K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

`-` Có 2 biện pháp tu từ trong đoạn trích : nhân hóa và liệt kê.

`-` Biện pháp tu từ : nhân hóa "Thằn Lăn nghe"

`-` Tác dụng : Nhân hóa Thằn Lăn có những hành động giống con người để làm cho con vật thêm sinh động và cũng đồng thời thể hiện sự thân thiện của Thằn Lằn khi kể chuyện.

`-` Biện pháp tu từ : Liệt kê "chuyện mây, chuyện gió, chuyện ốc sên, chuyện tắc kè...."

`-` Tác dụng : sử dụng biện pháp liệt kê để nói lên rằng ông rất có nhiều chuyện để kể, tâm sự cho Thằn Lằn nghe.

 

*Đề 1: HS đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hởi bên dưới:[...]Rồi ông kể cho Thằn Lằn nghe.Chuyện mây, chuyện gió,chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,...May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà.Không ngờ cái xóm heo hút này lại giống cái xóm nhỏ của ông thời thơ ấu đến thế.Bao nhiêu năm biền biệt làm ăn xa, mãi làm ăn,ông quên khuấy đi mất.    -Tôi về quê đậy bác ạ   ...
Đọc tiếp

*Đề 1: HS đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hởi bên dưới:

[...]Rồi ông kể cho Thằn Lằn nghe.Chuyện mây, chuyện gió,chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,...May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà.Không ngờ cái xóm heo hút này lại giống cái xóm nhỏ của ông thời thơ ấu đến thế.Bao nhiêu năm biền biệt làm ăn xa, mãi làm ăn,ông quên khuấy đi mất.

    -Tôi về quê đậy bác ạ

    Bọ Dừa khóac ba lô, hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn. Thằn lằn ngơ ngẫn nhìn theo khách hồi lâu, rối lại phi đến nhà cụ giáo Cóc.Chú kể cho Sọ Dừa nghe chuyện hôm qua nhớ quê đến mất ngủ, sáng nay sấp ngưa bay về.Nghe xong cụ giáo ho khụ khụ

-         Ấy đấy !Chú thấy chưa.Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương. [...]

Câu 1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích.

Câu 3: Điều gì làm Bọ Dừa nhớ quê nhà?

Câu 4Việc Bọ Dừa quyết định về quê gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5 Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

Thằn lằn ngơ ngẫn nhìn theo khách hồi lâu, rồi lại phi đến nhà cụ giáo Cóc.

1
7 tháng 12 2021

Câu 1 : Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến

C2 : Thằn Lằn ; Ốc Sên ; Tắc Kè ; Bọ Dừa ;Cóc ; Sọ Dừa ; Gió

C3 : Nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ làm ông nhớ quê

C4 : Không biết

C5 : Không biết :(

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC-HIỂU THAM KHẢOĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:ĐỀ 1: “Rồi ông kể lại cho Thằn Lằn nghe. Chuyện mây, chuyện gió, chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,… May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa,...
Đọc tiếp

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC-HIỂU THAM KHẢO

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐỀ 1:

“Rồi ông kể lại cho Thằn Lằn nghe. Chuyện mây, chuyện gió, chuyện Ốc Sên, chuyện Tắc Kè,… May nhờ có giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông mới sực nhớ quê nhà. Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất”.

                                                                   (Trích Giọt sương đêm, Trần Đức Tiến). Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu: “Không ngờ cái xóm nhỏ heo hút này lại giống cái xóm của ông thời thơ ấu đến thế”

Câu 4. Rút ra thông điệp ý nghĩa nhất với em qua đoạn trích trên. Lí giải thông điệp.

0
12 tháng 12 2021

BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm biểu cảm

Cho thấy câu chuyện mà ông kể cho thằn lằn nghe.

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng...
Đọc tiếp

    “ Nhà vua lấy làm lạ cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện làm bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lừa lấp cửa hang cuối cùng bị giam vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”

a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b, Xác định số từ và lượng từ trong đoạn trích trên?

c, Chỉ ra cụm danh từ trong câu: Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử

d, Đoạn trích trên thể hiện tính cách gì của Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

2
4 tháng 4 2020

a,tự sự

b,Số từ:hai.Lượng từ:chúng

c,hai mẹ con Lí Thông

d,ở hiền gặp lành-gieo nhân nào,gặp quả đó

4 tháng 4 2020

a. PTBĐ là: Tự sự

b. Số từ: Hai

    Lượng từ: Mọi.

c. Cụm danh từ trong câu trên là: Hai mẹ con Lí Thông

d. Đoạn trích trên thể hiện Thạch Sanh là người hiền từ, nhân hậu. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
4 tháng 9 2016

1)Đoạn trích tren nằm trong tác phẩm ''Làng'' Tác giả Kim Lân

2)''Ông lão'' trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai

''Điều nhục nhã'' được nói đến là làng chợ Dậu theo giặc

3)-Những câu văn là lời trần thuật của tác giả (1),(3)

-Những câu văn là lời độc thoại nội tam của nhân vật:(2),(4),(5)

-Những lời độc thoại nội tâm áy thể hien tâm trạng của ông Hai:băn khoăn,day dứt nhưng vãn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng