K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy viết một bài văn nói về những chiến sĩ áo trắng mùa dich covid 19 . chúng ta làm bài văn này để cảm ơn các chiến sĩ áo trắn đã ngày đêm chống dịch covid 19 . Mình làm mẫu nè :

ọ gác lại những ngày Tết sum vầy bên người thân và gia đình, thậm chí có người tạm gác lại cả hạnh phúc riêng tư để bám trụ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19. Các cán bộ y tế làm việc tận tụy, trách nhiệm, không ngại hiểm nguy, vất vả - những hành động đẹp, đầy tính nhân văn ấy đã lan tỏa trong xã hội. Trong ngày truyền thống thiêng liêng và cao quý của ngành y tế (27-2), hình ảnh họ vẫn âm thầm, lặng lẽ bám trụ... là tấm gương sáng để các thế hệ nối tiếp học hỏi, noi theo.

 

Những người "chưa có Tết"

Bất kể "điểm nóng" nào của dịch Covid-19, từ Vĩnh Phúc đến Ninh Thuận, Ðà Nẵng… anh đều có mặt. Người chúng tôi muốn nhắc đến đó là PGS, TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư. Ðợt dịch thứ ba này bùng phát tại Hải Dương từ ngày 27-1 rồi lây lan ra 12 tỉnh, thành phố, anh cũng có mặt từ buổi đầu đó với vai trò Trưởng đoàn công tác chống dịch Bộ Y tế tại Hải Dương.

Thế là vừa tròn một tháng, anh và các thành viên trong đoàn công tác chưa một lần về nhà. Những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, công việc cứ dồn dập, các thành viên chỉ gửi lời chúc năm mới tới những người thân trong gia đình và bạn bè qua điện thoại. Các anh làm xuyên Tết, mỗi ngày một "điểm nóng", hôm ở TP Chí Linh, hôm ở Cẩm Giàng, có hôm lại sang Quảng Ninh để trực tiếp tham gia đánh giá tình hình, hướng dẫn cán bộ tuyến dưới, các tổ Covid-19 cộng đồng thực hiện khai thác, điều tra dịch tễ, khoanh vùng xử lý ổ dịch… Khi được hỏi, khi nào đoàn mới được về?, vẫn lối trả lời đầy tính khoa học, rất cụ thể, PGS, TS Trần Như Dương chia sẻ: "Nhóm mình thuộc những người "đi trước, về sau". Khi hết ca bệnh, vẫn phải tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ các yếu tố dịch tễ về khả năng dịch có tái bùng phát và lây lan nữa hay không".

Sau một tháng căng mình cùng các lực lượng chống dịch, PGS, TS Trần Như Dương cho biết: Ổ dịch đang xảy ra tại Hải Dương khác so với các ổ dịch trong năm 2020. Những chiến sĩ áo trắng đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn, đó là biến chủng của vi-rút SARS-CoV-2 với đặc điểm nổi bật là khả năng lây lan rất nhanh và mạnh. Thực tế tại Hải Dương, Quảng Ninh cho thấy có rất nhiều người mang vi-rút nhưng không có triệu chứng, cho nên để phát hiện được người nhiễm bệnh tại cộng đồng đòi hỏi phải truy vết, xét nghiệm thật nhanh với số lượng lớn. Do vậy, các chuyên gia đã xây dựng phương án mới phù hợp hơn, theo phương châm: tốc độ, tốc độ và tốc độ. Theo đó, tốc độ phải nhanh hơn tốc độ lây lan của vi-rút, nếu chậm hơn là thua. Vì vậy, tất cả các lực lượng đều phải làm việc hết sức khẩn trương, chạy đua với thời gian để thắng được chu trình của vi-rút.

Một chiến lược mới về xét nghiệm cũng được vạch ra. Nếu các ổ dịch trước chủ yếu là làm xét nghiệm mẫu đơn hoặc nhiều lắm là gộp mẫu năm thì đến "chiến trường" Quảng Ninh và Hải Dương, đã gộp mẫu từ 10 đến 12 mẫu trong một lần xét nghiệm hoặc gộp theo hộ gia đình, trong một nhóm cùng cơ quan, đơn vị… có thể lên tới 16 mẫu. Nhóm mẫu nào dương tính thì lập tức cho cách ly ngay và tiến hành tách ra làm mẫu đơn để xác định người nhiễm bệnh. Với cách làm này vừa nhanh lại tiết kiệm được rất nhiều sinh phẩm.

