K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2023

? Mình chịubucminh

 

8 tháng 4 2023

thì copy nhưng cần ghi tham khảo

Câu 1:50 năm

Câu 2:.........................

3:.....

9 tháng 4 2019

https://vndoc.com/cuoc-thi-suu-tap-va-tim-hieu-tem-buu-chinh/download

9 tháng 2 2020

Bác ơi Bác có biết?

Màu cờ đỏ phấp phới

Sao vàng tung giữa trời 

Việt Nam ôi đẹp quá

Miền Bác tới Miền Nam

Đang ngày một đổi mới

Khoác mà áo rực rỡ

Để cho Bác vui lòng.

Bác ơi Bác có biết?

Việt Nam có hôm nay 

Là nhờ công có Bác

Là nhờ có các anh

Là nhờ có các chị

Xung phong ra chiến trận

Vì Việt Nam hôm nay!

Bác ơi Bác có biết?

Ai cũng khắc ghi lòng 

Năm điều mà bác dạy

Để báo đáp ân tình

Năm xưa ra chiến trường

Bác và các anh hùng 

Đã anh dũng chiến đấu

Vì nền hòa binh này

Vì Việt Nam hôm nay!

Bác ơi Bác có biết?

Nước Nam của chúng ta

Đã khoác màu áo mới

Cùng nhau sánh bước chân

Với bạn bè khắp cuộc tế.

Bên cạnh những đổi mới

Thì nước Nam ta vẫn vậy

Vẫn mộc mạc, giản dị

Vẫn một lòng với nước

Luôn kiến thiết từng ngày

Vì tất cả chúng ta!

Ngày mồng 2 tháng 9

Nắng vàng trải khắp nơi

Ấm vàng sân lăng Bác,

Ấm cả lòng các anh,

Ấm cả lòng các chị,

Ấm cả lòng muôn dân!

Mong bạn đừng chỉnh sửa gì cả bởi đây là bài mình tự viết vào ngày 02-09 và phải giữ bản quyển cho mk. Thanks bạn! Chúc bạn học tốt.MK viết lên chỉ mang tính chất tham khảo mong bạn đừng sao chép!!!!

29 tháng 7 2021

giúp mình với

14 tháng 9 2020

Câu nói ?? Câu nói đâu ??

14 tháng 9 2020

câu nói đâu?

18 tháng 1 2019

 1.     Chú sang xông nhà cho Bác

Vào các dịp lễ tết, vẫn có một số anh chị em “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” ở lại trực cơ quan.

Mồng một tết âm lịch (năm 1956), nhường anh em khác về quê, tôi ở lại bảo vệ cơ quan.

Khoảng 9 giờ sáng, khi mọi người đã rộn ràng đi chúc tết, thì Bác tới.

Thấy nhà vắng lặng, chỉ có mỗi mình tôi ngồi ở bàn, Bác mừng tuổi tôi một chiếc bánh chưng, một gói kẹo, chúc tôi nhân dịp năm mới, rồi Bác hỏi:

- Mồng một tết chú khai bút cái gì đó?

- Thưa Bác, cháu đang viết báo cáo tổng kết công tác năm 1955 của đội ạ.

Bác khen:

- Các  chú thật cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả. Những ngày mưa dầm gió bấc, Bác ngủ trên nhà, còn các chú phải thức suốt đêm ở dưới vườn. Tết còn phải làm việc.

Bác nói tiếp:

- Chú viết báo cáo ngắn thôi. Kết luận là: toàn đội hết lòng bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ được an toàn. Không nên nói: bảo vệ Hồ Chủ tịch, vì trong Trung ương Đảng và Chính phủ là có đủ mọi người rồi.

Bác nắm tay tôi:

- Chú sang xông nhà cho Bác đi.

Bác phân công tôi rửa ấm chén, còn Bác thì lau bàn ghế và cắm hoa để đón các đồng chí trong Bộ Chính trị sang chúc tết.

