K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tóm tắt

Tên truyệnTóm tắt truyệnChủ đề truyện
Sọ Dừa

Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng.   Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị
Em bé thông minh

Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, trên đường đi, viên quan phát hiện ra tài năng của một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh đã báo cho nhà vua. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.

Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú.
Non-bu và Heng-bu

Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có.

Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị
 
27 tháng 10 2021

undefined

(Tham khảo)

16 tháng 4 2018
1 Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Chỗ này không thể cho con ta ở được
2 Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3 Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4 Hỏi người ta giết lợn làm gì Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5 Bỏ học về nhà chơi Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
I. Phần văn bản:* Yêu cầu:a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.II. Phần Tiếng Việt:1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em...
Đọc tiếp

I. Phần văn bản:

* Yêu cầu:

a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.

b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.

c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.

II. Phần Tiếng Việt:

1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.

2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em đã học.

3. Tìm trong các câu chuyện dân gian đã học 3 động từ, 3 tính từ, 3 cụm động từ, 3 cụm tính từ.

4. Dấu chấm phẩy có tác dụng gì? Đặt 2 câu có sử dụng dấu chấm phẩy.

5. Thế nào là So sánh? Đặt 2 câu có sử dụng phép So sánh.

III. Phần Tập làm văn

1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

2. Viết một bài văn  kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

 

MỘT SỐ ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP

ĐỀ SỐ 1:

Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Sau khi Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, ông cha ta kể lại:

“Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.”

Câu 1: Câu “Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua”có bao nhiêu từ đơn, bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy?

Câu 2 (1,5đ): Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau, gạch chân một cụm động từ.

Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

Câu 3 (1đ): Vì sao đánh tan giặc, Thánh Gióng không nhận phần thưởng Vua ban mà lại bay về trời?

Câu 4 (2đ): Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước

chống ngoại xâm. Em hãy viết một đoạn văn( khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm

nhận của em về nhân vật Thánh Gióng.

 

ĐỀ SỐ 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

          "Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân."

(Theo sách NV6 tập 2 tr12, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Người kể chuyện trong đoạn văn ở ngôi thứ mấy?

Câu 3 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 4 (1,5đ): Giải nghĩa từ "nao núng", "Sơn Tinh", "Thuỷ Tinh".

Câu 5 (): Hiện nay, ở nước ta, thiên tai lũ lụt diễn ra ngày càng phức tạp, gây tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống. Vậy, em cần phải làm gì để góp phần phòng chống thiên tai? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

 

ĐỀ SỐ 3:

         “Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó.”

(Theo sách NV6 tập 2 tr29, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 3 (0,5đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 4 (1đ): Giải nghĩa từ "bủn rủn", "thân chinh".

Câu 5 (0,5đ): Xét theo tuyến nhân vật, Thạch Sanh thuộc tuyến nhân vật nào?

Câu 6 (1đ): Tìm trong đoạn văn 2 từ láy, 2 từ ghép.

Câu 7 (1đ): Chi tiết kì ảo niêu cơm Thạch Sanh "cứ ăn hết lại đầy" có ý nghĩa gì?

giải hộ mik với ạ

0
20 tháng 12 2016

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.



 

21 tháng 12 2016

Các chi tiết tưởng kì ảo:

-Mẹ Gióng đặt chân vào vết chân to và thụ thai 12 tháng.

-3 năm Gióng nằm im không nói không cười nhưng nghe sứ giả gọi lập tức cất tiếng nói đầu đòi đi đánh giặc.

- Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

- Ngựa sắt vươn vai phi ra trận, phun lửa, và Thánh Gióng cưỡi ngự bay về trời.

tick cho mình nhé

4 tháng 10 2017

sách dc ko ?

4 tháng 10 2017

Nội Dung sách: Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh

Thường thì, ở vào tuổi này, bạn sẽ không đọc Nguyễn Nhật Ánh nữa. Nhưng có hề gì, nếu bạn thích… mèo! Mà đây lại còn là một con mèo đang yêu, lại yêu đơn phương nữa chứ! Và cũng vì yêu mà đâm biết làm thơ: “Rồi ngày tới tháng/ Rồi tháng tới năm/ Rồi em sẽ hiểu/ Ngọn lửa đi nằm/ Là vì chiếc bóng/ Tắt ngoài xa xăm…”. Nhưng thực ra, câu chuyện đồng thoại hết sức dễ thương này lại không phải kể về tình yêu mà là về tình bạn, giữa hai con vật vốn dĩ xưa nay không đội trời chung: mèo và chuột… Hãy thử một lần trở lại, nếu như thỉnh thoảng, bạn thực sự bỗng cần một tấm “vé đi tuổi thơ”!

- NNA -