K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-

Công cha, nghĩa mẹ to lớn biết chừng bao... Cha mẹ là những người đã chịu biết bao hy sinh và vất vả để nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ cho ta nên người. Mất biết bao công sức để ta có được hình hài như ngày hôm nay.

Ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Hãy làm một bài văn cảm nghĩ về bài ca dao trên để biết được tấm lòng của em với cha mẹ.

Dưới đây là những bài văn cảm nghĩ về bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."

5 tháng 9 2016

 Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:

 

Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...

16 tháng 9 2016

Bài1:tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đốicông cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Bài 2:

Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.- ruột đau chín chiềuchín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.Bài 3:diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).Bài4:là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.  
6 tháng 9 2016

trời đất có ai biết ko z gianroi

1/-Hãy đọc một số bài ca dao mà em biết( ngắn ngắn thôi nha)   -Nêu một vài đặc điểm về nội dung và hình thức của các câu ca dao em vừa đọc.2/Cho bài ca dao :              - Ở đâu năm cửa nàng ơi   Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi dòng ?              Sông nào bên đục, bên trong ?    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?              Đền nào thiêng nhất xứ Thanh     Ở đâu mà lại có thành tiên...
Đọc tiếp

1/-Hãy đọc một số bài ca dao mà em biết( ngắn ngắn thôi nha)
   -Nêu một vài đặc điểm về nội dung và hình thức của các câu ca dao em vừa đọc.
2/Cho bài ca dao :

              - Ở đâu năm cửa nàng ơi 

  Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi dòng ?

              Sông nào bên đục, bên trong ?

    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?

              Đền nào thiêng nhất xứ Thanh 

    Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?

              - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi 

  Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng 

             Nước sông Thương bên đục bên trong,

  Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

            Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh 

  Ở trên tỉnh Lạng Sơn có thành tiên xây

a/Bài ca dao là lời ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
b/Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì? 
c/Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hã chỉ ra tác dụng của chúng.
d/Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên, em đã có nhữn hiểu biết ban đầu nào về ca dao , dân ca.

3
2 tháng 9 2016

1)-Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình...

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

-Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.
Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc.
Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22 tháng 9 2016

-Bài ca dao là lời chàng trai đối với cô gái.Dựa vào hai câu thơ đầu ở mỗi đoạn để biết điều đó.

-Hình thức trình bày:Hát đối đáp

=)) Thể hiển tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương.

-Ca dao,dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư tình cảm với đời sống nội tâm con người

-Ca dao,dân ca thường sử dụng các biện pháp ngheeh thuật:lặp kết cấu,lặp dòng thơ mở đầu,lặp hình ảnh,lặp ngôn ngữ để thể hiện nội dung trữ tình

3 tháng 10 2016

Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Tham khảo em nhé

3 tháng 10 2016

Câu 1:

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.

Câu 2:Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.

Câu 3:Trong ca dao – dân ca, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân… còn nhiều câu hát mang nội dung hài hước, châm biếm nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. Dưới đây là những bài được phổ biến rộng rãi trong dân gian.Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.

 

12 tháng 9 2019

Câu 1;Biện pháp tu từ là so sánh

Câu 2:Công lao to lớn của cha mẹ đối vs con cái,và bổn phận,trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn đấy.

=>Là một điệu hát ru ,lời mẹ ru con cái,âm điệu của bài thơ sâu lắng,bộc lộ đc chân tình,

-Dùng lời ns ví von,so sánh để biểu hịn công cha,nghĩa mẹ.Lấy những cái to lớn,mênh mông của thiên nhiwwn để so sánh

Câu 3:

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



#Châu's ngốc

12 tháng 9 2019

C1 : Biện pháp tu từ : So sánh ( ngang bằng ) : + Công cha - núi Thái Sơn

                                                                            + Nghĩa mẹ - nước trong nguồn ....

C2 :

Nét đặc sắc về nghệ thuật : Sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng :

+ Công cha trong bài được ví như núi Thái Sơn cao to hùng vĩ ý nói " công lao " của người cha rất lớn . Như chúng ta biết , trong gia đình , người đàn ông ( cụ thể ở đây là người cha )  luôn là trụ cột trong gia đình , luôn đảm đương công việc lao động kiếm tiền -> vất vả , gian nan 

+ Nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra , mà theo ta biết , nước thì không thể nào đong đếm được , nghĩa mẹ cũng như vậy . Trong gia đình , có lẽ người vất vả nhất luôn là người mẹ , người mẹ có công sinh thành , nuôi dưỡng ta -> không thể nào đong đếm được

C3 :

Suy nghĩ của em về đạo làm con : Hiếu thảo , ngoan ngoãn và nghe lời bố  mẹ ,.....

Tự triển khai thành bài ( đoạn ) văn

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :“ Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.Yêu nhau như thể tay chân,Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”(Theo Ngữ văn 7, tập 1)1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm)2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (1,0 điểm)3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)4. Xác định câu thơ có sử dụng phép điệp ngữ trong...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :
“ Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

(Theo Ngữ văn 7, tập 1)

1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm)
2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (1,0 điểm)
3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)
4. Xác định câu thơ có sử dụng phép điệp ngữ trong bài ca dao trên ? (1,0điểm)
5. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng:(2,0
điểm)
“Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” .”
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình cảm anh em qua
bài ca dao trên.
Làm ơn ko chép mạng giúp mình

0
1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