Tết năm ấy, tôi lại là người vui nhất.

2.Nước nóng, nước nguội

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.

Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.

Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa.

Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi.

 Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ.

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…                                  

3.Chú ngã có đau không?         

Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bấc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều…

Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:

- Chú nào ngã đấy?

Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:

- Chú ngã có đau không?

Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:

- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!

Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!

Tôi trả lời Bác:

- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.

Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”. Rồi Bác quay vào.

Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.

4.. Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sỹ

Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.

Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.

Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”.  “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.

Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị to¸t mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được ! ( Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).

Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:

- Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được ? Các chú ấy có đủ nước uống  không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.

Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.

Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:

- Các đồng chí có nước ngọt uống không?

- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!

Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:

- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!

Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.

Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.

Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón xuân.

Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:

- Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).

Bác bảo:

- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!

Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!

5. Để Bác quạt

Năm ấy, Bác Hồ đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội.

Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi.

Đang lúc Bác thăm hỏi sức khoẻ thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy, nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ôm chầm lấy Bác nghẹn ngào "Bác ơi"! Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi.

Bác đến từng giường anh chị em đau nặng hỏi thăm bệnh tật đã đỡ chưa, mỗi bữa ăn được bao nhiêu bát cơm.

Hôm ấy, trời nóng bức, Bác lấy cái quạt giấy vẫn dùng, quạt cho các thương binh. Có người định làm thay, Bác nói:

- Để bác quạt.

Hôm ấy, lúc ra về Bác không vui.

Và có lẽ vì thế mà khi cơ quan định lắp máy điều hoà nhiệt độ nơi Bác ở, Bác bảo đem ra cho các đồng chí thương binh                                                                  

6. Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác "đãi" với rau, thịt gà… những "sản phẩm" do chính Bác  nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình  như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...

Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:

"Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác  đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác  đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.

Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?

Tôi thưa:

- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.

Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...

Bác nói:

- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi".

Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.                             

7. Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ

Ngày 10 tháng 3 năm 1946  báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam Bộ. Trong thư có đoạn Người viết: "Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng".

Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: "Tôi nghiêng mình trước anh  hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng".

Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7 tháng 11 năm 1946,  Người đã đến dự lễ "Mùa đông binh sĩ" do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh, bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.

Trước tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm "Ngày thương binh" để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ - trừ những ngày kỷ niệm  quốc tế - "Ngày thương binh" là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.

Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm có một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội  nghị nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày thương binh liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.

Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27 tháng 7 năm 1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thường trực Ban tổ chức " Ngày thương binh toàn quốc " Đầu thư Người viết :" Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà  thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh  em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh".

Chủ tịch Hồ Chí Minh  giải thích:"thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy ".

Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.

Năm sau, ngày 27 tháng 7 năm 1948, trong một thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói: " Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào".

Người xót xa viết: " Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh".

 8. Tấm lòng của Bác

Trong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi ( vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):

- Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.

Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:

- Chú Đảnh bị sốt ra sao?

Tôi báo cáo tình hình của đồng chí Đảnh cho Bác. Bác nhắc:

- Cô phải cho các cô, các chú ấy ăn uống đầy đủ, chú ý các món ăn của địa phương để các cô, các chú ấy ăn được nhiều, sức khỏe mới tốt.

Một hôm khác, Bác chỉ vào Trần Dưỡng và hỏi tôi:

- Cô Bi, tại sao chú Dưỡng hơi gầy?

Bác nghe anh hùng Vai kể chuyện quê hương miền núi nghèo khổ của mình. Bác cảm động nói:

- Thống nhất Bác vô Nam, thế nào cũng về thăm quê hương cháu Vai.

Trong những ngày sống bên Bác, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam. Chị Tạ Thị Kiều nói với tôi:

- Càng được gần Bác, càng thấy Bác thương yêu dân miền Nam ta quá chị à.

Nói xong, hai chị em lại khóc vì sung sướng và cảm động trước tấm lòng của Bác Hồ.                                                        

 9. Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc

Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.

Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước  ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.

Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt  tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.

Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm  đó có cháu Thân (con trai tôi) chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc dịt cho. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:

- Không sao,  chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ.

Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó:

- Các cô,  các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.

Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:

Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo bẩn đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.

Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục,  nói:

- Ông già này là con người quý giá lắm đấy.

Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. Bác tỏ vẻ không bằng lòng:

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn  các đồng chí?

Và Người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:

- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều nhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng thái bình.

18 tháng 1 2019

Để Việt Nam có thể bây giờ sống trong hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc và ấm no, tất cả đều nhờ các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh cứu nước. Nhưng công lao lớn nhất mà trên thế giới đều công nhận thì chỉ có mỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có một nhà báo nước ngoài từng viết: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được một điều gì đó để làm cho mình trở thành tốt hơn”.

Thật đúng như vậy, không ai có thể thay thế và trở thành một Hồ Chí Minh khác được, nhưng từ ở những tấm gương của Bác thì mọi người có thể học theo để trở thành một con người tốt hơn và có ích cho đời hơn.!

Cũng như chúng ta biết, Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất.Bác đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta.

Những phẩm chất tốt đẹp nhất có thể nói tất cả đều có ở Bác Hồ, để trở thành một công dân tốt và càng tốt hơn, tấm gương mà chúng ta nên noi theo có lẽ không ở đầu xa, mà ngay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng nước Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta, của Đảng ta và mọi người Việt Nam yêu nước.

Ngay từ khi Người còn sinh thời, đã có rất nhiều phong trào thi đua học tập, làm theo Bác. Sau khi Bác qua đời, chúng ta có một khẩu hiệu hành động, một phong trào rất sâu rộng: Sống, chiến đấu, lao động, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Nơi nào cũng có phong trào làm theo lời Bác, thanh niên làm theo lời Bác, phụ nữ làm theo lời Bác...

Nhưng chúng ta nên học gì từ Bác? Câu trả lời là có rất nhiều điều cần học, nên học, phải học.!  Bởi vì Bác Hồ là tấm gương sáng về mọi mặt. Cả cuộc đời Bác là biểu tượng cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường; tinh thần độc lập tự chủ; lòng yêu nước, thương dân tha thiết; trí tuệ anh minh, mẫn tiệp, có tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tác phong, phong cách khiêm tốn, giản dị; có tấm lòng nhân hậu, tình cảm chan chứa yêu thương con người; là một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc, được cả thế giới ca ngợi, ngưỡng mộ. Cuộc sống của Người vô cùng cao đẹp. Đây là kết tinh những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, với tinh hoa văn hóa thế giới. Bác là một người không bao giờ có ai thay thế dược Bác cả và chúng ta phải học theo Bác để trở thành và làm cho mình ngày càng tốt hơn trong cuộc sống xung quanh, cũng như với đất nước, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Muốn vậy, mỗi người phải phấn đấu, tu dưỡng không ngừng trong học tập và công tác. Trước hết, nên xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ đó, định hướng cho mọi hành động trong suốt cuộc đời.

Học Bác, là phải giữ gìn phẩm chất chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, con đường cách mạng, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; tinh thần lạc quan tin tưởng, phẩm chất kiên cường bất khuất giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Vào lúc này, chúng ta học Bác, càng phải kiên định, tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng thể hiện ở Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Học Bác là học về đạo đức cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, học về tư cách người cách mạng, đặc biệt là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù ở trong mỗi con người, đấu tranh với cái ác, nâng cái thiện lên để giảm cái ác đi... Bác phê phán những cái xấu, quan liêu, xa dân...  Bác dạy đối với mình, với người phải thế nào; đối với Đảng, với dân phải thế nào; đối với địch thế nào...

