K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2019

Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt tiếng anh là ASEAN).

Đáp án cần chọn là: C

29 tháng 5 2017

Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt tiếng anh là ASEAN).

Chọn: C.

24 tháng 3 2020

Câu 3. Nước ta hiện đang hợp tác một cách tích cực và toàn diện với các nước trong tổ chức : A. EEC. B. ASEAN. C. OPEC. D. FIFA.

10 tháng 3 2022

D

.Câu 41: Hiện nay có bao nhiêu quốc gia tham gia vào ASEANA. 9.B. 10.C. 11.D. 12.Câu 42: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua đặc điểm nàosau đây?A. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực.C. Xây dựng các tuyến đường giao thông.D. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.Câu 43: Điểm cực Bắc phần đất liền...
Đọc tiếp

.
Câu 41: Hiện nay có bao nhiêu quốc gia tham gia vào ASEAN
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 42: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN không biểu hiện qua đặc điểm nào
sau đây?
A. Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.
B. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực.
C. Xây dựng các tuyến đường giao thông.
D. Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
Câu 43: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Khánh Hòa.
D. Cà Mau.
Câu 44: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 150 vĩ tuyến.
B. 160 vĩ tuyến.
C. 170 vĩ tuyến.
D. 180 vĩ tuyến.
Câu 45: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào?
A. Quảng Nam.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.
Câu 46: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Phi-lip-pin.
C. Đông Ti mo.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 47: Chế độ gió trên biển Đông là
A. quanh năm chung 1 chế độ gió.
B. mùa đông gió có hướng ĐB; mùa hạ có hướng TN, khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
C. mùa đông gió có hướng TN; mùa hạ có hướng ĐB, khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
D. mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam.
Câu 48: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta là
A. lũ lụt.
B. hạn hán.
C. bão nhiệt đới.
D. núi lửa.
Câu 49: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta?
A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản
với trữ lượng lớn.
C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có
trữ lượng vừa và nhỏ.
D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 50: Than phân bố chủ yếu ở
A. Đông Bắc.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Tây Bắc.

4

Câu 41: C

Câu 42: B

Câu 43: A

41 B 42B  43B  44A  45 C 46C  47B  48C  49B  50A

24 tháng 3 2020

Câu 1. Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào sau đây ?

A. Á - Âu và Thái Bình Dương.

B. Á và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

C. Á và Thái Bình Dương.

D. Á - Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 2. Việt Nam có chung biên giới vừa trên đất liền vừa trên biển với quốc gia:

A. Trung Quốc.

B. Cam-pu-chia.

C. Cả 2 đều sai.

D. cả 2 đều đúng.

Câu 3. Nước ta hiện đang hợp tác một cách tích cực và toàn diện với các nước trong tổ chức :

A. EEC.

B. ASEAN.

C. OPEC.

D. FIFA.

Câu 4. Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta do Đảng phát động bắt đầu triển khai năm :

A. 1978.

B. 1986.

C. 1990.

D. 1996.

Câu 5. Lũng Cú, điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh:

A. Cao Bằng.

B. Lào Cai.

C. Hà Giang.

D. Tuyên Quang.

30 tháng 11 2021

C

25 tháng 2 2020

Câu 1. Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta bắt đầu vào năm.

A. 1978 B. 1986 C. 1990 D. 1996

Câu 2. Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay là gì?

a. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển.

b. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng.

c. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển.

d. Đã trở thành nước công nghiệp mới.

Câu 3. Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tỉnh thành phố?

A. 54 B. 60 C. 63 D. 64

Câu 4. Đâu không phải là nông sản nhiệt đới của nước ta.

A. Lúa gạo B. Cà phê C. Cao su D. Chè

Câu 5. Trên đất liền nước ta không tiếp giáp với.

A. Trung Quốc B. Lào C. Campuchia D. Thái Lan

Câu 6. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm.

A. 1967 B. 1984 C. 1995 D. 1997

7 tháng 10 2020

* Trong khuôn khổ WTO:

- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.

- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, công nghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…..

- Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên của Việt Nam, dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian đầu năm 2013.

* Trong khuôn khổ ASEAN

- Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).

- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm 2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằm thực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cho tới nay, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.

* Trong khuôn khổ APEC

- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC.

- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chương trình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kế hoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư... Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch và điều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 - 2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mại điện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trăm sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đối phó với thiên tai, chống khủng bố... Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC.

* Trong khuôn khổ ASEM

- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

- Trong hai năm qua (2010-2011), Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sáng kiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọng như "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hội thảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đàn ASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùng hành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…