K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 8 2023

Tham khảo, dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.

(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.

Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

21 tháng 8 2023

bạn ơi có phải đúng là bài văn nghị luận không

31 tháng 12 2021

Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.

Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.

Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.

Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.

Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.

Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.

Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.

28 tháng 11 2018

Ai sinh ra trên đời cũng được sống trong sự bao bọc, tình yêu thương vô bờ bến của người thân trong gia đình. Ở đó có ông ba, cha mẹ, anh chị em và những người luôn đùm bọc chở che. Đối với em ông nội luôn là người em đáng kính nhất trong gia đình mình.

Năm nay ông nội 70 tuổi. Dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng ông vẫn rất minh mẫn và nhanh nhẹn trong mọi sinh hoạt thường ngày của đời sống. Khuôn mặt ông vuông hình chữ điền và rất góc cạnh, em thường hay đùa rằng “ ông ngày xưa chắc đẹp lắm bà nhỉ !”. Thế nhưng để lại sự in dấu của thời gian là hai gò má nhô cao, khuôn mặt hơi bóp lại. Đổi lại nước da hồng hào vẫn còn in dấu trên khuôn mặt đầy sự phúc hậu ấy. Tóc ông bạc trắng tựa như một ông tiên, ông bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích ngày xưa ra. Thêm vào đó là cặp râu bạc trắng lại tô thêm phần đẹp lão cho nội. Qua năm tháng, qua bao ngày dãi nắng dầm mưa tảo tần gáng vác gia đình xưa kia mà giờ đây da ông bắt đầu điểm những vết đồi mồi trên mặt, tay, chân. Đôi chân vẫn còn đi lại rất tốt những ngày một thêm yếu đi, đôi bàn tay thì xương xương, bé gầy ghi ấn bao sự vất vả của cuộc đời.

Ông rất hiền lành và luôn yêu thương con cháu, mọi người trong gia đình. Những lúc rảnh rỗi ông thường hay giúp đỡ mọi người hết sức có thể công việc chung cũng như trong gia đình nói riêng. Nếu thấy con cháu học tập, làm việc mệt mỏi thì nội sẽ góp một tay giúp đỡ những công việc từ cái nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống: quét nhà, rửa bát... Hay ngay cả khi đã có tuổi nhưng nội vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở trong làng, xã. Thế nên sức khỏe dẻo dai của nội không phải bông dưng mà có được, thứ sức khỏe khiến bao người phải trầm trồ và ghen tị khi về già. Hoạt động sôi nổi, góp tay nhiệt tình vào các công tác xã hội của làng xóm, tốt bụng giúp đỡ mọi người nếu có thể, thế nên ông nội em rất được mọi người xung quanh ai cũng yêu quý và kính trọng. Đó là điều em cảm thấy rất đáng kính và tự hào về ông.

Sáng sớm hằng ngày dậy ông thường dắt con Ki Ki nhà em đi cùng ra chỗ công viên gần nhà tập thể dục và đi dạo ngay khi cả nhà còn chìm trong giấc ngủ say. Có đôi lúc ông còn chu đáo chuẩn bị cả bữa sáng cho gia đình để giúp con cháu trong nhà chuyên tâm chu đáo học tập và công việc hơn. Những buổi chiều, trời đẹp ông cũng hay dẫn em ra công viên và đi vòng quang, nói chuyện, hỏi han mọi chuyện về học tập, bạn bè ở trường như thế nào. Những phút giấy ấy thực sự là lúc khiến tâm hồn em thoải mái và sảng khoái sau những tiết học căng thẳng trên lớp. rồi hai ông cháu thỉnh thoảng lại ra ngồi ghế đá, làm vài ván cờ tiếng, tiếng cười đùa, “chặn nước” rộn rã rất vui vẻ, thoải mái.

Gần đây sức khỏe ông ngày một yếu, em rất thương ông, hầu như chiều nào đi học về em cũng chạy vào phòng để đám bóp cho ông, tâm sự với ông để xua bớt đi nỗi đau về bệnh tật cho nội. kể những câu chuyện vui, bông hoa điểm mười luôn là những liều thuốc hữu hiệu mỗi khi em cạnh ông.

