K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:

+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

+ Các ủy viên trong công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn.

+ Các chính sách của công xã Pa-ri đều phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.

=> Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.

- Ý nghĩa của công xã Pa-ri

+ Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên do nhân dân lao động thực hiện, lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản tại Pa-ri, lập ra chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; là sổ vũ những người lao động trên toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài cho một tương lai tốt đẹp hơn.

+ Sự thất bại của công xã đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.

NG
13 tháng 8 2023

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

Tham khảo

- Sự ra đời của Công xã Pa-ri

+ Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và kết thúc với sự thất bại của Pháp. Quân Phổ bắt được Na-pô-lê-ông III, rồi tiến sâu vào nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ Đế chế II, yêu cầu lập nền Cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc được đặt ra cấp thiết.

+ Tháng 9/1870, Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên “Chính phủ vệ quốc” nhưng sau đó lại đầu hàng quân Phổ. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản rất gay gắt => để bảo vệ đất nước, nhân dân Pa-ri đã tổ chức các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang, đứng lên làm cách mạng.

+ Ngày 18/3/1871, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quốc dân quân, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, “Chính phủ vệ quốc” do Chi-e đứng đầu phải tháo chạy khỏi Pa-ri. Cách mạng thắng lợi, Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới - Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và trí thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.

- Tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã Pa-ri:

+ Hội đồng Công xã là cơ quan nhà nước cao nhất, tập trung trong tay quyền lập pháp và hành pháp, đảm nhận chức năng chính quyền của giai cấp vô sản.

+ Hội đồng Công xã lập ra nhiều uỷ ban (Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban Lương thực, Uỷ ban Giáo dục,...). Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên Công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

- Các chính sách của Công xã Pa-ri:

+ Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang của nhân dân;

+ Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước;

+ Quy định mức tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân;

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí;

+ Giao cho công nhân quản lí những nhà máy của giới chủ trốn khỏi Pa-ri...

- Sự thất bại của Công xã Pa-ri:

+ Do Công xã Pa-ri không đánh bại hoàn toàn quân của Chính phủ tư sản, chỉ tập trung xây dựng chính quyền, nên Chi-e đã tập hợp lại lực lượng và kết hợp với quân Phổ để tổ chức phản công.

+ Được sự hậu thuẫn của Phổ, ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc" bắt đầu tấn công vào Pa-ri. Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc" diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã Pa-ri bị phá vỡ.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa tư bản, mở ra thời kì đấu tranh mới của giai cấp vô sản thế giới.

+ Sự ra đời của Công xã Pa-ri cùng những chính sách tiến bộ được thi hành cho thấy đây là hình ảnh nhà nước kiểu mới.

+ Công xã Pa-ri còn thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm; cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp; để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

14 tháng 9 2023

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ý chí chiến đấu của quân dân ta

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung – Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy quân sự

- Ý nghĩa lịch sử

+ Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh

+ Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia

+ Đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những biểu hiện chứng tỏ Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:

+ Thành viên trong Hội đồng công xã đều là các đại biểu của quần chúng lao động, do chính nhân dân lao động bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

+ Các ủy viên trong công xã sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị bãi miễn.

+ Các chính sách của công xã Pa-ri đều phục vụ cho quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động.

=> Với cơ cấu tổ chức và các chính sách tiến bộ, tích cực như vậy, có thể thấy, công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới - nhà nước “của dân, do dân và vì dân” khác hẳn với các nhà nước của các giai cấp bóc lột trước đó.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

- Hạn chế:

+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

15 tháng 8 2023

Tham Khảo :

 

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc.

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

- Hạn chế:

+ Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri:

Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh. “Chính phủ Vệ quốc" của giai cấp tư sản được thành lập.

+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.

+ Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

- Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

- Một số chính sách của Hội đồng Công xã:

+ Giải thể quân đội thường trực, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng.

+ Giáo dục công miễn phí.

+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát

 

+ Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

+ Bình ổn giá bán bánh mì.

NG
18 tháng 8 2023

Tham khảo

- Kết quả:

+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

+ Đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

- Tính chất:

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

* Thời tiền sử:

- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...

- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.

* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.

- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.

- Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với thương nhân nước ngoài.

* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.

- Thế kỉ X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Thế kỉ XI - XIV:

+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua  Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.

+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng  trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.

 - Thế kỉ XV:

+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc  buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.

 + Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển  thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm, Hải Khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...

- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:

+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.

+ Nửa đầu thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư đến khai phá, lập nghiệp.

- Bên cạnh việc tổ chức khai phá đất đai, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.

- Thế kỉ XVIII, tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.

- Từ năm 1802 - 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

* Từ cuối thế kỉ XIX - hiện hay:

- Từ năm 1884 - 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

14 tháng 9 2023

* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

- Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải

+ Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo

+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,…

+ Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

* Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.

  

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

14 tháng 9 2023

Bối cảnh lịch sử

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc

+ Chúa Trịnh cho xây nhiều chùa lớn, hao tốn sức người, sức của

+ Hoạn quan trong phủ ngạo mạn, hách dịch

- Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đê vỡ,… làm cho sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, điêu tàn

-> Bùng nổ phong trào nông dân