nòng cốt là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) vào năm 1975.

Giai đoạn sau khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam được tái thống nhất trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa với một chính phủ đơn nhất vào năm 1976, Việt Nam tiếp tục bị cô lập, gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao sau sự sụp đổ và tan rã của đồng minh Liên Xô cùng Khối phía Đông, các lệnh trừng phạt, cấm vận từ phía Hoa Kỳ[11], những xung đột tại Campuchia, biên giới giáp Trung Quốc và hậu quả của chính sách kinh tế bao cấp sau nhiều năm áp dụng, duy trì. Năm 1986, Đảng Cộng sản ban hành một loạt cải cách kinh tế và chính trị, qua đó chính thức mở cửa nền kinh tế, cơ bản chấm dứt, xoá bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với thế giới và nền kinh tế toàn cầu. Các cải cách đổi mới thành công kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, liên tục được xếp hạng trong nhóm các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới, được kỳ vọng sẽ trở thành 'Hổ mới châu Á' trong tương lai gần.[12][13][14] Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với những thách thức bao gồm: tham nhũng[15][16][17], tội phạm gia tăng[18][19][20], ô nhiễm môi trường[21][22], nghèo đói[23][24], phúc lợi xã hội không đầy đủ[25][26] cùng những chỉ trích của phương Tây và giới bất đồng chính kiến về hồ sơ nhân quyền liên quan đến áp bức tôn giáo, kiểm duyệt truyền thông, hạn chế các nhóm ủng hộ nhân quyền và các quyền tự do dân sự.[27] Tính đến năm 2020, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia[28] và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó nổi bật như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc kỳ Việt NamQuốc kỳQuốc huy Việt Nam
29 tháng 3 2018

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

hế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-ta-hinh-anh-ong-tien-theo-tri-tuong-tuong-cua-minh/#ixzz5B8pRadIf

23 tháng 7 2018

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc

29 tháng 8 2018

1 - Hoa Sen là biểu tượng của hòa bình , sự giản dị trên đất nước Việt Nam

2 - Áo dài được kết hợp giữa phong cách hiện đại của phương Tây và phong cách Tế nhị , kín đáo của người Việt Nam . Còn là tượng chưng cho người phụ nữ Việt Nam

3 - Cây tre đi kèm với truyền thuyết Thánh Gióng , góp phần bảo vệ non sông .

4 - Là trường học đầu tiên của Việt Nam

5 - thể hiện sự yêu thương giữa người và người .

6 - Thể hiện sự cần cù , chịu khó lao động của người Việt Nam 

Trong 4 câu đầu, hình ảnh tiêu biểu cho đất nước là "biển lúa", "cánh cò", "đỉnh Trường Sơn"

4 tháng 10 2023

Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước:biển lúa,Cánh cò,Mây mờ,đỉnh Trường Sơn

tập rèn cho các em kĩ năng lựa chọn và sắp xếp các chi tiết, hình ảnh khi miêu
tả con người đang hoạt động. Cần xác định rõ đối tượng miêu tả: em bé đang tập đi,
tập nói. Chú ý miêu tả theo trình tự: đặc điểm về ngoại hình của em bé à hình ảnh em bé tập đi à hình ảnh em bé tập nói (giọng nói, miệng,
nét mặt,…).

Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.

Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.

Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.

Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.

Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.

28 tháng 2 2019

de 1

Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi như thấm thìa nỗi đau khổ thiệt thòi của các bạn nhỏ bị mồ côi mẹ. Thật bất hạnh cho những ai trên thế gian này không có mẹ. Vì mẹ là người sẽ dâng trọn sự yêu thương và hi sinh cho chúng ta. Mẹ của tôi cũng là người như vậy đấy.

Nhìn dáng vẻ bên ngoài khó ai đoán được nghề nghiệp của mẹ. Dáng người cân đôi, thon thả của mẹ được coi là lí tưởng đối với tuổi bốn mươi. Nước da trắng trẻo đến lạ kì, hình như trời cho mẹ vậy. Mẹ đi biển hàng tuần, da chỉ ửng hồng lên chút ít còn tôi khi tôi chưa ra nắng đã đen nhẻm rồi. Các đường nét trên khuôn mặt trẻ trung của mẹ không có gì đặc biệt, nhưng lạ là khi nó chuyển động bởi nụ cười, bởi ánh mắt... thì đột nhiên khác hẳn. Nó trở nên xinh xắn, thân thiết và đáng yêu lắm. Nhất là đôi mắt to và sáng của mẹ, mọi người cho là thông minh, còn tôi thì thấy ấm áp và tự tin. Mẹ tôi cởi mở, tươi vui và chân thành khác hẳn với những con số khô khan, rắc rối luôn đeo bám theo cái nghề kế toán tài vụ của mẹ.