Em rất thương ông và mỗi ngày đều cố gắng học tập để không phụ lòng ông nội. Hứa sẽ chăm chỉ học hành để trở thành con ngoan trò giỏi như mong muốn của nội

Nếu có điều ước, em chỉ ước nội được mãi mãi mạnh khỏe sống và quây quần bên con cháu và gia đình. Một người ông nội, người bạn, người cha, và tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

19 tháng 11 2021

Tham khảo

 gia đình là nơi có mọi người mà em luôn yêu quý nhất trên đời. nhưng nếu hỏi người quan trọng hơn cả thì chính là bố em. bố năm nay đã ngoài 60 nhưng vóc dáng và thần thái luôn luôn trẻ, đó cũng là lý do mà em luôn thích ở cạnh bố của mình vì em luôn cảm nhận được sự yêu thương, trở che vô bờ bến. Mặc dù cha rất nghiêm khắc với em, chuyện học hành, cách sống,...nhưng sau tất cả cũng chỉ là vì giúp cho bản thân em trở thành con người tốt. cha không những là người mang đến cho gia đình cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, mà còn gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình, cả những ước mơ của những đứa con. nếu như mẹ tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực gánh cả chuyện lớn trong gia đình. cha luôn là một người cha vĩ đại một người đàn ông tuyệt vời nhất đối với em.

7 tháng 12 2021

Trong gia đình, người em yêu quý nhất là anh họ của e, Anh cao 1m70 nặng 60kg. Anh không chỉ đẹp trai mà còn học rất giỏi. Ở nhà, anh luôn nhường nhịn, yêu thương em. .  Thỉnh thoảng, anh còn đưa em đi chơi nữa. Em rất yêu quý anh họ của mình.

8 tháng 12 2021

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta tình thương của mẹ là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý dù cò dùng cả cuộc đời này thì cũng không thể báo đáp được. Đúng vậy, mẹ tôi là người đầu tiên chào đón tôi vào đời, là người đưa tôi bước vào cảnh cổng của trường học. Mẹ tôi không cao và năm nay mẹ đã ngoài 30 tuổi, mẹ tôi không có hoàn hảo như bao người mẹ khác nhưng mẹ luôn dành cho tôi những gì tốt đẹp. ” Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ ” một câu nói mà đến giờ tôi mới hiểu được ý nghĩa của nó là như thế nào. Những buổi tối mẹ thao thức vì chúng con, những bữa cơm ấm cúng mỗi buổi sáng mẹ làm…tôi cứ sợ một ngày nào đó tôi sẽ không bao giờ thấy nữa. Tôi còn nhớ mãi một câu nói của mẹ ” Dù cuộc sống này có ra sao, nó có áp lực thế nào thì hãy sống biết cho đi và biến những áp lực đó trở thành động lực để con bước vào đời. Mẹ sẽ luôn mở rộng vòng tay chào đón con “. Tôi luôn tự nhủ mình rằng phải cố gắng học để có một tương lai tốt đẹp hơn, đưa mẹ tôi đi những nơi mẹ tôi chưa từng đến, ăn những món mẹ chưa được ăn…và tôi muốn nói ” Con yêu mẹ “.

30 tháng 10 2021

Tham khảo!

 gia đình là nơi có mọi người mà em luôn yêu quý nhất trên đời. nhưng nếu hỏi người quan trọng hơn cả thì chính là bố em. bố năm nay đã ngoài 60 nhưng vóc dáng và thần thái luôn luôn trẻ, đó cũng là lý do mà em luôn thích ở cạnh bố của mình vì em luôn cảm nhận được sự yêu thương, trở che vô bờ bến. Mặc dù cha rất nghiêm khắc với em, chuyện học hành, cách sống,...nhưng sau tất cả cũng chỉ là vì giúp cho bản thân em trở thành con người tốt. cha không những là người mang đến cho gia đình cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, mà còn gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình, cả những ước mơ của những đứa con. nếu như mẹ tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực gánh cả chuyện lớn trong gia đình. cha luôn là một người cha vĩ đại một người đàn ông tuyệt vời nhất đối với em.

