K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

    + Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

    + Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương

Hình ảnh những người bà tần tảo, thương con quý cháu giàu đức hi sinh thường trở về trong kí ức của các nhà thơ thành mạch nguồn cảm xúc cho những vần thơ thể hiện niềm tri ân chân thành và cảm động. Hãy trình bày cảm nhận của em về nội dung qua các đoạn trích sau:…Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụiHàng xóm bốn bên trở về lầm lụiĐỡ đần bà dựng lại túp lều tranhVẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh...
Đọc tiếp

Hình ảnh những người bà tần tảo, thương con quý cháu giàu đức hi sinh thường trở về trong kí ức của các nhà thơ thành mạch nguồn cảm xúc cho những vần thơ thể hiện niềm tri ân chân thành và cảm động. Hãy trình bày cảm nhận của em về nội dung qua các đoạn trích sau:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...

(Bếp lửa, 1963, Bằng Việt)

Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!

Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!

 (Đò lèn, 1982, Nguyễn Duy)

 

                                  

0
29 tháng 6 2023

1.

Cụm từ ''biết mấy nắng mưa'' chỉ những vất vả, khó nhọc mà bà đã phải trải qua. Bà phải chịu biết bao khó nhọc, hi sinh nhiều điều nhưng đặc biệt tình yêu thương, sự hi sinh của bà dành cho con cháu là không bao giờ thay đổi. 

Thành ngữ: Dầm mưa giãi nắng

Ý nghĩa: Chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc đời mỗi người phải trải qua

2. 

Bài thơ: Con cò, Nói với con

29 tháng 6 2023

Câu 1:

Em hiểu rằng cụm từ "biết mấy nắng mưa" là sự gợi tả cho cuộc đời khó nhọc, cực khổ không thể xác định được để chăm cháu của người bà trong câu thơ.

Một câu thành ngữ có chứa 2 từ "nắng", "mưa":

"Dầm mưa dãi nắng"

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ: chỉ đến sự cực khổ trong lao động của con người.

Câu 2:

Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9: "Nói với con" và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".