K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2017

Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

6 tháng 9 2019

Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.

12 tháng 1 2022

A

các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhéTình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính...
Đọc tiếp

các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhé

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biết bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn nghiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình

0
28 tháng 8 2017

Gợi ý:

Trong tiềm thức tác giả, "một bếp lửa ấp iu nồng đượm" luôn túc trực, lắng đọng: hình ảnh bà sóng đôi vs hình ảnh bếp lửa, gắn với sự chăm chút cho đứa cháu phải xa cha mẹ.

"Một bếp lửa" là động đến cõi cao sâu trong kí ức của mỗi người về về hơi ấm gia định, nhất là khi xa nhà sống ở nơi xa lạ và điệp ngữ này dùng để diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với kí ức, hồi tưởng. Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.

Giọng thơ của toàn bài mang nỗi cảm thương, nỗi nhớ nhung tha thiết cứ muốn trào dâng lấn áp tất cả.

Mỗi kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậy. Mỗi kỉ niệm được bao bọc trong nỗi nhớ thương vừa trào dâng, vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm trời chỉ xoay quanh hình ảnh bếp lửa của bà. Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lửa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong bếp có gì mộc mạc, khiêm nhường hơn bếp lửa? Nhưng cũng có gì cao quý, thiêng liêng hơn? Cho nên nhớ về bếp lửa là nhớ về bà.

Bằng Việt đã thổi bừng lên hết thảy những bếp lửa"ấp iu nồng đượm" trong kí ức của mỗi chúng ta. Và cả mối tình bà cháu đẹp như tỏng truyện cổ tích của nhà thơ của như riêng của tuổi thơ chúng ta. Trong thơ ca còn có mối tình bà cháu nào cảm động hơn? Mối tình bà cháu đẹp như một dòng sông, dòng sông êm đềm và trong vắt, mặt dòng sông chở đầy kỉ niệm. Một bếp lửa và một làn sương sớm. Những kỉ niệm là một nhạc điệu tâm tình ầm ĩ, thầm thì, triền miêng như nỗi nhớ chất thơ lan tỏa trong từng con chữ có cả sắc màu, hương vị, kí ức và hồn người. Tình người lan tỏa vào cảnh, ấp ủ thành tình yêu quê hương.....

25 tháng 10 2017

Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà.
Ra đời vào năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” đã tái hiện chân thật một khoảng kí ức tuổi thơ của người cháu bên bà của mình. Tuổi thơ của người cháu gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa ấp iu nồng đượm khiến người cháu mỗi khi nhớ về lại có những cảm xúc vô cùng yêu thương xen lẫn cảm phục người bà của mình. Bài thơ không chỉ nói lên tình cảm của người cháu giành cho bà mình mà còn khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa khơi gợi cho người cháu nhớ về bà mình:


Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa


Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:


Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy


Những vần thơ nhẹ nhàng như lời kể lại những năm tháng thơ ấu đầy gian khổ của cháu với bóng đêm của nạn đói năm 1945. Khi nhớ về những ngày thơ ấu gian khổ bên bà, người cháu nhớ về năm đói kém mà cháu sống trong sự cưu mang, tình yêu thương sâu đậm của bà khi bố phải đi “đánh xe”, để cháu lại quê nhà cho bà chăm bẵm. Các cụm từ ““đói mòn đói mỏi” đã diễn tả chân thật những cực khổ của hai bà cháu trong thời kì đó. Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” đã cho thấy cái đáng sợ của giặc đói, tỉnh cảnh cực khổ của nhân dân ta dưới thời kì đó:


Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!


Kí ức tuổi thơ và tình cảm đậm sâu của bà trong cháu vẫn cứ vẹn nguyên:


Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay


Người cháu vẫn như cảm nhận được mùi khói chất chứa đầy nỗi vất vả cực nhọc của hai bà cháu vẫn còn cay nồng nơi sống mũi, mùi khói “hun nhèm” cả kí ức tuổi thơ, chân thực và mang đầy nghĩa tình sâu nặng. Nơi sống mũi của người cháu cay nồng, lan tỏa trong tâm hồn người cháu không chỉ vì khói cay của rơm rạ, củi.. bị ướt sương mà còn là khói bom đạn, là khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh và tình yêu thương con cháu da diết của bà. “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” đã thể hiện rất chân thực và xúc động niềm thổn thức của người cháu khi nhớ về những năm tháng tuổi nhỏ bên người bà kính yêu. Với những chi tiết và ngôn từ giản dị, chân thực, đoạn thơ đã thấm đượm bao tình cảm sâu nặng của người cháu với bà của mình.
Trong màn sương khói mờ mịt của thời thơ ấu, tác giả tiếp tục đắm mình trong những hồi tưởng về tuổi thơ ở cạnh bà:


Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!