Học Bác là học phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, gần dân, không quan liêu, quan cách, từ ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, xuống với dân thì thế nào... Bác dạy từ cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, đến cả người già, các thiếu nhi,.. rất cụ thể, rõ ràng, sâu sắc . Học tập, làm theo Bác thì có rất nhiều việc để học, học ngay trong cách học, trong thái độ đối với việc học, trong cách nói, cách viết, cách làm, cách ăn, ở, đối nhân xử thế, cách ngoại giao của Bác.

Học Bác là học suốt đời, học hàng ngày, thiết thực, thiết thân. Học Bác là việc làm tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức, không ai có thể làm thay được. Nói đi đôi với làm, học để làm theo, làm theo rồi lại học, lại bổ sung, thường xuyên liên tục, không phải một lần là xong. Học Bác bằng nhiều hình thức, phong phú, sinh động: Học qua sách báo, ở trường, lớp; qua thực tiễn công việc, trường đời; qua sinh hoạt chi bộ đảng, đoàn thể, ở cơ quan, trong gia đình; tự phê bình và phê bình; qua mạn đàm, trao đổi kinh nghiệm; qua phong trào thi đua người tốt, việc tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến, phê phán những việc làm xấu, tiêu cực... Học Bác qua các hình thức sinh hoạt tập thể, như: chào cờ đầu tuần, tham quan du lịch về nguồn, di tích lịch sử, đăng ký chương trình công tác. Rất nhiều hình thức, nhiều con đường.

Bác còn khá là đề cao các Học sinh - Thanh niên và Tuổi trẻ. Học sinh - Thanh niên – Tuổi trẻ đối với Bác là mùa xuân, là hạt mầm, là một cái nhân quan trọng của dất nước. Đất nước có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh bằng các cường quốc non châu hay không, tất cả đều nhờ các học sinh, thanh niên và tuổi trẻ làm nên. Là công dân nước Việt Nam, ai cũng đều phải có trách nhiệm học và làm theo tấm gương của Bác, đặc biệt là các Học sinh, Thanh niên và Tuổi trẻ! Đấy cũng là tỏ lòng biết ơn, kính trọng Bác. Chúng ta thực hiện tốt 5 điều Bác dạy và góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Bác đã từng mong ước.

Mãi mãi chúng ta cũng không thể học hết từ Bác, lúc nào cũng phải học và học làm theo tấm gương Bác để chúng ta tuy không bằng Bác nhưng cũng phải xứng đáng là con cháu của Bác và xứng đáng với những công lao mà Bác đã dành cả cuộc đời của Bác để cho chúng ta được như bây giờ. Bác là niềm tự hào của đất nước Việt Nam.

1, Hoàn cảnh sáng tác.

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.

2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".

   Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

   Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

   Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

   Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

          Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".

sEVFRRFREFRVFDEFVDEFVDE

20 tháng 3 2020

Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng. Đó là tình cảm của các em nhi đồng dành cho Bác cũng như tình cảm của hàng triệu người dân Việt Nam dành cho Bác.

Bác Hồ - cái tên mà tất cả những đứa con của dân tộc gọi vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người Anh hùng giải phóng dân tộc, một Danh nhân văn hoá thế giới.

Từ trước tới nay đề tài về Bác Hồ đã vô cùng quen thuộc với các thi nhân, văn nhân. Con người Bác là cả một tình yêu bao la dành cho dân tộc, là cả cuộc đời hiến dâng cho cách mạng. Bác vui trong niềm vui của tất cả mọi người, Bác đau trong nỗi đau khi nhân dân phải sống trong cảnh nước mất nhà tan.

Nguyễn Ái Quốc (19 - 5 - 1890) quê ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - một nơi giàu truyền thống hiếu học và yêu nước. Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị rơi vào tay thực dân Pháp, cuộc sống nhân dân khổ cực. Vì vậy, Người sớm có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào.

Ngày 5 - 6 - 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Tháng 7 - 1911, Người đặt chân đến cảng Macxây (Pháp), sau đó qua nhiều nơi: châu Phi, châu Mĩ, châu Âu rồi cuối cùng trở lại Pháp vào đầu tháng 12 - 1917. Tại đây Người trực tiếp học tập và rèn luyện trong quần chúng. Người hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp. Người đã lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tuyên truyền, giác ngộ Việt Kiều. Người viết báo, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và các nước Đông Dương.

Suốt gần sáu năm bôn ba, Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc: chủ nghĩa Mác - Lênin.

Năm 1918, Người tham gia Đảng xã hội Pháp, thành lập hội những người Việt Nam yêu nước rồi giúp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Năm 1941, Người về nước rồi trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi (8 - 1945).

Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử. Ước mơ hàng trăm năm của dân tộc thế là đã thành hiện thực.

Bác như tia nắng mặt trời toả sáng cho muôn triệu sinh linh tồn tại. Bác đã đi vào cõi vinh hằng nhưng trong trái tim của người dân Việt Nam Bác vẫn đang ở bên, đang tồn tại hàng ngày như mặt trời. Bác mãi trường tồn vĩnh cửu trong chúng ta.

Bác của chúng ta không chỉ là người anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một vị lãnh tụ có cuộc sống giản dị đối lập với cương vị của mình. Có lẽ không ai nghĩ một người mặc áo ka-ki đã cũ, đeo dép cao su lại là một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác sống và làm việc trong ngôi nhà sàn nhỏ chỉ có một chiếc giường và một cái bàn nhỏ để làm việc trước cửa bác trồng rặng râm bụt và luống rau nhỏ.

Trong cuộc sống cũng như trong hoạt động cách mạng con người Bác vẫn luôn là thế:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

    Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

     Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

    Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

Bác là lãnh tụ nhưng những món ăn của Bác thật là dân dã: cháo bẹ, rau măng. Thế nhưng Bác lại cảm thấy cuộc đời cách mạng của Bác thật sang.

Có lẽ chúng ta sẽ không cầm được nước mắt khi thấy Bác:

     Đêm thu không đệm cũng không chăn

Gối quắp, lưng còng ngủ chẳng an

   Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh

    Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang.

(Đêm lạnh)

Nhưng với Bác, cái khổ lớn nhất chưa phải là chuyện đói rét mà là thân phận của người dân nô lệ. Sau hơn ba mươi năm hoạt động trên trường quốc tế, Bác vừa trở về nước, thời cơ sắp đến là thời cơ ngàn năm có một. Lúc này, hơn baọ giờ hết, sự sáng suốt của Bác là rất cần đối với cách mạng Việt Nam.

Là nhà cách mạng, Hồ Chủ tịch còn là một nhà thơ, một nhà văn hoá yêu cái hay cái đẹp. Trong thơ của Bác, thiên nhiên rất nhiều vẻ và vẻ nào cũng đáng yêu. Nhưng đáng yêu nhất vẫn là ánh trăng sáng. Trong thơ bác thiên nhiên và con người hoà trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ:

  Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Sau này, trong chiến dịch Biên Giới 1950, Bác cũng có nhiều câu thơ tràn đầy ánh trăng:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.

(Báo tiệp)

Chúng ta làm cách mạng, chúng ta chiến đấu không có mục đích nào khác ngoài mục đích giành lại trời trong, trăng sáng, giành lại cuộc sống bình yên. Ngay cả khi làm thơ để giải trí Bác cũng vẫn không quên được mục đích của mình.

Ngoài thơ ca, Bác còn sáng tác truyện và kí. Truyện ngắn Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), vở kịch Con rồng tre... Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, truyện ngắn Giấc ngủ mười năm (1949) với ít danh Trần Lực là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan và có ý nghĩa tự báo.

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ của những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những ước mơ của tương lai, là kết tinh của những phẩm chất quý giá của lịch sử và thời đại.

Là người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào về Bác - người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hoá của thế giới.