Với nghề nghiệp của mình, mẹ tôi tỏ ra say mê và có bản lĩnh lắm. Không phải ai có thâm niên cao cũng được tặng danh hiệu “kế toán giỏi” như mẹ tôi. Nhìn mẹ sử dụng máy tính cứ như bấm đàn vậv. Mẹ có sự tập trung cao vào công việc, khi đã bắt tay vào sổ sách, giấy tờ tôi thấy mẹ chẳng hề rời ra, chẳng quan tâm gì tới mọi chuyện xung quanh, kể cả có người hỏi gì đó. Khi làm việc, mẹ thường đăm chiêu, im lặng, nhất là trán cứ nhăn lại. Vậy mà ở ngoài đời, mẹ cười nói rất vui. Các cô bác ở cơ quan ai cũng quý mến và gần gũi với mẹ. Mẹ thường nhận được sự giúp đỡ tận tình của mọi người giống như mẹ không nề hà khi giúp đỡ người khác.

Mẹ là người không thể thiếu được trong gia đình tôi. Mẹ như cô Tấm với một mâm cơm ngon lành, sạch sẽ vừa ý mọi người vào những bữa ăn. Lúc vui đùa, mẹ như một diễn viên vậy, kể chuyện thì có duyên, gây cười thì rất khéo, mà xử án thì công bằng hợp lí. Dù ai có nói gì, tôi vẫn thấy mẹ đáng yêu vô cùng, nhưng tốt nhất là mọi người nên khen mẹ tôi. Chắc chắn là điều đó sẽ làm cho tôi vui sướng và tự hào bởi mẹ mình!
Mẹ tôi nhìn ai cũng thấy tốt. Tài nhất là mẹ phát hiện điều đó rất nhanh, rất bất ngờ. Mẹ thường đem lại cho tôi sự ngỡ ngàng bởi cái tính nhìn hướng thiện đó. Mẹ thường bảo: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hãy cố tìm thấy điều đó trong mỗi người, chỉ có vậy trái tim mình mới thấy hạnh phúc và cuộc đời này mới đáng vì nó mà ta sống hết mình. Đây lại là một điểm mà tôi luôn xúc động và hãnh diện vì có mẹ ở trên đời. Trái tim mẹ tràn đầy lòng vị tha, sự nhân hậu vô bờ bến. Bố vẫn nói: “Mẹ con có tấm lòng như một bà tiên hiền hậu”.

Có phải chỉ thế đâu, những lần ốm đau mới thấy được lòng yêu thương, sự tận tình chăm sóc của mẹ. Mẹ chăm các “bệnh nhân” của mình rất giỏi, lúc thì nghiêm khắc, lạnh lùng như bác sĩ, lúc thì tỉ mỉ, kịp thời như y tá, hộ lí... Mẹ với thuốc, không biết bệnh tật tránh xa từ đâu?
Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần tôi bị lạc năm tôi năm tuổi. Buổi sáng, thấy mẹ xách làn đi chợ, tôi một mực đòi đi theo, tuy không khóc nhưng cử chỉ của tôi rất kiên quyết. Mẹ khuyên tôi ở nhà vì chợ đông, nóng bức, không sạch sẽ lại ồn ào, vả lại mẹ chạy ù một cái là về. Đợi mẹ đi khỏi, tôi lấy cán chổi gạt chốt cửa và đi theo mẹ. Tuy chợ đông đúc, nhưng tôi rất chăm chú nhìn theo chiếc áo màu tím của mẹ. Tôi thích chí khi “lừa” được mẹ và cũng nhờ thế mới thấy được mẹ nghiêng đầu bên này, ngó bên kia nhấc lên, đặt xuống... Đến quầy hàng bán cá vàng thì trời ơi thích quá. Tôi dán mắt vào những bể kính trong suốt, long lanh và những chú cá vàng, trắng, đen, đỏ... con to, con bé, con dài, con ngắn tung tăng bơi lội. Đẹp ơi là đẹp! Khi tỉnh ra thì xung quanh tôi hoàn là người lạ, rẽ vào ngách nào cũng lạ hoắc. Thậm chí muốn quay lại đường cũ để về nhà, tôi cũng không tài nào tìm ra. Mẹ thì chẳng thấy đâu. Tôi chỉ nhớ là lúc ấy tôi thực sự hoảng hốt và tuyệt vọng. Chú công an đối với tôi lúc này hiện ra không khác gì Bụt ở trong truyện cổ tích. Đưa tôi về trụ sở, chú dùng loa phóng thanh gọi mẹ đón về.