Đoạn thơ như đang kể về một câu chuyện cổ tích nhưng lại làm hiện rõ những năm tháng khó nhọc đứa cháu lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của người bà. “Tám năm ròng” kháng chiến đầy vất vả gian lao nhưng đối với tác giả đó là một khoảng thời gian thật đẹp, thật sâu sắc, vui buồn cùng bà bên bếp lửa của người cháu. Từ bếp lửa nhỏ bé thân thương, tuổi cháu trải dài trên “những cánh đồng xa” với tiếng chim tu hú vang vọng, gợi lại trong tâm hòn người cháu bao kỉ niệm khó quên về người bà, về bếp lửa. Từ đó gợi lên khoảng thời gian cháu đã bắt đầu tự lập, nhóm lên ngọn lửa tình cảm thắm nồng dành cho trong tim cháu. Tiếng chim tu hú lúc vang vọng lúc mơ hồ, lúc lại gần gũi, xót xa như giục giã, như khắc khoải gợi về miền thương nhớ, gợi về quê hương nơi có người bà giàu tình yêu thương với con cháu. Từ đó cho thấy tình cảnh vắng vẻ, cô quạnh và nỗi mong nhớ cha mẹ người cháu của cả hai bà cháu. Nhà thơ đang kể, bất chợt quay sang tâm sự “bà còn nhớ không bà?” để nhớ về những câu chuyện bà hay kể, nhớ những việc làm tận tụy đầy yêu thương của bà dành cho cháu. Âm thanh đồng quê gần gũi và bình dị của tiếng tu hú “tha thiết” như lời nói từ tấm lòng của cháu, tiếng quen thuộc đọng lại qua những lần bà “kể chuyện những ngày ở Huế”. Bằng nét thơ sáng tạo, người cháu đã thể hiện tình cảm của mình dành cho bà khi tâm sự chân thành với với những tiếng chim tu hú bình dị trên những cánh đồng xa. Tiếng chim tu hú trong khổ thơ làm cho không gian kỷ niệm có chiều sâu khiến cho nỗii nhớ của cháu về bà bỗng trở nên thăm thẳm và vời vợi.
Trong kí ức của mình, tác giả chẳng thể nào quên được dù bao nhiêu mùa tu hú đi qua thì bà vẫn luôn tảo tần, chăm sóc cháu:


Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,


Những lời thơ bình dị đã thể hiện chân thật sự tận tình chăm sóc cháu của bà khi “mẹ cùnng cha công tác bận không về”. Tình thương của bà đối với cháu to lớn như biển trời bao la, bà đảm nhận vai trò của một người cha, một người mẹ và một người thầy. Bà chăm chút cho cháu từ cái ăn, cái mặc đến cả việc học hành. Bà dạy cho cháu những bài học làm người, chăm chút cho cháu dẫu bà phải vất vả lo toan bao điều. Từ "bà" được lặp lại nhiều lần cùng với cấu trúc "bà-cháu" sóng đôi gợi lên tình cảm gắn bó, ấm áp của tình bà cháu. Hình ảnh “nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” mang đầy màu sắc trẻ thơ vô cùng đẹp đẽ, giản dị mà hàm súc. Hình ảnh ấy cho thấy cháu đã hiểu được những khó khăn của bà và yêu bà mình, ngày ngày giúp bà “nhóm bếp lửa” đỡ đần phần nào công việc của bà.
Tâm hồn cháu lúc này chỉ còn ngập tràn niềm yêu thương với bà, cháu trách những chú chim tu hú:


Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?


