K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
4 tháng 6 2019

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

    Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
26 tháng 12 2017

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.Thực trạng: Dạo gần đây, mình đã tìm hiểu...
Đọc tiếp

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.

Thực trạng: Dạo gần đây, mình đã tìm hiểu một số những cách làm bài văn về NLXH sao cho hay, sao cho độc đáo và làm ấn tượng trong lòng người đọc. Cùng với sự góp ý và chia sẻ của thầy giáo dạy Văn của mình, bản thân mình thấy những bài văn, đoạn văn NLXH đang bị thiếu sót những THEN CHỐT vô cùng quan trọng. Đó chính là DẪN CHỨNG trong bài văn nghị luận. Và hôm nay, mình quay trở lại đây, với kinh nghiệm là một học sinh khá Văn trên lớp, mình sẽ chia sẻ và gợi ý cho các bạn những điều cần chú ý khi viết văn NLXH.

Mình sẽ đi vào vấn đề chính luôn nhé! Theo mình tìm hiểu, thì hầu hết những bài NLXH khi thi tuyển sinh và thi cấp phổ thông đều vào NLXH về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.  Bởi lẽ nó đề cập đến lính vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

(*) Đầu tiên, ta cần có một dàn ý cho bài văn NLXH chung về vấn đề tư tưởng đạo lí :

- Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu. ( Trích ngữ liệu đề nếu có )

- Giải thích vấn đề nghị luận cần bàn. Từ đó út ra ý nghĩa khá quát.

- Phân tích, chứng minh : 

+ Khẳng định vấn đề

+ Biểu hiện của vấn đề NLXH

+ Chứng minh tính đúng đắn, quan trọng của vấn đề mang lại.

( Đặc biệt ta cần có dẫn chứng người thật việc thật, từ lịch sử đến hiện tại, từ văn chương đến thực tế )

- Bàn luận, mở rộng :

+ Nhân thức, hành động đúng đắn.

+ Phê phán, bác bỏ biểu hiện sai lệch.

+ Lật ngược lại vấn đề nghị luận.

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề vừa bàn

- Liên hệ bản thân về bài học rút ra.

Trên đây là dàn ý ngắn gọn cho đề văn NLXH đề cập tới.

(**) Cùng đi đến thực trạng cần khắc phục khi viết văn NLXH :

- Có thể nói, NLXH là một yếu tố quan trọng trong một bài dự thi của học sinh ở những bước chuyển trong giai đoạn học tập. Nó thường chiếm khoảng 1,5 - 2 điểm trong bài thi. Bài văn, đoạn văn về NLXH thì cần có phân tích, chứng minh, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, rành mạch, đúng sự thật.

- Qua quá trình quan sát các bạn cùng những bài nghị luận xã hội đóng góp vào cộng đồng, mình có thể thấy đó là một sự nỗ lực của các bạn, là sự tư duy, tìm tòi học hỏi. Tuy nhiên, có một điều mà mình chưa thấy trong bài của các bạn, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một bài văn NLXH, đó chính là : DẪN CHỨNG. 

Vậy dẫn chứng là gì? Dẫn chứng là một chứng cứ được đưa ra trong bài văn để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, thực tế. Dẫn chứng góp vai trò quan trọng trong một bài văn bởi vì nó chiếm tới 30% - 50% bài làm của các bạn. Một bài văn hay đoạn văn cần có ít nhất là 2 dẫn chứng.

- Bởi lẽ vậy mà mình viết bài này để cho thấy được tầm quan trọng của dẫn chứng là như thế nào. Không chỉ vậy, mà chúng ta cần phải chọn những dẫn chứng XÁC THỰC để đưa vào bài văn NL.