Một lực lượng tinh nhuệ khác cũng bám trụ xuyên Tết chống "giặc" Covid-19 là những chuyên gia, bác sĩ của các bệnh viện: Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới T.Ư... được Bộ Y tế tăng cường về Hải Dương ngay từ ngày đầu có ca bệnh. Với kinh nghiệm từ các đợt tăng cường vào Ðà Nẵng năm trước, bác sĩ Vũ Minh Ðiền (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư) được tăng cường về tâm dịch Chí Linh. Qua đánh giá tình hình, khả năng số ca nhiễm Covid-19 sẽ tăng nhanh, chỉ tám giờ đồng hồ Trung tâm Y tế TP Chí Linh đã được chuyển thành Bệnh viện dã chiến để chuyên điều trị cho người mắc Covid-19. Do có sự đồng hành của các bác sĩ tuyến trên, mà tình trạng "chống dịch trên lý thuyết" của các nhân viên y tế ở Bệnh viện dã chiến sớm được giải quyết. Ðến nay, Bệnh viện dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế TP Chí Linh) là đơn vị tiếp nhận điều trị cho nhiều người bệnh Covid-19 nhất, nhiều người đã khỏi bệnh, ra viện, không có người bị chết. Giám đốc Trung tâm Y tế TP Chí Linh, Hoàng Ngọc Lân khẳng định, sau cuộc chiến này, các y bác sĩ của trung tâm sẽ lớn mạnh, trưởng thành hơn rất nhiều về chuyên môn.

Kiên cường nơi tâm dịch

Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua là cái Tết rất đặc biệt sau 14 năm cưới nhau của bác sĩ Vũ Quy Bắc (Khoa Khám bệnh) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Ánh (kỹ thuật viên Khoa Xét nghiệm, cùng thuộc Trung tâm Y tế TP Chí Linh). Họ cùng nhau tham gia điều trị cho người bệnh Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 1, tâm dịch Covid-19 của tỉnh Hải Dương. Các y bác sĩ tại đây gọi anh chị là "cặp đôi diệt Covid-19". Ít người biết rằng trước khi tiến vào trận chiến này, gia đình chị Ánh vừa mất hai người thân, trong khi hai đứa con của anh chị vẫn còn nhỏ… Nhưng mệnh lệnh từ trái tim, sứ mệnh đặt trên vai người thầy thuốc đã đưa hai người bước vào cuộc chiến với tâm thế đối mặt, không run sợ.

Tiếng là đồng đội, chung một chiến hào nhưng họ không gặp nhau trực tiếp, hai vợ chồng phải "nhịn nhớ", "nhịn thương", tất cả đều gửi gắm qua Zalo. Chị Ánh bảo: "Dù chồng có mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít đi nữa thì mình vẫn nhận ra. Nhiều lúc, phải quay vào trong thật nhanh để không chạy ào tới ôm chồng. Giây phút đó mình bỗng "ghét" Covid-19 đến lạ lùng". Ðêm 30 Tết, chị Ánh nhận được tin nhắn của anh: "Làm sao cùng nhau đón giao thừa được nhỉ?". Chị nhắn lại: "Em có cách rồi. Chồng ra ngoài đi!". Từ tầng hai của khu xét nghiệm, vẫn mặc nguyên bộ đồ bảo hộ, chị gọi chồng bằng cách mà như chị nói "từ hồi lấy nhau giờ mới gọi lại": "Người yêu ơi! Quay lại đây, em nhìn một tý!". Anh quay lại, hai vợ chồng trao đổi ánh mắt trong phút chốc rồi vội vàng trở về với nhiệm vụ quen thuộc.

30 Tết, trong những căn phòng sáng đèn của Bệnh viện dã chiến số 1, ai cũng có những nỗi niềm riêng, có chị nhớ chồng, con ngồi khóc thút thít, có người mệt quá tranh thủ nghỉ ngơi. Nhiều nam bác sĩ cứ nhìn ra những khoảng xa xôi để tỏ ra rắn rỏi cho quên nỗi nhớ nhà... Kỹ thuật viên Phan Thị Hương cũng không thể tránh khỏi tâm trạng đó. "Hồi trước khi thấy các bác sĩ ở Trung Quốc gồng mình trong cuộc chiến mình đã thấy xót xa. Bây giờ, nhìn thấy những hình ảnh đó ngay trước mắt thì càng không thể cầm lòng nổi"- chị Hương tâm sự. Trong bộ đồ bảo hộ ngột ngạt, nóng bức, nụ cười, mồ hôi và nước mắt cứ thế đan xen. Anh chị em nhân viên y tế ở đây cảm giác như đang sống trong thời chiến, nhưng mọi công việc đều phải diễn ra khẩn trương, chính xác với sự tập trung cao độ... Hôm biết con sắp sửa bắt đầu việc học trực tuyến, chị đã gửi một bức thư viết tay để động viên. Bức thư có đoạn: "... Có nhiều lúc nhớ gia đình, nhớ con mẹ khóc nhưng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc con ạ. Gác lại niềm vui của mình sang một bên để đổi lại sức khỏe của hàng triệu gia đình con nhé...".