Bằng lời thơ tha thiết và trầm buồn, cháu như đang trách cứ những chú tu hú bay ngoài đồng xa không đến ở cùng bà để bà đỡ cô quạnh, buồn tủi hay tác giả đang trách chính bản thân mình vô tâm. Cách nói này đã bộc lộ kín đáo, ý nhị tình cảm thương yêu, xót xa của tác giả trước nỗi cô đơn và sự vất vả của bà.
Kỉ niệm cũ như những thước phim quay chậm về bà cháu trong chiến tranh:


Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh



Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi… Trong hoàn cảnh ấy, người bà hiện lên thật đẹp với tấm lòng hy sinh cao cả. Từ “lầm lụi” thể hiện hình ảnh người bà củng như bao người hàng xóm lặng lẽ sớm hôm muốn chia sẻ gánh vác cùng con cháu những vất vả lo toan. Gian khổ là thế nhưng có được sự giúp đõ của hàng xóm, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ, hai bà cháu đã dựng lại được “túp lều tranh”.
Bà vẫn chịu thương chịu khó cặm cụi vì không muốn con mình lo lắng:


Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày viết thưchớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”


Chiến tranh gian khổ nhưng bà luôn “vững lòng”, chính phẩm chất cao đẹp ấy đã làm cho luôn tự hào khi cháu nhớ về bà.Lời dặn của bà chân thật và cảm động, chan chứa bao ý nghĩa từ tấm lòng bà văng vẳng bên tai cháu. Qua đó không chỉ thể hiện tình cảm yêu thươg con cháu của bà mà còn đề cao phẩm chất cao quý, đức hi sinh nhẫn nại của những người phụ nữ Việt Nam để yên lòng người nơi chiến tuyến. Trong ý thơ còn hàm chứa cả lòng khâm phục và kính trọng mà cháu dành cho bà, như tình cảm hướng về tổ quốc, về những người thân yêu.
Từ bếp lửa thân thương, cháu nghĩ đến ngọn lửa thắp sáng của người bà kính yêu:


Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẳn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng


Ba câu thơ như một nốt nhấn, một điệp khúc khó quên trong bản tình ca về bà cháu đầy thiêng liêng và cao quý. Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Giữa những mất mát đau thương bà vẫn ngày ngày nhóm bếp lửa, chất chứa bao nét đẹp ý nghĩa, sự tinh tế, bình dị đơn sơ và tình yêu thương của cháu với bà. “Rồi sớm rồi chiều” bà vẫn nhen lên ngọn lửa như nhen nhóm lên trong lòng người cháu một tình cảm rộng lớn, ấp ủ bằng tình thương bao la dạt dào suốt cuộc đời bà luôn dành cho cháu. “Bếp lửa” của tình yêu gia đình, quê hương giờ đây đã trở thành một “ngọn lửa” mang đậm giá trị biểu tượng, bếp lửa ấy được bà nhem lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Ngọn lửa ấy là ngọn lủa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin vào kháng chiến, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng soi sáng cho con đường cháu đi. Qua đó hình ảnh người bà hiện lên tuy mộc mạc nhưng rất rực rỡ, bà luôn cần cù chắt chiu, giàu nghị lực và đức hi sinh cao cả như bao người phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
Đi qua những hồi ức, tác giả chợt suy ngẫm về cuộc đời bà với triết lí sâu xa:


Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớ
m


Với cảm xúc “biết mấy nắng mưa” được lặp lại từ khổ 1 như một điểm nhấn nói về rất nhiều “lận đận”, nhiều “nắng mưa” của cuộc đời bà. Thế nhưng bà vẫn luôn âm thầm chịu đựng, cần mẫn và chu đáo chăm lo cho con cháu của mình. Dù đã “mấy chục năm” đi qua gian khổ nhọc nhằn nhưng bà vẫn giữ “thói quen dậy sớm”, bà vẫn gian nan, vất vả tưởng như không bao giờ dứt. Cháu vẫn thương mãi thói quen của bà, thương bà nhóm bếp lửa yêu thương suốt cả cuộc đời cháu. Bả đã nhóm lửa bằng cả lòng đôn hậu để những vần thơ của cháu thấm đẫm tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng bà ngày ngày vẫn nhóm bếp:


Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!


