K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi : “ Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi :

“ Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng.... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.”

a/ Nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn?

b/ Nêu các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm?

c/ Theo em sẽ cần làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ăn uống ở tại nhà ?

1

a) Nguyên nhân:Ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chứa chất gây độc. Đồ ăn ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

b) Biểu hiện: Các triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....

c) Những việc cần làm:

- Vệ sinh, chế biến thức phẩm sạch sẽ.

- Ăn chín, uống sôi.

- Rửa rau sống thật kĩ.

- Rửa tay trước khi ăn.

- Không ăn cơm ôi, thiu.

- Nên chỉ nấu ăn trong ngày.

12 tháng 5 2021

-Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). Ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển.

-Khi bị trúng thực, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào và uống oresol để bù nước, điện giải. Tuy nhiên, với trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên cố gắng ép trẻ nôn vì điều này rất dễ làm bé sặc. Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo.

12 tháng 5 2021

bạn cho mình hỏi là làm sao để  hô hấp nhân tạo. được vậy???

 

21 tháng 4 2017

+ Chạy lại nhắc bn bỏ ngay củ khoai tây ấy và nhắc nhở bn lần sau ko đc sơ ý như thế.

+Mk sẽ lại quét cho chị rồi nhắc nhắc chị lần sau phải quét dọn sạch sẽ.

Vì làm chín thực phẩm để tạo nên những món ăn ngon, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị; để thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm; để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn; để dự trữ thức ăn dùng lâu.

Ăn phải thực phẩm không an toàn sẽ gây mất vệ sinh gây bệnh cấp tính cho con người như: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi, … Các rối loạn khác như huyết áp bị thay đổi, rối tiểu, bí tiểu,…

26 tháng 4 2021

Vì làm chín thực phẩm để tạo nên những món ăn ngon, dễ tiêu hóa, hợp khẩu vị; để thay đổi hương vị và trạng thái của thực phẩm; để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn; để dự trữ thức ăn dùng lâu.

Thức ăn mất vệ sinh gây bệnh cấp tính cho con người như: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi, … Các rối loạn khác như huyết áp bị thay đổi, rối tiểu, bí tiểu,…  
12 tháng 5 2018

Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi… Các biến chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là cơ thể mất nước và các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong.

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn phải những món ăn có chứa chất độc hại. Ảnh minh họa

Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần

Đối với người bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy có thể ra máu, đặc biệt nếu ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng.

Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu. Khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.

Buồn nôn và nôn

Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm trẻ đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Người bệnh nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.

Sốt và đau khắp người

Ngoài những triệu chứng đau bụng, nôn mửa... nêu trên, theo Theo Bs. Cẩm Tú chia sẻ trên báo Sức Khỏe & Đời Sống, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu người bệnh bị sốt hoặc nhiệt đột tăng đến 40 độ, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để không gây những biến chứng nguy hiểm.

Thức ăn vỉa hè không đảm bảo ATVSTP - một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Sức khỏe & đời sống

Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ.

Ngoài ra, nhức đầu có thể xảy ra là do mất nước do tiêu chảy nặng. Triệu chứng đau người không phổ biến ở hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm, nhưng đặc trưng của bệnh listeriosis - một chứng bệnh do ăn thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes.

Mùa hè, tiết trời oi bức, nhiệt độ cao khiến cho rất nhiều vi khuẩn có hại phát triển, vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự điều trị tại nhà mà không cần điều trị đặc hiệu trong khoảng từ 1 đến 10 ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, một số người có triệu chứng nặng hoặc biến chứng. Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, những người có hệ miễn dịch suy yếu, người ghép tạng và những người điều trị ung thư hoặc dùng steroid đường uống thì cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, nếu bạn phát hiện dấu hiệu mất nước hoặc các dấu hiệu cảnh báo như đau bụng trầm trọng; sốt cao - nôn ra máu; giảm lượng nước tiểu; đau, ngứa ran hoặc tê ở chân; mệt mỏi, lơ mơ... thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để đươc hỗ trợ kịp thời.

