K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Văn bản Bạch tuộc nới về trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Qua đó, cho ta thấy được lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đoàn kết giữa các đồng đội với nhau.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được về tính cách của nhân vật Nê-mô và A-rôn-nác trong văn bản Bạch tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền kí ức

Võ Văn Trực đã từng nói: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”

Xuân Quỳnh là một nhà thơ có một tâm hồn nồng nhiệt ấm áp, nhà thơ luôn có cách biến những tác phẩm của mình trở nên gần gũi và ngập tràn cảm xúc suy tư. Xuân Quỳnh liên tục đi lại giữa hiện thực và quá khứ, giữa trắc trở và bình yên, giữa mộng ảo và thực tế. Vì vậy mà Xuân Quỳnh có một phong cách nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Người đọc không chỉ biết đến mảng thơ về tình yêu của nhà thơ, mà còn cả những tác phẩm viết về những kỉ niệm đẹp, triết lí sống cao đẹp. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đầy ắp kỉ niệm và cảm xúc của Xuân Quỳnh viết về tình bà cháu.

Âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân

Mở đầu bài thơ là âm thanh quen thuộc của tiếng gà cục tác:

Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ

Không gian của đoạn thơ là trên đường hành quân, thời gian là buổi trưa, nhân vật trữ tình là chàng chiến sĩ. Với không gian và thời gian như vậy, con người ta dễ dàng xúc động trước những chuyển biến nhỏ nhất của cảnh vật, cũng dễ rung động trước kí ức. Tiếng gà được miêu tả một cách thật nhất không cầu kì nhằm diễn tả sự chân thành trong hồn người. Dừng chân ve đường, người chiến sĩ có cơ hội lắng nghe âm thanh của tuổi thơ. Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp từ nghe lặp lại nhiều lần, ba câu thơ dường như đã làm bật lên niềm xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình lúc nghe thấy những âm thanh của tiếng gà trưa. Âm thanh của tiếng gà trưa đã làm vơi đi cái nắng, cái mệt nhọc, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về.

Sự lan tỏa của âm thanh tăng dần, không phải chỉ không gian mà có tác động mạnh mẽ vào chiều sâu của tâm hồn. Tiếng gà lúc đầu chỉ xao động không gian, phá tan cái tĩnh lặng của trưa hè, nhưng càng về sau nó lại càng đi sâu vào kí ức của nhân vật trữ tình, và dường như hiện tại đã biến mất để nhường chỗ cho một đoạn kí ức tươi đẹp tưởng đã vắng bóng bấy lâu. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ. Lưu Trọng Lư cũng từng có những câu thơ nói về tiếng gà thân thương:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,Xao xác, gà trưa gáy não nùng,Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,Chập chờn sống lại những ngày không.

Dường như tiếng gà trở thành một biểu tượng của tuổi thơ niên thiếu.

15 tháng 11 2023

lên google cs mà ko bt tra à

Bạn tham khảo nhé:

“Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác giả Jules Gabriel Verne. Đến với cuốn tiểu thuyết này người đọc sẽ phải sửng sốt trước những kì quan dưới đáy biển mà tác giả miêu tả qua ô cửa phòng khách của thuyền trưởng Nê-mô trên chiếc tàu ngầm Nau-ti-lux. Cuốn sách không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc. Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.

Văn bản Bạch tuộc kể vè cuộc chiến giữa các thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc không có thật, một số người cho là có thực. Sự việc có thực đó là đoàn thủy thủ gặp những con bạch tuộc ở biển khơi. Không có thực là những chi tiết nhà văn đã tưởng tượng ra trận chiến ác liệt giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật

Sự việc và con người trong văn bản là do nhà văn tưởng tượng ra nhưng liên quan đến chuyện thực về những nguy hiểm trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Ngày nay mơ ước chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở tthành hiện thực.

Như vậy sự việc và con người được nói đến trong văn bản Bạch tuộc vừa có thực lại vừa do nhà văn tưởng tượng ra. Điều này làm nên những nét vô cùng đặc biệt trong văn bản “Bạch tuộc” nói riêng và cả tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói chung.

2 tháng 10 2023

tham khảo

- Những tấm gương hi sinh cao cả của những lớp người đi trước: Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Lợi, …Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh….

7 tháng 11 2023

Trong đoạn trích Bạch tuộc, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật thuyền trưởng Nê-mô. Nhà văn đã khắc họa nhân vật này hiện lên vô cùng chân thực, sinh động.

Nhân vật Nê-mô không được xây dựng quá nhiều về ngoại hình mà chủ yếu qua hành động, lời nói. Dù vậy, tôi vẫn cảm nhận được rõ nét về một vị thuyền trưởng đầy bản lĩnh, dũng cảm và xứng đáng với vai trò lãnh đạo. Dù trong hoàn cảnh tàu ngầm bị bao vây bởi đàn bạch tuộc khổng lồ, nhưng Nê-mô tỏ ra rất bĩnh tĩnh, sẵn sàng chiến đấu với chúng: Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này”.

Khi mọi người trên tàu đầy lo lắng, thì Nê-mô vẫn bình tĩnh, nghĩ ra giải pháp để đối phó với lũ bạch tuộc. Ông nhận ra rằng việc tấn công bằng súng đạn là vô nghĩa nên đã đưa ra giải pháp tấn công bằng rìu: “Đúng là khó. Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tiến công bằng rìu”. Có thể thấy rằng, Nê-mô không chỉ bản lĩnh mà còn đầy kinh nghiệm.

Trong cuộc chiến với lũ bạch tuộc, vị thuyền trưởng không hề tỏ ra sợ hãi, nao núng. Những hành động vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt cho thấy sự tự tin, dũng cảm của Nê-mô. Ông mạnh mẽ dùng rìu, chém đứt cái vòi khổng lồ. Chứng kiến cảnh một thủy thủ đứng trước mình bị bạch tuộc dùng vòi nhấc lên, Nê-mô nhanh chóng xông đến, tấn công và chặt ngay cái vòi của nó. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, thuyền trưởng Nê-mô ngay lập tức chạy đến, cắm phập vào mồm quái vật và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Qua đây, chúng ta thấy được sự dũng cảm, trách nhiệm và hết lòng vì đồng đội của Nê-mô.

Dù vậy, nhân vật Nê-mô cũng không hề lạnh lùng, khô khan. Ông cũng rất tình cảm khi sẵn sàng lao ra để cứu những người đồng đội hay Nét Len. Ở cuối đoạn trích, tác giả đã xây dựng một chi tiết rất thú vị. Đó là hình ảnh “Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặng người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ”.

Với nhân vật thuyền trưởng Nê-mô, tôi đã học được bài học giá trị. Mỗi người cần phải bình tĩnh khi đối mặt với thử thách, khó khăn. Chúng ta cần phải có sự đoàn kết, cùng giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết vấn đề trong một tập thể. Lòng dũng cảm, sự tỉnh táo sẽ khiến cho người giữ vững được lập trường.

Như vậy, thuyền trưởng Nê-mô quả là một nhân vật gây ấn tượng. Tôi cảm thấy vô cùng yêu thích và ngưỡng mộ nhân vật này.

- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:Giáo sư A-rôn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây (Conseil) là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái...
Đọc tiếp

- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:

Giáo sư A-rôn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây (Conseil) là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Nét Len (Ned Land), họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Rồi bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nê-mô. Bất đắc dĩ, họ phải tham gia chuyển hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kì thủ của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nê-mô: tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực,... Chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ là một trong những cuộc phiêu lưu đó.

0