Những ngày này, bà con họ hàng, láng giềng ai cũng thêm phần yêu quý và dành những lời trân trọng cho gia đình điều dưỡng viên Nguyễn Danh Quang vì nhà có hẳn ba chiến sĩ áo trắng đang tham gia chống dịch. Anh trai của Quang là bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, chị dâu là điều dưỡng viên làm việc tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương. Cả hai anh chị của Quang cũng đều tham gia công tác chống dịch từ trước Tết Nguyên đán đến nay chưa về. Quang là điều dưỡng của Khoa Khám bệnh và cấp cứu (Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương) được điều động để tiếp ứng cho Bệnh viện dã chiến số 1 đóng tại Trung tâm Y tế TP Chí Linh. Khi nhận thông báo sẽ xuất phát vào Chí Linh, Quang cảm giác rất vui, vì có cơ hội được giúp các đồng nghiệp đang rất vất vả. Mặt khác, Quang nghĩ mình còn trẻ không vướng bận gia đình thì lên đường sẽ đỡ "nặng lòng" hơn các đồng nghiệp khác.

Tăng cường vào Chí Linh, Quang nhận nhiệm vụ đến từng nhà người dân để lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu. Công việc bắt đầu từ sáng sớm (có hôm từ 3 giờ sáng) và kéo dài đến tận 9, 10 giờ tối. Thời gian ngủ chỉ được 4 đến 5 tiếng mỗi ngày… Những lúc vất vả nhất anh lại nhớ đến lời mẹ lúc lên đường: "Chống dịch hơn chống giặc, các con cứ vững tin đi làm nhiệm vụ nhé"... Tết rồi, cả nhà Quang đón giao thừa cùng nhau bằng cách trực tuyến với bốn "điểm cầu" kết nối qua Zalo: ba điểm cầu ở ba cơ sở y tế và một điểm cầu ở nhà, nơi có bố mẹ thân yêu. Và "Tết" của ngành y năm nay (27-2) không hoa cũng chẳng quà, nhưng Quang nói: "Món quà lớn nhất của chúng tôi là người bệnh được khỏe mạnh. Mỗi lần nhìn thấy người mắc Covid-19 xuất viện là mỗi lần mình thấy nhẹ nhõm. Họ cũng như người thân mình vậy!".

Không thể kể hết được những công sức, sự đóng góp của từng thầy thuốc nơi tuyến đầu chống dịch. Với sự cống hiến âm thầm của họ, dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát. Hy vọng làn sóng dịch thứ ba sẽ sớm kết thúc. Tuy nhiên, chống dịch chưa bao giờ là đơn giản, luôn có những tình huống mới nảy sinh. Vì vậy, tất cả các lực lượng, cũng như mọi người dân không được phép lơ là, chủ quan và cần chung sức, với những nỗ lực cao nhất.

Ai viết được thì viết nha 

0

Chiến sĩ áo trắng em vô cùng trân trọng là nhà khoa học Sarah Gilbert. Bà là mẹ đẻ của vacxin AstraZeneca ( chống Covid 19). Bà là người phát minh ra vacxin và có thể nhận được lợi nhuận khổng lồ nhưng bà đã từ chối để nhận bằng sáng chế Vacxin để chia sẻ công nghệ sản xuất đến với mọi người. 

Bạn có thể search thêm để tìm hiểu rồi xây dựng câu chuyện chi tiết hơn nha

 

Đề bài: Cuộc sống chúng ta thời gian gần đây đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một loại dịch bệnh mang tên Corona. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về cách phòng ngừa covid – 19.* Gợi ý:A. Mở bài:- Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên tạm thời là virus corona mới 2019 (2019-nCoV), cũng được gọi không chính thức là virus corona...
Đọc tiếp

Đề bài: Cuộc sống chúng ta thời gian gần đây đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một loại dịch bệnh mang tên Corona. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về cách phòng ngừa covid – 19.