- Căp quan hệ từ: nếu...thì, mặc dù...nhưng, không những...mà còn

8 tháng 1 2022

Trong cuộc đời mình tôi đã gặp nhiều lần đề văn: suy nghĩ của anh (chị) về người thân yêu nhất. Trong khi bạn bè còn băn khoăn không biết nên viết về ai, về bà, về mẹ, về bố hay về ông thì tôi lại không hề do dự trong lựa chọn của mình: tôi làm gì có nhiều lựa chọn như thế? Đời tôi chỉ có mẹ, tất cả những yêu thương cuộc đời dành cho tôi đều được hiện hữu bằng tình cảm của người phủ bóng xuống đời tôi. Với tôi, mẹ là nguồn sống, lẽ sống, là niềm tôn kính, là ước mơ để tôi vươn tới.

Đời mẹ tôi đã vất vả nhiều. Không phải ngẫu nhiên tôi nói người thân yêu nhất với tôi chỉ có mẹ. Tôi lớn lên xung quanh chỉ có mẹ và ngôi nhà của mẹ. Vậy thôi. Ông bà tôi người còn người mất, nhưng những lúc tôi ốm đau, ngày đầu tiên tôi đi học và vô vàn những ngày trọng đại khác của đời mình đôi mắt non nớt của tôi chỉ in bóng hình gầy gò, xương xương của một mình mẹ. Dáng hình bé nhỏ ấy bao nhiêu năm nay từ ngày tôi còn bé xíu cho đến khi trở thành một cô bé lớp 10 dường như vẫn không hề thay đổi. Điều ấy với tôi quan trọng lắm vì ngày bé, mỗi khi mẹ về muộn tôi lại chạy ra đường cái ngóng mẹ về. Khi nào nhìn thấy dáng vẻ quen thuộc của người gò mình trên chiếc xe đạp cũ kĩ chống chọi với cái hun hút của gió mùa đông bắc mặt tôi mới nở nang ra được chút xíu, không còn cau có, lo âu. Giờ đây, mỗi lần đi học về, đạp xe qua cánh đồng làng, thấy dáng mẹ lom khom cày cuốc tôi lại sung sướng nhìn đường sau trước, rẽ ào xe sang đường chạy về phía mẹ đợi người cùng về. Tôi tự hỏi tại sao cái dáng vẻ ấy sau bao năm không hề thay đổi? Cuộc sống gia đình có khác trước nhờ những đổi thay chung của xã hội nhưng so với xóm làng vẫn còn khó khăn, vất vả. Mẹ không trẻ lại nhưng cũng không mỏi mòn, hao gầy đi bao nhiêu. Đã có lần tôi ngây ngô thắc mắc với mẹ điều ấy. Người cười cười giễu cợt hỏi tôi: Vậy con mong mẹ già đi sao? Đùa tôi một chút rồi mẹ xúc động thủ thỉ với tôi: ngày xưa mẹ gầy gò, vất vả vì một mình nuôi con bé; bây giờ dù cuộc sống vẫn khó khăn, thời gian chuyển dời nhưng mỗi ngày thấy con một lớn một khôn mẹ lại thấy sung sướng, vui vẻ, con chính là liều thuốc hoàn xuân cho mẹ. Tôi không nói gì, chỉ im lặng rưng rưng và thấy mắt mình nhoè ướt.

