K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2019

Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Đã 74 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

Sau năm 1963,Những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Đình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do, trong số đó có Cụ Tạ Duy Minh,Cụ Xuân Tùng,......Trong 1 dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội,các Cụ kể về chuyện ngày sinh của Hồ Chí Minh.Ngày 19/5 là ngày Đô Đốc d'argenlieu đến thăm viến Hà Nội  sau thỏa hiệp ước 6/3 mà Hồ Chí Minh kí...
Đọc tiếp

Sau năm 1963,Những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Đình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do, trong số đó có Cụ Tạ Duy Minh,Cụ Xuân Tùng,......Trong 1 dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội,các Cụ kể về chuyện ngày sinh của Hồ Chí Minh.Ngày 19/5 là ngày Đô Đốc d'argenlieu đến thăm viến Hà Nội  sau thỏa hiệp ước 6/3 mà Hồ Chí Minh kí với Pháp.Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn cho loan báo hôm nay là "ngày sinh của Bác",ra lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật Bác. Thế là dân chúng treo cờ khắp nơi.......

Cái này Mèo đọc được trên mạng,mong những người nào biết làm ơn viết giùm ạ!

EM HIỂU NỘI QUY THƯA CÁC ANH CHỊ VÀ ĐÂY CŨNG LÀ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

1
14 tháng 10 2018

cảm ơn mèo nhé! Meo...meo..

Đôi chân BácĐôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc,...
Đọc tiếp

Đôi chân Bác

Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách...” Cánh thanh niên theo được Bác còn đến “Tết”.

Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70km đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ bộ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ đói... Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiêu.

Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý, Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm “ăn chắc”, anh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

- Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Batốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng tham mưu Trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

- Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

Đồng chí Văn phân trần:

- Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có Ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác...

Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng tham mưu trưởng.

Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách....

Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xunh quanh. Sau đó người cầm cái dĩa, giơ lên nói:

- Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu hỏi ?

Em hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác rất tích cực rèn luyện sức khỏe trong mọi hoàn cảnh ?

0
28 tháng 2 2018

Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ 19.[3][4] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940.[5] Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Minh có cơ hội lớn để chiến thắng. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.

Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[6] Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo.[6]. 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập[6] và đến 2 tháng 9 năm 1945, ông đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn quần chúng, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuối tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác với các vua, chúa trước đây của Việt Nam khi ông trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn chứ không cần thông qua bên bên trung gian nào đó. Điều này cũng khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, bên đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Còn lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại, cựu hoàng dường như không được mời nói chuyện trước công chúng cho đến lúc đọc lời tuyên bố thoái vị đầy cảm xúc trước đám đông ở cổng Ngọ Môn tại Huế vào ngày 30 tháng Tám. Cái cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng phảng phất nét tương đồng với không khí lộng lẫy và hoành tráng của các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày “Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam” của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 02/09 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các con chiến hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng. Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi.

28 tháng 2 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Về giá trị bản Tuyên ngôn, Trần Dân Tiên viết: “Sau khi đọc bản thảo cho những người cộng tác thân cận nghe và hỏi ý kiến họ (đây là một thói quen của Cụ Hồ hỏi ý kiến để người khác phê bình công việc mình làm), Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng. Cụ Hồ nói trong đời Cụ, Cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản Tuyên ngôn như vậy.

Thật vậy, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho hội nghị Vécxây mà Cụ Hồ đã viết năm 1919 và chương trình Việt Minh mà Cụ Hồ đã viết năm 1941. Hơn nữa, bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của những bản Tuyên ngôn khác của tiền bối như các cụ Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và của nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn tám mươi năm nay.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là hoa là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những con người anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn Độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể và quân thù chuyên chế và chế độ thực dân áp bức.

Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hoà.”

(Trích sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).

   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết...
Đọc tiếp

   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách... Cánh thanh niên theo được Bác còn đến "Tết"".

 

        Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70 ki-lô-mét đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ độ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác, mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ...Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

        Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiều. 

        Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý. Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm "ăn chắc", nhà nhiếp ảnh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

       -Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

     Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

        Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Ba-tốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

       Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

       -Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

       Đồng chí Văn phân trần:

     -Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác... Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng Tham mưu trưởng. Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách...

       Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xung quanh. Sau đó Người cầm cái nĩa, giơ lên nói:

       -Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

1. Em hãy tìm những chi tiết trong câu truyện trên cho thấy Bác rất tíc cực rèn luyện sức khỏe trong mọt hoàn cảnh?

 

2. Trong lúc đi bộ, Bác còn kết hợp làm những việc gì ?

 

3. Bác có bí quyết gì để đi bộ nhiều mà không mệt?

Đây là quyển BÁC HỒ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Lớp 6 nha

Mình ghi đoạn trên mất nhiều thời gian lắm đó  mà mik cũng đang cần giải bài này gấp

1
6 tháng 10 2019

Please trả lời đi

Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức...
Đọc tiếp

Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. 

Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức khởi công xây dựng công trình bảo quản, phục hồi Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện.

Khu di tích Lưu niệm được xây dựng trên vị trí ngôi nhà cụ Nguyễn Hữu Đa lúc bấy giờ với diện tích 7.198 m2, bao gồm: nhà khôi phục, nhà lưu niệm, nhà quản lý và các công trình phụ trợ, tổng mức đầu tư trên 12 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Sau hơn 1 năm tập trung xây dựng đến nay công trình đã được hoàn thành chuẩn bị đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân và du khách đến thăm quan.

Cách đây đúng 71 năm về trước, huyện Đoan Hùng nói chung và xã Yên Kiện nói riêng vinh dự được Bác Hồ đến ở và làm việc trong thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại đây vào ngày 30/3/1947, Bác và đoàn công tác đến ở nhà cụ Nguyễn Hữu Đa - Chủ nhiệm xã bộ Việt Minh xã Yên Kiện; ngôi nhà thuộc xóm Đình Mụ, nhà có ba gian, vách đất, mái lợp lá cọ, nhà ở đỉnh đồi, xung quanh cây cối um tùm, kín đáo, phía trước nhìn ra cánh đồng, phía sau nhà là nương sắn, rừng vầu và tre nứa. Trong ba ngày ở và làm việc tại nhà cụ Đa xã Yên Kiện (từ 30/3 đến 1/4/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Chính phủ, Nghị viện, nhân dân Pháp và các nước dân chủ trên thế giới, tố cáo thực dân Pháp cố ý phá hoại hòa bình, đang thực hiện chính sách dùng vũ lực để đánh chiếm Việt Nam và bắt nhân dân Việt Nam trở thành nô lệ cho thực dân Pháp. Người nêu rõ: “Chúng tôi chỉ muốn độc lập và thống nhất. Chúng tôi chỉ muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi quyết tự vệ đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ một lần nữa…”; và cũng tại đây Người đã ký 2 sắc lệnh: Sắc lệnh số 39 hủy bỏ tất cả các kiểu tem chước bạ và giấy tín chỉ đã lưu hành trước ngày 19/2/1946, ấn hành cách thức thu thuế và tem chước bạ mới; Sắc lệnh số 40 cho phép một kiều dân Trung Hoa nhập Quốc tịch Việt Nam.

Khu di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Yên Kiện sẽ là nơi lưu giữ hiện vật và tưởng niệm Bác Hồ về ở và làm việc, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử cách mạng và tấm gương sống, làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Giúp mik nha m.n. Mik đag cần gấp. HELP MEeeeeeeeeeeeeeeee!!!  :( 

0
21 tháng 10 2016

a. Phát hiện ngôn ngữ dùng từ và chữa lỗi trong các câu sau :

- Em rất thích Thạch Sanh vì Thạch Sanh đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn.

Sửa.

- Em rất thích nhân vật Thạch Sanh vì Thạch Sanh đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn.

 

 

 

 

NG
3 tháng 12 2023

Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b) là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.

17 tháng 4 2022

 Ngày hôm nay : cn

ngày khai trường đầu tiên của nc Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa : vn

17 tháng 4 2022

sai

21 tháng 1 2018

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.