* Gợi ý:

A. Mở bài:

- Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên tạm thời là virus corona mới 2019 (2019-nCoV), cũng được gọi không chính thức là virus corona Vũ Hán, virus viêm phổi Vũ Hán hay virus Trung Quốc, là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát dịch virus corona ở thành phố Vũ Hán và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó, trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới…

B. Thân bài:

- Hs tham khảo các cách phòng chống trên internet, TV, loa phát thanh,…

- Hs giới thiệu các cách phòng chống một cách chi tiết, cụ thể, khoa học, kèm theo miêu tả, bình luận, dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và sử dụng phương pháp phù hợp.

- Lời văn chính xác, biểu cảm.

C. Kết bài

- Kêu gọi mọi người hãy nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân trước đại dịch covid -19,…

Làm hộ mình với!!!

2
7 tháng 5 2020

Có thể mọi người đã biết vào đầu năm Canh Tý 2020, người dân Trung Quốc và toàn thế giới đã phải đối mặt với một dịch bệnh vô cùng khủng khiếp mang tên "Corona" hay còn gọi là "Covid-19"

Tính đến ngày hôm nay tức mười lăm tháng hai đã có chính xác một nghìn năm trăm hai mươi sáu ca tử vong, sáu mươi bảy nghìn một trăm ca nhiễm trên toàn thế giới.

Đó thực sự là những con số đáng sợ mà chỉ cần nghe đến thôi cũng đã thấy rùng mình rồi.

Với tốc độ lây lan nhanh như vậy đương nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không ít.

Tất cả các tỉnh đã có tổng cộng mười sáu ca xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng may mắn thay đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi.

Từ đó, ta mới thấy được trình độ và tác phong làm việc vô cùng tuyệt vời của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với dịch viêm phổi nguy hiểm có thể lây lan cho bất kỳ ai.

Họ hi sinh quyền lợi của mình trong mùa dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân trong khu vực cách ly.

Thậm chí có những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch còn chẳng có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, đầu tóc rối bù, mặt in vết khẩu trang...

Dầu vậy họ vẫn không quản ngại nguy hiểm, dùng tất cả thời gian sức khoẻ và tâm huyết của mình để cứu giúp bệnh nhân và tuyên truyền những cách phòng dịch hiệu quả để cộng đồng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ.Cũng giống với corona, cách đây mười bảy năm đã có một dịch bệnh cướp đi tính mạng của bảy trăm bảy mươi tư người khiến toàn thế giới hoảng loạn mang tên SARS.

Chính lúc đó bộ trưởng bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã lập nên kì tích lớn khi chỉ đạo toàn ngành y tế xử lý thành công đại dịch SARS, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dập được dịch SARS trên toàn thế giới.

Tuy chúng ta chịu một tổn thất lớn khi bốn bác sĩ bệnh viện Việt Pháp đã bị nhiễm trong thời gian chống dịch nhưng những cố gắng và nỗ lực của họ không phải là vô ích khi dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn tại Việt Nam.

Em thực sự ngưỡng mộ bản lĩnh và trình độ của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với những hiểm hoạ loài người, họ không hề tỏ ra sợ hãi trước dịch bệnh và còn dũng cảm chiến đấu với nó.

Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam! 

11 tháng 5 2020

Thanks bạn Nguyen Tran Ha Anh

“Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ… Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài...
Đọc tiếp

“Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ… Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài người, làm cho xã hội phát triển đều là hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, hoạt động sáng tạo được xem là cơ chế của sự phát triển. Con người trong hoạt động sáng tạo vừa tiếp thu những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, vừa tích cực tìm kiếm những điều mới hơn nhằm góp phần vào sự phát triển của xã hội”.

   (Theo “Tài liệu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh Trung học”)

a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0.5 điểm)

b. Tìm ít nhất 3 từ trong doạn văn thuộc cùng một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1.0 điểm)

c. Theo đoạn văn, thế nào là hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)

d. Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết con người có vai trò ra sao trong hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)

e. Từ thực tế của cuộc sống hiện nay, em hãy kể về những sáng tạo của nhân dân ta trong công cuộc đẩy lùi dịch Covid 19. (HS viết đoạn văn từ 40 đến 60 chữ). (1.5 điểm)

giúp e với ạ

0
Câu 1 : Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
(2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
(3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
(4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.