Như một cơn lốc, mẹ ào vào ôm thốc lấy tôi. Cả thân hình mẹ run rẩy, mặt úp vào vai tôi, hai tay mẹ ghì chặt lấy thân hình bé nhỏ của tôi. Lúc này tôi mới thấm thìa tình yêu thương nồng nàn, cháy bỏng của mẹ. Qua giây phút bàng hoàng đó, trước khi bế tôi ra về mẹ quay lại cảm ơn các chú công an. Sau này, cả nhà vẫn nhắc tới chuyện đó như một bài học cho những đứa trẻ bướng bỉnh như tôi. Mẹ cười nói là vẫn thầm cảm ơn Trời, Phật và các chú công an nên chuyện kinh hoàng đó chỉ còn là một giấc mơ. Tôi không quên được ngày hôm đó và cũng không bao giờ quên tình yêu thương nồng thắm của mẹ tôi. Nghĩ tới mẹ, tôi như được tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ. Yêu mẹ và sẽ làm vui lòng mẹ là tâm nguyện của tôi. Tôi thầm hứa:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

 những từ ngữ : mênh mông biển lúa cách cò bay rập rờn , mây mờ che đỉnh Tường Sơn sớm chiều . những câu thơ thể hiện nói lên đất nc việt năm rất đẹp , tác giả còn dùng những từ láy như mênh mông ...

27 tháng 1 2018

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

28 tháng 1 2018

Mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho mỗi người trong xóm em đầu rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người ai cũng nô nức đi mua sắm Tết. Chiều hôm ba mươi Tết cuối năm, bố em mua về một gốc đào thế thật đep.

Ôi chao, gốc đào này thật đẹp.! Ông em bảo đây là giống đào Nhật Tân. Nó chắc mới trồng được vài năm thôi nên gốc cây không to lắm, Thân gốc to gần bằng cổ tay của em, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Ấy thế mà, nó đang có sức sống mãnh liệt lắm đấy! Em thấy hình như trong thân cây có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Cái dáng của nó có chiều quằn, chiều lượn. Bố bảo đấy là dáng long, cong cong như rồng đang bay từ trên đám mây xà xuống mặt đất. Từ thân cây, chia ra các cành nhỏ khẳng khiu, khúc khủy, có vẻ khô cằn, chứa đầy nhựa sống. Trên mỗi mắt đào là bật nhú ra những nụ đào hồng to như những hạt đậu. Kia là những bông đào đã nở, Đào phai năm cánh xếp thành vòng tròn xoay quanh nhụy vàng. Cánh hoa đào mỏng tang như lụa, như cánh bướm non, màu phớt hồng rung rinh trong gió xuân. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường.

Bố trồng cây đào này vào trong một cái chậu sứ to. Dưới gốc đào, bố trải những viên đá cuội trắng quanh gốc làm tăng thêm vẻ sang trọng cho cây đào. Mẹ về, mẹ cùng bố khiêng cây đào đặt ở nơi gần cửa, nơi đó trang trọng nhất. Bố bảo: "Tết đến xuân về, nhà có cành đào như ước mong một năm đầy lộc mới". Em cũng hi vọng như thế. Cây đào càng lộng lẫy và đẹp hơn khi nó vào buổi tối. Bố giăng những chùm đèn màu nhấp nháy vui mắt. Em cứ đứng ngắm mãi không thôi. Rồi em viết thật nhiều những lời chúc năm mới, mọi điều tốt đẹp nhất vào những mảnh giấy nhỏ rồi cho vào lì xì và treo lên cây đào. Xong xuôi hai bố con nhìn lại thành quả của mình, bật thử đèn nháy và tự cảm thấy tự hào về khả năng trang trí của mình.

Thời tiết đón tết năm nay ấm hơn mọi năm. Mới sáng mồng một tết, Cây đào nở bung ra bao nhiêu là hoa. Ngắm nhìn cây đẹp thật rực rỡ, ánh đèn lấp lánh chiếu vào càng làm cho những bông hoa thêm phần lung linh y như một tòa tháp trong xứ thần tiên. Một cơn gió xuân thoảng qua, cành đào rung rung, những cánh hoa đào như xác pháo rơi lả tả xếp đỏ đầy quang gốc. Đẹp thật đấy! Rồi năm ngày Tết cũng đã qua, nhưng cây đào vẫn còn bao nhiêu là nụ mới, lá lộc xanh non mơn mởn. Bố bảo: "Cây đào này khỏe dáng đẹp, bố sẽ mang ra vườn trồng đợi đến Tết năm sau lại có đào chơi". Em giúp bố đào hố trồng đào.

Cây đào ngày tết nhà em đã tô điểm cho gia đình em mấy ngày Tết. Cả gia đình em, ai cũng thích cây đào này. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn.

K NHA!!!