- Theo kinh nghiệm của các thầy cô giáo đã dạy, dẫn chứng đưa ra cần là một dẫn chứng có ảnh hưởng trong xã hội, nó tác động đến suy nghĩ của con người. Hay nói cách khác, dẫn chứng các bạn nên lấy trong cuộc sống hằng ngày, hay trong lịch sử. Trường hợp các bạn không có dẫn chứng ở thực tại, ta có thể chọn dẫn chứng trong văn chương. Lí giải lí do tại sao, dẫn chứng trong văn chương không được ưu tiên? Bởi vì qua ngòi bút của những nghệ sĩ, những "vật liệu mượn ở thực tại" ấy đã được nhà văn, nhà thơ gửi gắm những tình cảm khác, có những biến đổi hay liên tưởng kì thú. Bởi vậy mà dẫn chứng văn chương một phần nào đó không được chính xác, làm cho bài văn của mình trở nên mất sự chặt chẽ.

- Những dẫn chứng ta có thể thấy rất nhiều trong đời sống bây giờ. Đặc biệt là trong thời gian Covid đang hoành hành, hiện lên ở bầu trời đó là những hành động, cử chỉ đẹp đẽ với biết bao dẫn chứng khác nhau. Ngoài ra trong lịch sử, Bác Hồ với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp luôn được nhắc đến trong bài văn. Cùng với những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những người anh hùng làm nên lịch sử..... Giờ đây, tin tức được lan truyền rất nhanh và rộng rãi bởi công nghệ hiện đại nên khi đọc báo ta có thể dành vài phút để note lại những gương mặt tiêu biểu cần làm dẫn chứng. Điều đó sẽ khiến bài văn của các bạn trở nên chặt chẽ, thuyết phục người đọc hơn đó!

Lời kết : Và trên đây là những kinh nghiệm mình dành tặng các bạn học sinh cũng như những anh chị khóa trên. Tuy vẫn còn thiếu sót nhiều điều nhưng mình mong đó là một sự đóng góp cho cộng đồng HOC24. Cuối cùng, chúc các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt trong mùa dịch và đừng quên nhiệm vụ học tập của mình nhé! Tạm biệt.....

 

 

13
3 tháng 8 2021

Có thể lm về NLVH nx đc ko ạ?

 

3 tháng 8 2021

ủa, tưởng anh Đạt lớp 10 rồi chứ

18 tháng 12 2019

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN

Khai mạc lúc: 10h

Địa điểm:

Thành phần:

Nội dung và tiến trình cuộc họp

Trình bày theo thứ tự các ý d → c → e,g → h

Hội nghị kết thúc vào lúc 11h30 cùng ngày

Chủ tọa          Thư kí

(kí và ghi rõ họ tên)

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ...
Đọc tiếp

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa
"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ thể dành cho trẻ sẽ là sự động viên ,tạo môi trường để trẻ phát triển toàn diện.
Như bác hồ đã viết : "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".Câu nói này của bác đã khẳng định rằng trẻ em sẽ là người quyết định tương lai, vị trí của mỗi dân tộc trên đấu trường quốc tế.Điều này đồng nghĩa vs việc tương lai của mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại sẽ phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục của gia đình,nhà trường và toàn thể xã hội đối vs trẻ em.Hiện nay vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.Còn ở nước ta việc bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đc tăng cường.Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em đã được chú trọng hơn trc,đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể.Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; số trẻ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở tăng cao. Thành tích là như thế nhưng nước ta vẫn có những tiêu cực không tránh khỏi.Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu.Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ so với trẻ em ở vùng thành phố còn có khoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng đồng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là ở nông thôn còn yếu.để khác phục tình trạng này đảng và nhà nước cần thực những biện pháp cơ bản sau: Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động chính của công tác trẻ em,công tác trẻ em phải được tổ chức thành phong trào quần chúng sâu rộng và thường xuyên.tăng cường kiểm tra hướng dẫn thực hiện pháp luận,chính sách về bảo vệ chăm sóc tẻ em ở địa phương đặc biệt là ở cấp cơ sở.Chú trọng việc chăm sóc sức khỏe,đảm bảo dinh dưỡng cho tẻ em,tỉ lệ trẻ em đc tiêm chủng phải đạt cơ bản 100%.Còn đối vs gia đình và nhà trường việc chăm sóc trẻ quan trọng hơn cả vì chính họ là người tiếp vs trẻ nhiều nhất, họ hiểu đc mong muốn cá nhân của trẻ để từ đó công tác chăm sóc sẽ tốt hơn.Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường.cụ thể:Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công