Tôi nhớ có một lần, khi ấy tôi học cấp một, bài tập đọc của tôi có tên là “Bàn tay mẹ”. Tôi còn nhớ như in những câu văn trong bài tập đọc ấy: “Bàn tay mẹ thô ráp, gầy gầy, xương xương”. Và cũng mới gần đây thôi, tôi đọc một câu chuyện về cách tuyển nhân viên của một giám đốc. Người giám đốc hỏi ứng viên xem đã bao giờ anh ta rửa chân cho mẹ chưa và đề nghị người ứng viên trở về làm điều ấy rồi hãy đến xin việc. Người ứng viên trở về xin được rửa đôi chân của mẹ và anh ta đã bật khóc khi nhìn thấy đôi chân đen đúa, xương gầy vì bao năm trầy trật với đất đồng, sương gió. Tình yêu thương dành cho những người thân yêu nhất là cơ sở để con người biết yêu thương những điều khác quanh mình trong đó có công việc. Tôi xúc động vô cùng trước những mẩu chuyện như thế. Và ngay từ những ngày nhỏ tôi đã luôn ngắm nhìn mẹ từ làn da nâu vàng mỗi năm thêm nhửng vết nám sậm màu, mái tóc mỏng đi xơ váng, đôi tay khô lại xương xương đến đôi bàn chân thâm đen vì nhựa cỏ. Dáng hình người toát lên sự lam lũ, tảo tần và ấp ủ một tình yêu thương khôn nguôi dành cho con cái.

Tôi lớn lên trong tình mẹ dạt dào như thế. Mẹ nói tôi là lẽ sống của mẹ nhưng có một sự thật là ngược lại như vậy nữa. Mẹ cũng là lẽ sống của đời tôi. Có một người mẹ như thế, thật là nhẫn tâm nếu ai đó không biết cố gắng để vươn lên, để những tình cảm dạt dào của người cứ mỏi mòn không biết đâu là bến bờ mà dội tràn thấm ướt…

Cảm động vô bờ về tình mẹ, yêu thương người khôn nguôi nhưng tôi còn tự hào và khâm phục về mẹ nữa. Cuộc sống vất vả là thế nhưng mẹ luôn lạc quan tươi cười (về điều này mẹ cũng nói với tôi rằng tôi chính là cơ sở để mẹ lạc quan, tôi khôn lớn trưởng thành là đền đáp xứng đáng nhất mẹ nhận được sau những nỗ lực của mình). Tình yêu thương dồn lại cho tôi, cơm áo gạo tiền phải chật vật, vất vả lắm mới gom góp được nhưng chưa bao giờ mẹ chối từ giúp đỡ một ai. Với hàng xóm láng giềng mẹ tôi sống vui vẻ và hoà hợp rất mực. Tôi biết mẹ có những người hàng xóm tuyệt vời và bản thân người cũng là một người hàng xóm tốt của những người xung quanh. Nửa đêm tối tăm rét mướt, đang nằm trong chăn ấm nhưng nếu hàng xóm có chuyện mẹ sẵn sàng bật dậy sang giúp. Lại nữa, vụ mùa bận rộn, dù việc nhà có “ngập đầu” (câu nói mẹ và các cô bác hàng xóm thường dùng!) nhưng nếu có ai nhờ mẹ vẫn tranh thủ làm đồng giúp mọi người,…

Mẹ tôi là thế. Bao năm qua không hề thay đổi. Người trở thành một biểu tượng vững vàng của tình yêu thương và nhân cách để tôi yêu thương, khâm phục, tự hào và tôn thờ.

Tham Khỏa

Thiếu tham khảo in đậm

5 tháng 10 2016

1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc 
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

6 tháng 10 2016

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó.

LẬP DÀN Ý, VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI – VĂN HAY LỚP 7

Tháng Sáu 21, 2016 

Lập dàn ý, viết đoạn văn biểu cảm về con người

I, Kiến thức cơ bản.

con người

 

Xem thêm:

  • Lập dàn ý cho đề bài “cảm nghĩ về bốn mùa trên quê hương em”
  • Lập dàn ý cho đề bài ” Biểu cảm về món quà tuổi thơ” – văn lớp 7

1: Đối tượng: 

  • Biểu cảm về một con người cụ thể: thầy, cô, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…
  • Biểu cảm về một khía cạnh. một phương diện nụ cười,  bàn tay, khuôn mặt…
  • Biểu cảm mang tính khái quát, cảm nghĩ vê thầy cô, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai, cảm nghĩ về người mẹ trong đời sống mỗi người…

II: Dàn ý

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó.

 
  • Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
  • Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
  • Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.