Điệp từ nhóm được nhắc lại bốn lần mang bốn nghĩa khác nhau, vang lên theo từng cung bậc tình cảm lớn dân, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Đó như là một lời khẳng định bà chính là người nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa bằng đức hi sinh cao cả, thể hiện niêm xúc động thiết tha, kết lại trong miền kí ức của người cháu. Bà “nhóm tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi” dạy cho cháu tình yêu xóm làng, yêu mảnh đất quê hương nghèo khổ, bà “nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui” dạy cho cháu biết yêu thương, san sẻ với mọi người. Cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống, bà còn là người truyền lửa và giữ cho ngọn lửa ấm lòng cháy sáng trong lòng mọi người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”


Âm điệu thơ này dạt dào như sóng, lan tỏa như lửa ấm như đó chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ.Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương về bà. Câu thơ “Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa” bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn người cháu. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là một dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ không thể diễn tả hết bằng ngôn từ.
Chính tấm lòng của bà đã khiến cho cháu có thể quên đi dù cháu đã trường thành:


Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...


Đoạn thơ đã đúc kết thật đằm thắm lòng thương nhớ, kính yêu và biết ơn bà sâu sắc. Bao năm dài đằng đẵng, đứa cháu giờ đã khôn lớn sống trong một khung cảnh mới, một cuộc đời mới đầy đủ và ấm no nhưng chẳng thể nào nguôi nhớ về bà. Đặc biệt câu hỏi tu từ “sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?” đã người cháu chẳng thể quên được bếp lửa thân thương. Câu hỏi khép lại bài thơ đã để lại sức ám ảnh day dứt như nhắc nhở người cháu phải nhớ về bà, phải nhớ về bếp lửa quê hương.
Bằng những lời thơ trong sáng, bình dị và giàu chất trữ tình, âm điệu thơ trữ tình sâu lắng và hình tượng “bếp lửa” mang đầy ý nghĩa và những hình ảnh ẩn dụ sâu sắc, bài thơ mang triết lí sâu xa, thầm kín. Những gì là thân thiết của tuổi thơ mỗi ngưởi có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
Qua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.

cảm nhận về tình bạn đẹp (đoạn văn)tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của mỗi con người.Vậy tình bạn đẹp là gì?Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó,yêu thương,chia sẻ,đồng cảm,trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Tình bạn đẹp sẽ đi xa hơn nếu chúng ta có thể tôn trọng lẫn nhau và chân thành,tin cậy nhau.Có tình bạn đẹp thì ta sẽ có nhiều niềm vui và...
Đọc tiếp

cảm nhận về tình bạn đẹp (đoạn văn)

tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp nhất của mỗi con người.Vậy tình bạn đẹp là gì?Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó,yêu thương,chia sẻ,đồng cảm,trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.Tình bạn đẹp sẽ đi xa hơn nếu chúng ta có thể tôn trọng lẫn nhau và chân thành,tin cậy nhau.Có tình bạn đẹp thì ta sẽ có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn vì những người bạn tốt đó sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp ta có ý chí vượt qua khó khăn gian khổ hay những lúc buồn vui,thăng trầm trong cuộc sống.Qua bạn bè chúng ta có thể học hỏi nhiều thứ để hoàn thiện bản thân.Vì thế hãy mở lòng ra cx bạn bè và học hỏi những tính tốt,thế mạnh của họ để bản thân tốt hơn từng ngày.Còn gì tuyệt hơn khi những buổi chiều cuối tuần lại lang thang cùng bạn bè trên những con đường quen thuộc kể cho nhau nghe những niềm vui trong cuộc sống tán phét những câu truyện thú vị hằng ngày rồi mơ tưởng đến những ước mơ viển vông trong trương lai không xa.thật thuyệt khi có những người bạn bên cạnh,nếu k có họ cuộc sống này sẽ ra sao,nó sẽ chết úa như những cây cỏ khô giữa trời trưa hè nóng bức,sẽ là thế giới tàn lụi k tiếng cười của những chết chóc và tham lam.Âý vậy mà vẫn có người k bt quý trọng tình bạn: chơi vs bạn k chân thành,còn vụ lợi...Có đc tình bạn đẹp đã khó mà giữ gìn tình bạn lại càng khó hơn.Vì thế để tình bạn luôn đẹp mỗi người phải luôn vị tha lẫn nhau để ngọn lữa tình bạn bập bùng cháy mãi.

mọi người cho nhận xét để tớ sửa

13
9 tháng 10 2017

Mình thấy bạn viết hay đó

Nhưng mình nghĩ bạn nên kể cảm xúc của mình về bạn hàng xóm nữa

Nhưng ngôn ngữ thì nên hợp với hiện tại, không nên viết quá

Những góp ý của mình đó nha

9 tháng 10 2017

em thấy hay đó

5 tháng 11 2018

Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.