  • KB:Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ luôn kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Vì vậy, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội.
  • mong mọi người giúp đỡ
45
7 tháng 10 2017

Bài hay quá luôn ! Bạn làm thế là ổn r đó ^^

7 tháng 10 2017

hay nha

28 tháng 3 2022

Trong văn bản "Cổng trường mở ra" có chi tiết người mẹ cầm tay con bước qua cánh cổng rồi buông tay con và nói: "Đi đi con". Thật vậy, người mẹ đã nói với người con như thế vì con đường phía trước mà con chuẩn bị bước vào là một thế giới kì diệu đầy những tri thức kì thú, hấp dẫn, mới lạ nhưng không ít nhiều khó khăn, thử thách. Nó còn là cánh cổng cho người con có những tình cảm  trong sáng, đẹp đẽ: tình thầy trò ấm áp, tình bạn bè thân thiết như anh em.Con đường đó sẽ giúp cho người con thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình, chắp cánh cho người con được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng. Người mẹ cũng muốn tốt cho người con, không muốn con mình dựa dẫm vào mình mà tự bước chân đi từng bước vững vàng cho chặng đường phía trước, muốn con tự khám phá ra thế giới lí thú, đầy thử thách. Qua đó, chúng ta hiểu được rằng chúng ta phải tự lập, tự lo cho cuộc sống cá nhân của mình, không dựa dẫm người khác mà tự bước bằng chính đôi chân của mình để một ngày nào đó chạm tới ước mơ của chúng ta như mong muốn của người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra".

17 tháng 11 2018

Về biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn

Nhất thiết phải có người đại diện cho chi đội bạn (nhận bàn giao) và đại diện của chi đội em (bàn giao)

Về nội dung, cần ghi lại được cụ thể nội dung bàn giao. Cuối văn bản có kí nhận của đại diện hai chi đội

23 tháng 10 2017

Chọn đáp án: C

20 tháng 11 2021

Một số văn mẫu để bạn tham khảo trong kì thi sắp tới:

https://download.vn/ke-mot-ki-niem-ve-thay-giao-hoac-co-giao-cua-em-49249

https://download.vn/bai-van-mau-lop-5-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-37181

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-ki-niem-dang-nho-voi-thay-co-giao-cua-em-39564n.aspx

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-van-tu-su-ket-hop-mieu-ta-noi-tam-ke-mot-cau-chuyen-dang-nho-cua-ban-than

https://tech12h.com/bai-hoc/de-3-nhan-ngay-20-11-ke-cho-cac-ban-nghe-ve-mot-ki-niem-dang-nho-giua-minh-va-thay-co-giao

https://thuthuat.taimienphi.vn/em-hay-ke-lai-1-ky-niem-sau-sac-nhat-ve-gia-dinh-ban-be-nguoi-than-thay-co-39830n.aspx

https://123docz.net/timkiem/m%E1%BB%99t+k%E1%BB%B7+ni%E1%BB%87m+%C4%91%C3%A1ng+nh%E1%BB%9B+c%C3%B3+k%E1%BA%BFt+h%E1%BB%A3p+gi%E1%BB%AFa+t%E1%BB%B1+s%E1%BB%B1+v%E1%BB%9Bi+ngh%E1%BB%8B+lu%E1%BA%ADn+v%C3%A0+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+n%E1%BB%99i+t%C3%A2m.htm

20 tháng 11 2021

dài quá mất chứ ngt r