K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2018

Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng . Cậu học thầy đồ trong làng . Vì nhà nghèo chú phải bỏ học , ban ngày đi chăn trâu , dù mưa gió chú cũng ở ngoài lớp nghe giảng nhờ . Cậu vẫn có thì giờ chơi diều . Học cũng phải đèn sánh như ai nhưng sách của cậu là lưng trâu , nền các . Bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ , chú bỏ đom đóm vào trong vỏ trứng để làm đèn . Đến kì thi bạn làm bài vào mảnh chuối khô . Nhờ bạn bảo thầy chấm hộ . Bài của chú chữ tốt văn hay vượt xa các trò của thầy . Có kì thi trạng nguyên Nguyễn Hiền đã đổ trạng nguyên. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Việt Nam .

3 tháng 3 2018

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

3 tháng 3 2018

Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an:

– Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây!

Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:

– Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị.

Người phụ nữ nức nở:

– Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với!

Chú công an hỏi:

– Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? An mặc thế nào?

Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép …

Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh:

– Oi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi!

Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít:

– Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao?

Chị Lan nhẹ nhàng đáp:

– Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ.

Người phụ nữ nói tiếp:

– Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy?

Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về. Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến.

Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.

3 tháng 3 2018

Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.

Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.

Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.

Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

25 tháng 12 2017

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết. 

Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.

Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.

Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.

Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

25 tháng 12 2017

​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

10 tháng 1 2023

Hoàn cảnh: trong nhà

Nhân vật : người em gái biết dùng máy tính online.

..................

Em Minh là một cô bé 12 tuổi sống cùng ông bà nội. Ba mẹ mất trong tai nạn xe. Em không thường đi ra ngoài do khu xóm Minh là khu xóm đông người và phức tạp. Em đi đến trường học và về nhà là hai khu vực hoạt động. Tuổi thơ luôn là quan trọng cho từng người, nên ông bà cho em những thoải mái nhất mà em có thể có.

Hằng ngày em có thể làm bất cứ việc gì em muốn, chỉ cần online với mình, một gia sư online. Cô bé có những câu hỏi rất tư vị và khôi hài ...đến nỗi : " ồ lạ nghe!" 

Hôm nay em lại hỏi :

Tại sao phải giúp đỡ bạn Tí ,  trong khi bạn Tí không làm theo yêu cầu của em?

Học là phải đem điểm 8, 9, 10 về. Vậy nếu không có điểm cao thì sao? 

Khi em không hiểu thầy, thì thầy có biết là em đang không hiểu thầy không? Vậy em đang hiểu hay không hiểu đây?

Em nói liến thoắng và cúp máy cái rẹt ! Nhắn tin và gọi ...vẫn không nghe trả lời. Mình phải gọi ông đem Minh trước camera online trần nhà một lần trong ngày. Học tập hay giúp ai đó tốt thì trước hết : phải giũ đúng lời hứa" gặp mặt!"

7 tháng 4 2017

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

7 tháng 4 2017

Mở bài:

– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.

+ Hoàn cảnh gia đình.

+ Thành tích học tập.

+ Lối sống.

+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?

– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.

– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?

Kết bài:

– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).

– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

26 tháng 10 2019

Anh Long là con bác Thành, một hàng xóm của gia đình tôi. Năm nay, anh lên lớp 11. Thỉnh thoảng có bài tập khó, tôi vẫn thường sang nhà anh nhờ anh hướng dẫn. Anh Long không chỉ là một học sinh xuất sắc, anh còn là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.

Hè vừa rồi, anh Long về thăm quê ngoại. Vào một buổi chiều, anh trèo lên cây cam của ngoại để hái trái chín giúp ngoại. Bỗng anh nghe tiếng kêu cứu. Từ trên cây, nhìn xuông phía có tiếng kêu, anh thấy một em nhỏ đang chới với trên bến sông, gần nơi anh đang hái cam. Trên bờ có mấy em nhỏ đang khóc om sòm. Anh Long vội trèo xuống và nhanh chạy ra phía có em nhỏ. Anh nhảy ùm xuống sông và bế em nhỏ vào bờ. Cũng may có anh đến kịp nên em nhỏ đã được cứu. Chiều hôm ấy, gia đình em nhỏ sang nhà ngoại anh Lonh để cảm ơn anh. Anh chỉ cười mà không nói gì. Sau khi anh Long trở về thành phố, gia đình em nhỏ đã viết thư gửi về trường của anh và nói về việc anh đã cứu em nhỏ. Nhà trường tuyên dương anh trong buổi chào cờ đầu tuần. 

Từ đó, mẹ tôi thường lấy anh Long ra làm gương cho tôi noi theo. Tôi thầm hứa: tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt, chăm ngoan để cha mẹ, thầy cô vui lòng.

12 tháng 12 2019

Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.

Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể: "Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”

Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay đếm hương thuê ở ngoài xóm. Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.

Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.

Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.

Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu: "Học sinh nghèo vượt khó” của trường em.

* Tham khảo

   Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.

   Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.

   Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.

   Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

#Học tốt!!!

~NTTH~

13 tháng 9 2021

Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày

Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.

Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.

Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.

13 tháng 9 2021

Anh Tiến là một bệnh nhân F0 sau khi đc chữa trị anh đã tình nguyện ở lại phụ gíup các y bác sĩ tuyến đầu. Mặc dù đã đc các y bác sĩ cho xuất viện 3 lần anh vx quyết tâm ở lại phụ gíup họ.Hơn 100 bệnh nhân F0 đều quý mến anh Tiến.Vì anh đã gíup tâm trạng họ tốt hơn,chăm sóc cho họ rất tốt.