Minh Triết phú yên std

16 tháng 2 2019

ngo doc thuc an do:

nhiem vi sinh vat hoac doc to cua vi sinh vat.

thuc an bi bien chat

nhiem chat doc san trong no:VD:mam khoai tay,nam doc,...

nhiem chat doc hoa hoc :VD:nhiem chat hoa hoc ,chat bao quan,...

em nen bao voi bo hoac me hoac nguoi than de di kham

12 tháng 3 2021

- Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
- Thức ăn được phân làm 4 nhóm đó là :
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất đạm.

12 tháng 3 2021

Nguyên nhân:

- Do thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật

- Do thức ăn bị biến chất

- Do trong thức ăn có sẵn chất độc (như cá nóc, mầm khoai tây, nấm độc…)

- Do thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm

Biện pháp: 

- Vệ sinh nhà bếp, chén đĩa,...

- Rửa tay trước khi ăn

- Nấu chín và bảo quản thức ăn cẩn thận

- Rửa kỹ thực phẩm

- Không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng

_ Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.

VD:Do chưa nấu chín thức ăn, để ruồi muỗi bâu và thức ăn,..

_ Ngộ độc do thức ăn bị biến chất.

VD:Thịt cá để lâu ngày, bảo quản đồ ăn ở nơi không phù hợp, đồ hộp để quá hạn sử dụng,..

_ Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc.

VD: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, thịt cóc,...

_ Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học , hóa chất bảo vệ thực phẩm , hóa chất phụ gia thực phẩm,...

VD: Rau bị phun quá liều thuốc trừ sâu, thịt bị bơm hóa chất, các cơ sở sản xuất sử dụng các chất phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,..

9 tháng 2 2017

- Ngộ độc da thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật : ăn thịt không bảo quản chu đáo , không nấu chín sẽ bị đau bụng .

- Ngộ độc do thức ăn bị biến chất : ăn thức ăn ôi thiu sẽ bị tiêu chảy , ói mửa .

- Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc : ăn cá nóc , mầm khoai tây sẽ nguy hiểm tới tính mạng .

- Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học , hoá chất bảo vệ thực phẩm , hoá chất phụ gia thực phẩm : ăn rau bị phun thuốc kích thích , thuốc trừ sâu sẽ bị trúng độc , gây hiện tượng nôn ói , đau bụng .

k bik có đúng k nx .... hehe

19 tháng 3 2020

Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cho cơ thể.

24 tháng 3 2020

Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự (1) phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ (2) chất dinh dưỡng cần thiết theo (3) tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể về (4) năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Câu 14:

* Nhiễm trùng, nhiễm đọc thực phẩm:

- Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm

- Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm

- Khi ăn phải thức ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc thực phẩm sẽ dẫn đến ngộ độc thức ăn và rối loạn tiêu hóa , gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng.

* Đảm bào an toàn thực phẩm khi mua sắm:

- Cần phải chọn thực phẩm tươi ngon; không quá hạn sử dụng; không bị ôi,ươn.

+ Thực phẩm dễ hư thối như: rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc bảo quản ướp lạnh

+ Thực phẩm đóng hộp phải còn bao bì và cần chú ý đến hạn sử dụng

+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm tươi sống với thực phẩm đã nấu chín

Câu 15:

* Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:

- Do thức ăn nhiễm vi sinh vật hoặc độc tố của vi sinh vật

- Do thức ăn bị biến chất

- Do bản thân thức ăn đã có sẵn chất độc

- Do thức ăn bị ô nhiễm chất độc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật

* Những điều cần chú ý khi mua thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thức ăn:

- Thực phẩm dễ hư thối như: rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc bảo quản ướp lạnh

- Thực phẩm đóng hộp phải còn bao bì và chú ý đến hạn sử dụng

- Tránh để lẫn lộn thực phẩm tươi sống với thực phẩm thực phẩm chín

~ HỌC TỐT~