K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Theo báo Nhân Dân:

Về chính trị-an ninh, gia nhập ASEAN giúp Việt Nam phá thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị khi đó; chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu ở khu vực, tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước Đông Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định và lâu dài, hợp tác toàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương.

Việt Nam tiếp tục có những điều kiện thuận lợi hơn để góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định khu vực; phối hợp lập trường và hợp tác với các nước trong việc xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế phức tạp, hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông.

Về kinh tế, Việt Nam có thị trường rộng lớn cho xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN và cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn. Việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hỗ trợ Việt Nam triển khai hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện các cam kết của AEC, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU). Các FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đi vào hiệu lực tại Việt Nam.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Tác động của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển

Cơ hội:

+ Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia và các khu vực với nhau.

+ Lợi ích kinh tế của các nước thành viên được đảm bảo trong tổ chức khu vực.

+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tạo nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

- Thách thức: xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra không ít các vấn đề như:

+ Tính tự chủ kinh tế ở mỗi quốc gia;

+ Gia tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia có cùng một lợi thế phát triển kinh tế (trong cùng một khu vực). Ví dụ: các mặt hàng nông sản của Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt bởi nông sản Thái Lan,…

+ Vấn đề cạnh tranh giữa các khu vực,…

A. Đông Á.

B. Nam Á.

C. Bắc Á.

D. Tây Á.

23 tháng 3 2017

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

22 tháng 3 2017

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Tên tổ chức

Năm thành lập và số thành viên

Mục đích

Hoạt động chính

Liên hợp quốc (UN)

24-10-1945

193 thành viên

Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực lớn quốc tế và các mục tiêu chung

- Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố

- Bảo vệ người tị nạn

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội,...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

1945

190 thành viên

Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán

- Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu...

Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

1995

164 thành viên

Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuân lợi và minh bạch,  nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các quốc gia thành viên

- Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO.

- Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại.

- Xử lí các tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia

- Hỗ trợ kĩ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

11-1989

21 thành viên

- Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên;

- Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng của khu vực

- Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

- Hình thành cơ chế buôn bán mở cửa toàn cầu

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Tác động của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Cơ hội:

+ Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. Ví dụ: Kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Năm 2007 đạt 111,4 tỉ USD.

+ Đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chuyển giao những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước. Ví dụ: Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Xin-ga-po, Bra-xin…) nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa.

+ Các nước thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của các nước khác.

Thách thức:

+ Bị áp lực lớn trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá. Ví dụ: Hàng hoá các nước đang phát triển vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập thị trường các nước lớn bằng một số biện pháp do các nước phát triển đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá (vụ cá tra, cá ba sa của Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kì); dựng các hàng rào kĩ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản trong nước….

+ Cần có vốn và có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

+ Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác. Các giá trị đạo đức của nhân loại được xây dựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn. Ví dụ: Ở Việt Nam, một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,nảy sinh tư tưởng thực dụng ở không ít người.…

+ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia. Ví dụ: Việt Nam cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước những hiểm hoạ của thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường….

 
Phần Trắc nghiệm : Câu 1 : Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng A. Gần 9,5 triệu km2 B. Trên 9,5 triệu km2 C. Gần 9,6 triệu km2 D. Trên 9,6 triệu km2 Câu 2 : Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với A. 13 nước B. 14 nước C. 15 nước D. 16 nước Câu 3 : Đường bờ biển phía Đông của Trung Quốc dài khoảng A. 6000 km B. 7000 km C. 8000 km D. 9000 km Câu 4 : Trung Quốc có 2 đặc khu hành chính...
Đọc tiếp

Phần Trắc nghiệm :

Câu 1 : Diện tích tự nhiên của Trung Quốc khoảng

A. Gần 9,5 triệu km2

B. Trên 9,5 triệu km2

C. Gần 9,6 triệu km2

D. Trên 9,6 triệu km2

Câu 2 : Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với

A. 13 nước

B. 14 nước

C. 15 nước

D. 16 nước

Câu 3 : Đường bờ biển phía Đông của Trung Quốc dài khoảng

A. 6000 km

B. 7000 km

C. 8000 km

D. 9000 km

Câu 4 : Trung Quốc có 2 đặc khu hành chính nằm ven biển là

A. Hồng Công và Thượng Hải

B. Hồng Công và Ma Cao

C. Ma Cao và Thượng Hải

D. Hồng Công và Quảng Châu

Câu 5: Phần lãnh thổ miền Đông Trung Quốc chiếm

A. Gần 50% diện tích cả nước

B. 50% diện tích cả nước

C. Trên 50% diện tích cả nước

D. 60% diện tích cả nước

Câu 6 : Một đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc là

A. Thấp dần từ bắc xuống nam

B. Thấp dần từ tây sang đông

C. Cao dần từ bắc xuống nam

D. Cao dần từ tây sang đông

Câu 7 : Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của :

A. Công cuộc đại nhảy vọt

B. Cách mạng văn hóa và các kế hoạch 5 năm

C. Công cuộc hiện đại hóa

D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp

Câu 8 : Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là

A. Không còn tình trạng đói nghèo

B. Sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng lớn

C. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh

D. Trở thành nước có GDP / người vào loại cao nhất thế giới

Câu 9 : Khu vực Đông Nam Á bao gồm

A. 12 quốc gia

B. 11 quốc gia

C. 10 quốc gia

D. 21 quốc gia

Câu 10 : Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là

A. Phát triển thủy điện

B. Phát triển lâm nghiệp

C. Phát triển kinh tế biển

D. Phát triển chăn nuôi

Câu 11 : Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây ?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

C. ẤN Độ Dương và Đại Tây Dương

D. ẤN Độ Dương và Bắc Băng Dương

Câu 12 : Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa gạo , cà phê , cao su , hồ tiêu , dừa

B. Lúa mì , cà phê , củ cải đường , chà là

C. Lúa gạo , củ cải đường , hồ tiêu , mía

D. Lúa mì , dừa , cà phê , ca cao , mía

Câu 13 : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực I , tăng tỉ trọng khu vực II và III

B. giảm tỉ trọng khu vực I và II , tăng tỉ trọng khu vực III

C. Tăng tỉ trọng khu vực I , giảm tỉ trọng khu vực II và III

D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều

Câu 14 : Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Lào , In-đô-nê-xi-a

B. Thái Lan , Việt Nam

C. Phi-lip-pin , In-đô-nê-xi-a

D. Thái Lan , Ma-lai-xi-a

Câu 15 : Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là

A. Thái Lan

B. In-đô-nê-xi-a

C. Phi-lip-pin

D. Ma-lay-xi-a

mọi người ơi , giải mấy câu trắc nghiệm này giùm em với ạ

0
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững