K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2018

Có 1 bạn nhỏ kia được mẹ dẫn đến trường học trong năm học mới.Vào giờ ra chơi,bạn nhỏ cùng các bạn của mình cùng chơi rượt bắt.Trong lúc chạy thì bạn nhỏ va phải 1 em bé.Em bé bị trầy da đau nên khóc lớn.Không biết làm sao,bạn nhỏ lại đỡ em bé dậy và đi rửa vết thương.Sau,bạn nhỏ xin cô y tế 1 cái băng và dán cẩn thận lên vết thương.Đỡ đau,em bé ngừng khóc và nói cám ơn.Vào lớp,bạn nhỏ rất vui vì đã giúp được cô bé ấy.

29 tháng 10 2018

Kể chuyện theo hướng ý a:

Chủ nhật tuần trước, tôi với Thành rủ nhau ra sân trường chơi cầu lông chuẩn bị hội thi thể thao sắp tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Ngày nghỉ nên các em nhỏ cũng tụ tập về đây chơi khá đông. Chúng tôi chọn một khoảng trống giữa sân trường để luyện tập. Hai chúng tối vốn là hai tay vợt tốt nhất lớp và là niềm hi vọng của cô chủ nhiệm và tập thể lớp 4A. Chúng tôi chơi không có lưới, nên đánh rất thoải mái. Lúc đầu chúng tôi đánh chậm, dần dần tăng tốc. Quả cầu xé gió vút qua bay lại ngày một nhanh hơn. Lúc thì bay bổng lên không trung thành một đường vòng cung, lúc thì xẹt ngang chớp sáng như một mảnh sao băng. Bất thần tôi nhảy lên đón đường cầu tà tà của Thành, đập thật mạnh. Quả cầu chếch sáng trái nơi mấy em nhỏ đang chơi. Thành lao người sang đón cầu thì vô tình chạm phải một em bé chừng năm sáu tuổi làm cậu bé ngã kềnh ra đất. Thành cũng chổng vó lên trời. Cậu bé khóc thét lên dữ dội, Thành hốt hoảng lồm cồm lên bò dạy, đỡ cậu bé, miệng rối rít hỏi:

- Em có sao không? Đau lắm không ? Anh sai rồi! Anh xin lỗi cưng. Để anh bế cưng dậy nhé!

Thảnh đỡ cậu bé dậy, dẫn đến chỗ ghế đá dưới gốc liễu, phủi cát bụi và lau nước mắt mũi cho bé. Cậu bé nín khóc, gương mặt trở lại hồng hào. Tội vội chạy đi mua ba bịch nước mía về đưa cho bé một bịch, tôi và Thành một bịch. Cả ba ngồi uống nước nói chuyện vui vẻ.

Kể chuyện theo hướng ý b:

Hôm ấy là thứ bày, nhóm bạn chúng tôi gồm bốn đứa: Nam, Hải, Hùng và tôi kéo nhau ra công viên chơi đá cầu. Ngày nghỉ, nên trẻ em ra đây chơi khá đông. Chỗ thì chơi trò đuổi bắt nhau, chỗ thì chơi cướp cờ, bịt mắt bắt dê,... Còn nhóm trẻ em mẫu giáo thì chạy lăng quăng xem các anh chị vui đùa.

Nhóm chúng tôi chia làm hai phe đá cầu. Tôi với Hùng một phe. Nam với Hải một phe. Trận cầu diễn ra thật sôi nổi bởi hai phe ngang tài cân sức. Hiệp một bên tôi thắng. Hiệp hai bên Nam thắng. Đến hiệp ba phân chia thắng bại hai bên dồn hết tâm sức thi đấu. Chiếc cầu như chiếc bông so đũa lúc thì vật vờ trên không, lúc thì là là bay lượn như cánh bướm. Bất ngờ, Hùng xoay người đá móc quả cầu thành một đường vòng cung đẹp qua vai Hải. Nam nhào đến vớt cầu không ngời cậu ta va phải một bé trai đang chơi gần đó, làm bé trai ngã chỏng kềnh xuống bãi. Bị ngã bất ngờ, cậu bé khóc thét lên. Hai tay ôm đầu lặn lội. Ấy vậy mà Nam vẫn còn đứng nhìn lại còn quát tháo cậu bé:

- Chỗ này là chỗ mày chơi hả? Làm hỏng mất trận cầu của chúng tao. Tao chưa đánh mày là may rồi đấy. Đứng lên ra chỗ khác chơi, còn nằm lì ra khóc hả?

Nam càng nói, đứa bé càng khóc to. Thấy vậy chúng tôi đều chạy lại, đỡ cậu bé dạy. Tôi nói để vỗ về an ủi cậu bé.

- Em đau chỗ nào để anh xoa cho? Có đau lắm không em? Hồi trước anh cũng bị người ta làm ngã như này. Nhưng chỉ một lát là hết đau thôi. Nào anh đỡ em dạy, đi lại chỗ mát kia.

Tôi dìu em bé vào chỗ bóng cây râm mát phủi cát bụi và lau sạch nước mắt nước mũi cho bé. Một lát sau cậu bé nín. Hùng đưa cậu bé một que kem và nói:

- Em ăn kem cho mát rồi tiếp tục chơi với các bạn. Anh Nam vô tình thôi em không cố ý đâu, em đừng buồn nhé!

29 tháng 9 2017

Kể chuyện theo hướng ý a:

Chủ nhật tuần trước, tôi với Thành rủ nhau ra sân trường chơi cầu lông chuẩn bị hội thi thể thao sắp tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Ngày nghỉ nên các em nhỏ cũng tụ tập về đây chơi khá đông. Chúng tôi chọn một khoảng trống giữa sân trường để luyện tập. Hai chúng tối vốn là hai tay vợt tốt nhất lớp và là niềm hi vọng của cô chủ nhiệm và tập thể lớp 4A. Chúng tôi chơi không có lưới, nên đánh rất thoải mái. Lúc đầu chúng tôi đánh chậm, dần dần tăng tốc. Quả cầu xé gió vút qua bay lại ngày một nhanh hơn. Lúc thì bay bổng lên không trung thành một đường vòng cung, lúc thì xẹt ngang chớp sáng như một mảnh sao băng. Bất thần tôi nhảy lên đón đường cầu tà tà của Thành, đập thật mạnh. Quả cầu chếch sáng trái nơi mấy em nhỏ đang chơi. Thành lao người sang đón cầu thì vô tình chạm phải một em bé chừng năm sáu tuổi làm cậu bé ngã kềnh ra đất. Thành cũng chổng vó lên trời. Cậu bé khóc thét lên dữ dội, Thành hốt hoảng lồm cồm lên bò dạy, đỡ cậu bé, miệng rối rít hỏi:

- Em có sao không? Đau lắm không ? Anh sai rồi! Anh xin lỗi cưng. Để anh bế cưng dậy nhé!

Thảnh đỡ cậu bé dậy, dẫn đến chỗ ghế đá dưới gốc liễu, phủi cát bụi và lau nước mắt mũi cho bé. Cậu bé nín khóc, gương mặt trở lại hồng hào. Tội vội chạy đi mua ba bịch nước mía về đưa cho bé một bịch, tôi và Thành một bịch. Cả ba ngồi uống nước nói chuyện vui vẻ.

 

Kể chuyện theo hướng ý b:

Hôm ấy là thứ bày, nhóm bạn chúng tôi gồm bốn đứa: Nam, Hải, Hùng và tôi kéo nhau ra công viên chơi đá cầu. Ngày nghỉ, nên trẻ em ra đây chơi khá đông. Chỗ thì chơi trò đuổi bắt nhau, chỗ thì chơi cướp cờ, bịt mắt bắt dê,... Còn nhóm trẻ em mẫu giáo thì chạy lăng quăng xem các anh chị vui đùa.

Nhóm chúng tôi chia làm hai phe đá cầu. Tôi với Hùng một phe. Nam với Hải một phe. Trận cầu diễn ra thật sôi nổi bởi hai phe ngang tài cân sức. Hiệp một bên tôi thắng. Hiệp hai bên Nam thắng. Đến hiệp ba phân chia thắng bại hai bên dồn hết tâm sức thi đấu. Chiếc cầu như chiếc bông so đũa lúc thì vật vờ trên không, lúc thì là là bay lượn như cánh bướm. Bất ngờ, Hùng xoay người đá móc quả cầu thành một đường vòng cung đẹp qua vai Hải. Nam nhào đến vớt cầu không ngời cậu ta va phải một bé trai đang chơi gần đó, làm bé trai ngã chỏng kềnh xuống bãi. Bị ngã bất ngờ, cậu bé khóc thét lên. Hai tay ôm đầu lặn lội. Ấy vậy mà Nam vẫn còn đứng nhìn lại còn quát tháo cậu bé:

- Chỗ này là chỗ mày chơi hả? Làm hỏng mất trận cầu của chúng tao. Tao chưa đánh mày là may rồi đấy. Đứng lên ra chỗ khác chơi, còn nằm lì ra khóc hả?

Nam càng nói, đứa bé càng khóc to. Thấy vậy chúng tôi đều chạy lại, đỡ cậu bé dạy. Tôi nói để vỗ về an ủi cậu bé.

- Em đau chỗ nào để anh xoa cho? Có đau lắm không em? Hồi trước anh cũng bị người ta làm ngã như này. Nhưng chỉ một lát là hết đau thôi. Nào anh đỡ em dạy, đi lại chỗ mát kia.

Tôi dìu em bé vào chỗ bóng cây râm mát phủi cát bụi và lau sạch nước mắt nước mũi cho bé. Một lát sau cậu bé nín. Hùng đưa cậu bé một que kem và nói:

- Em ăn kem cho mát rồi tiếp tục chơi với các bạn. Anh Nam vô tình thôi em không cố ý đâu, em đừng buồn nhé!

25 tháng 7 2017

a)Bạn sẽ dừng lại, đỡ em bé dậy. Nếu em bé đau và khóc bạn nhỏ sẽ dỗ dành em bé.

b)Bạn nhỏ sẽ tiếp tục vui đùa. Chạy nhảy để mặc em bé ngã mà không đỡ em bé dậy.

có tình huống:một bạn nhỏ mải vui đùa,chạy nhảy,lỡ làm ngã một em bé.Em bé khóc.hãy hình dung và kể tiếp câu chuyện  theo hướng bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.Dựa vào bài văn mẫu dưới đây và kể tiếp câu chuyện,các bạn phải đóng giả mình là người biết quan tâm đến người khác:                                                                                                             ...
Đọc tiếp

có tình huống:một bạn nhỏ mải vui đùa,chạy nhảy,lỡ làm ngã một em bé.Em bé khóc.hãy hình dung và kể tiếp câu chuyện  theo hướng bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.Dựa vào bài văn mẫu dưới đây và kể tiếp câu chuyện,các bạn phải đóng giả mình là người biết quan tâm đến người khác:                                                                                                                                                                                                                                                                         bài làm                                                                                                           giờ ra chơi sau tiết 2,chúng em ùa cả ra sân,ríu rít như một bầy chim non.tốp này đá cầu.tốp kia nhảy dây.tiếng cười tiếng nói vang lên rộn rã,vui thật là vui.mấy bạn nam lớp em chơi trò đuổi bắt dọc hành lang dài hun hút.Tuấn,Đức và Hung chạy trước,Quang đuổi theo sau sát gót.bất ngờ một em bé từ trong lớp 1a bước ra.không kịp tránh ,Hùng và phải và làm em ngã.Hừng vội quay lại nâng em bé dậy,phủi sạch quần áo cho bé và xin lỗi:"Anh xin lỗi em nhé,anh không có ý đầu!Bé nín đi nào!Ừ,thế nhé.Bé cười trông xinh lắm đấy!"Thế là cô bé nín và môi nở miệng cười,nguay hai bim toc that no va u chay vao lop.Chung kien câu chuyện,mọi người thầm khen Hùng dũng cảm,dám nhận lỗi của mình và biết quan tâm đến người khác.                                                                                                                                             mọi người kể hay và dài nha!mik phải nộp vào thứ ba ngày 4 tháng 9 rồi,nói chung là mik cần gấp.ai hay,dung và dài thì mik sẽ tích

0
8 tháng 6 2019

Hướng dẫn giải:

- Chi tiết gây cười trong câu chuyện : Hai đứa trẻ nghĩ rằng bà không biết chuyện cò mang trẻ con tới các gia đình là không có thật.

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

164

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

3 tháng 3 2019

Hướng dẫn giải:

- Chi tiết trong truyện có tác dụng gây cười là :

Lời tả của Tèo về con gà trống và lời tả của Na về con gà mái. Đặc biệt câu nói của Na phần cuối truyện đã trị được tính khoác lác của Tèo.

24 tháng 5 2020

Thứ bảy mỗi tuần lớp em lại tổ chức một buổi sinh hoạt để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Buổi sinh hoạt luôn có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm.
Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần qua. Những ưu điểm là các bạn đều đi học đúng giờ trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Trong tuần vừa qua có nhiều bạn được điểm cao. Như bạn Minh Hằng được 10 trong giờ toán, bạn Minh Nguyệt được 10 trong kiểm tra miệng môn anh văn... Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được cũng có một vài bạn mắc lỗi quên vở bài tập ở nhà khiến thầy cô giáo không hài lòng. Giờ văn hôm thứ ba có hai bạn nói chuyện riêng là cho cô giáo dạy tiết văn hôm đó phải dừng lại mất 10 phút để chỉnh đốn lại trật tự lớp.
Trong khi lớp trưởng báo cáo lại tổng kết những thành quả đạt được trong tuần qua cả lớp đều lắng nghe. Ai mà bị nhắc tới trong danh sách khuyết điểm đều cúi đầu xấu hổ cảm thấy mình đã làm ảnh hưởng tới tập thể lớp. Sau khi lớp trưởng báo cáo xong cô chủ nhiệm yêu cầu bạn thư ký buổi họp ghi chép lại thật đầy đủ để cô còn gửi tài liệu về cho gia đình. Cô cũng trò chuyện cùng các bạn mắc lỗi nhắc nhở các bạn nên chú ý hơn trong giờ học không nên nói chuyện riêng hay quên vở để làm ảnh hưởng tới điểm thi đua của cả lớp. Các bạn đều hứa với cô lần sau sẽ không tái phạm
Sau buổi sinh hoạt chúng em ra về, những ai cũng hứa với lòng mình phải cố gắng hơn nữa để trở thành con ngoan trò giỏi không để thầy cô cha mẹ phải buồn lòng vì mình.

#Yuuki

31 tháng 5 2020

bạn Quỳng Anh là lớp trưởng.Bạn ấy học giỏi trong top 5 của lớp. Bạn lên để báo cáo về lớp

1.a) Sắp xếp các sự việc dưới đây cho đúng trình tự câu chuyện.a.Sơn giật thót mình khi nghe cô giáo gọi tên mình lên bảng.b.Mặc dù được cô gợi ý, Sơn vẫn đứng ngay như tượng, mân mê viên phấn.Cô giáo cho Sơn điểm 0.c.Buổi tối, lần đầu tiên Sơn làm bài tập toán nhưng loay hoay mãi không làm ra.d.Hôm sau, Sơn đến nhờ Quang - một học sinh giỏi toán giảng lại.e.Về nhà, ngày nào Sơn cũng...
Đọc tiếp

1.

a) Sắp xếp các sự việc dưới đây cho đúng trình tự câu chuyện.

a.Sơn giật thót mình khi nghe cô giáo gọi tên mình lên bảng.

b.Mặc dù được cô gợi ý, Sơn vẫn đứng ngay như tượng, mân mê viên phấn.Cô giáo cho Sơn điểm 0.

c.Buổi tối, lần đầu tiên Sơn làm bài tập toán nhưng loay hoay mãi không làm ra.

d.Hôm sau, Sơn đến nhờ Quang - một học sinh giỏi toán giảng lại.

e.Về nhà, ngày nào Sơn cũng làm lại bài trong sách giáo khoa, chỗ nào không hiểu em lại sang hỏi Quang.

g.Sơn còn rủ thêm ba bạn học kém đến xin cô dạy thêm vào chủ nhật.

h.Lần sau, cô gọi Sơn lên bảng. Sơn chỉ làm được một nửa, cô cho Sơn điểm 5.

i.Sơn rất day dứt và tự nghĩ: cứ làm nhiều bài tập nhất đinh sẽ khá !

k.Và niềm vui đã đến với Sơn, trong lần kiểm tra tiếp theo, em được điểm 10. Cô giáo xoa đầu Sơn và nói với cả lớp: Bạn Sơn thật xứng đáng là một tấm gương kiên trì và bền bỉ trong học tập.

Trình tự là: c,...............................................................................................................................................................................

b) Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện dựa vào cốt truyện đã được sắp xếp ở yêu cầu a:

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ai nhanh và đúng thì mình tik

 

2
30 tháng 11 2017

Nhanh lên nha,mình cần ngay hôm nay!

4 tháng 1 2018

Sơn giật thót mình khi nghe cô giáo gọi tên mình lên bảng.

Mặc dù được cô gợi ý, Sơn vẫn đứng ngay như tượng, mân mê viên phấn.Cô giáo cho Sơn điểm 0.

Sơn rất day dứt và tự nghĩ: cứ làm nhiều bài tập nhất đinh sẽ khá !

Buổi tối, lần đầu tiên Sơn làm bài tập toán nhưng loay hoay mãi không làm ra.

Hôm sau, Sơn đến nhờ Quang - một học sinh giỏi toán giảng lại.

Lần sau, cô gọi Sơn lên bảng. Sơn chỉ làm được một nửa, cô cho Sơn điểm 5.

Về nhà, ngày nào Sơn cũng làm lại bài trong sách giáo khoa, chỗ nào không hiểu em lại sang hỏi Quang.

Sơn còn rủ thêm ba bạn học kém đến xin cô dạy thêm vào chủ nhật.

Và niềm vui đã đến với Sơn, trong lần kiểm tra tiếp theo, em được điểm 10. Cô giáo xoa đầu Sơn và nói với cả lớp: Bạn Sơn thật xứng đáng là một tấm gương kiên trì và bền bỉ trong học tập.