a. Nêu nội dung của đoạn trích trên
b. Những từ ngữ nào của đoạn (3) nêu lên cách tốt nhất phòng chống dịch virus corona mới?
Câu 2: Từ nội dung của phần Đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và cộng đồng trước nguy cơ của dịch Covid – 19 hiện nay? ( Viết đoạn văn khoảng 20 câu)

0
3 tháng 11 2021

bn tham khảo nha:

Mỗi ngày, thế giới càng có nguy cơ diệt vong với số ca nhiễm và ca tử vong tăng khá cao. Chúng ta được biết rất nhiều tin tức về đại dịch Covid-19. Nó đã và đang đảo lộn thế giới, đảo lộn cuộc sống của chúng ta. Cho nên, tất cả mọi người dân, chính phủ, cả cộng đồng và xã hội đang chung tay vì một thế giới tươi đẹp. Thủ tướng Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp phòng chống: '' Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng '' để việc cách ly, khoanh vùng đối tượng nghi nhiễm, đang và sẽ nhiễm nhanh, gọn hơn. Nhưng không phải chỉ một cá nhân mà có thể chống lại được dịch bênh này mà phải nhờ sự đoàn kết của tất cả mọi người. Chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc mình làm. Và cũng trong gia đoạn hiện nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện theo hướng rất tích cực. Nhân dân ta đã đưa ra phương châm yêu nước rằng: ''Ở nhà là yêu nước''. Thật phù hợp và thiết thực. Lòng yêu nước còn được biết đến với những hành động: quyên góc tiền của cho việc phòng chống, chia sẻ về tinh thần lẫn vật chất mà mình đang có cho những người chiến sĩ đang tham gia trên mặt trận đầy nguy hiểm. Đất nước chúng ta thật đẹp, thật cao cả, nước chúng ta còn xuất khẩu khẩu trang, đồ y tế cho nước ngoài. Những người dân nước ngoài cũng rất biết ơn chúng ta, luôn biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau khi gặp khó khăn. Đó cũng chính là truyền thống quý báu đáng tự hào của nước Việt Nam ! Nói chung, mỗi công dân chính là một tấm gương tốt, mỗi việc làm phòng chống của chúng ta cũng chính là một việc làm tốt và vô cùng ý nghĩa. 

17 tháng 8 2021

nhanh lên mình cần trong tối nay nhé

 

9 tháng 5 2021

rồi đây 

                                                        bài làm 

trong dịch bệnh covid hiện này , an toàn là quan trọng nhất ! vì vậy nên các bộ y tế khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh , không tếp xúc với mọi người nhiều , không tụ tập nơi đông người , thường xuyên rửa tay bằng xá phong , uống nước ấm . Nhưng em nghĩ rằng là quan trọng nhất là sự quan tâm đến việc này có nhiều người ra ngoài cộng đồng , nơi đông người biết ý thức , đeo khẩu trang , không tếp xúc trực tếp , rửa tay kháng khuẩn rất nghiêm túc .Nhiều người có đi lan truyền thông tin bảo vệ chính mình khỏi con co-vid 19 biến chủng mới , phát khẩu trang, nước rửa tay khô , khuyến cái nên ở nhà , lan tỏa sự tin tưởng cho chính quyêng nhà nước chiến đấu cùng người dân chống lại co-vid 19 ... MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI ! Năng cao tinh thần phòng chống dịch, thông tin yêu thương cho mọi người . 

              cóp được thì good luck nha

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnhTrong cuộc chiến đầy cam go đó, chúng ta...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh

Trong cuộc chiến đầy cam go đó, chúng ta không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ và chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.

Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, những người anh hùng thầm lặng này đã để lại nhiều nỗi niềm xúc động, sự tin yêu và khâm phục của hàng triệu người Việt Nam.

(Những hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống dịch - Nhóm PV Xây dựng Đảng – dangcongsan.vn)

 

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

Tôi xin các bạn :)

1
20 tháng 2 2022

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

=> nghị luận ( đời sống xh)

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

=> câu trần thuật

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

phép tu từ : điệp ngữ

tác dụng:nhấn mạnh sự mất mát hy sinh của đội ngũ y bác sĩ là rất lớn lao, quý giá 

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

=> Nói về những sự hy sinh thầm lặng của thiên thần áo trắng, cứu người chống dịch không cần nhà báo , không cần người khác khen ngợi .

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

=> Em chỉ ở nhà, đó là cách ly để phòng bệnh:))

20 tháng 2 2022

omg rất cảm ơnnn