K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

DÀN BÀI

I- MỞ BÀI:

- Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

- Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.

- Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

- Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.

- Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

- Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.

- Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.

- Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

- Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

- Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

III- KẾT BÀI:

- Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

6 tháng 3 2018
I. Mở bài Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Doàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng" II. Thân bài 1. Giải thích a. Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết - Nghĩa đen: miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi - Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước b. Câu ca dao khuyên nhủ: người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà 2. Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng - Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất - Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn - Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, đân tộc 3. Mở rộng vấn đề - Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng) - Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh - Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác III. Kết bài - Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta - Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó
7 tháng 5 2021

Như vậy câu ca dao “nhiễu điều phủ lấy giá gương/người trong một nước phải thương nhau cùng” thực sự là câu ca có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải biết thương thương, chia sẻ, đùm bọc nhau để cùng phát triển. Nhất là đối với thế hệ trẻ lại càng cần phải phát huy tinh thần này

25 tháng 3 2019

Tham khảo

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

25 tháng 3 2019

Từ bao đời nay, dân tộc việt Nam luôn có truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tinh yên thương đó là phẩm chất của con người Việt Nam và đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ. Ông cha ta đã dung hình ảnh ví von rất gần gũi để khuyên nhủ con cháu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao trên để thấy được tình đồng bào ruột thịt của cha ông ta.

Nhiễu điều là một loại hàng tơ mềm mịn, màu đỏ rất sang quý.Giá gương là là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc công phu để đỡ lấy gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy để riêng lẽ với nhau thì không có gì đặc sắc mà trái lại tấm nhiễu điều cũng để phí mà giá gương lại bị bụi phủ mờ, dễ hư hỏng, hoen ố nhưng nếu lấy tấmnhiễu điều phủ lêngiá gương thì chúng ta lại được một vật dụng rất sang quý, đẹp đẽ trong nhà. Tấm lụa ấy che phủ cho tấm gương kia khỏi bị bụi bám mãi mãi sáng đẹp. Và ngược lại, tấm gương ấy cũng nâng cao giá trị của tấm nhiễu điều,gương sáng được lồng trong tấm nhiễu điều rực rỡ sẽ ánh lên được sắc màu sang trọng biết bao. Đó là vẻ đẹp hài hòa, là vẻ đẹp cuả sự bao bọc và tình thương yêu.

Và chính từ hình ảnh gợi cảm ví von dặc sắc đó, nhan dân ta muốn giữ mãi tryền thống nhân đạo cao quý:Phải thương nhau cùng. Lý do yêu thương thật cảm động và đơn giản là người trong một nước .

Thực vậy, về mặt tình cảm, người trong một nước có chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung những giờ phút tự hào vinh quang cũng như cùng chia sẽ những ngày đau thương xót xa của đất nước. chung lịch sử có nghĩa là chung cả tổ tiên, chung một tiếng nói , một phong tục tập quán, một điều kiện sống, một bầu không khí thương yêu với biết bao gắn bó, biết bao kỉ niệm trong những giây phút đau thương tân tác, trong những giờ phút lịch sử thiêng liêng cao quý khi cờ Tổ quốc tung bay phấp phới. Vì thế người trong một nước Việt Nam sẽ đau xót biết bao nếu đòng bào mình bị kẻ thù coi thường, khinh rẻ, bị lấn lướt hoặc đối xử bất công. Ngược lại, nếu đồng bào ta được quý mến, được tôn trọng thì chung ta cũng cảm thấy rất vui và tự hào.

Người trong một nước vốn có quan hệ gắn bó chặt chẽ để tồn tại và phát triển. Chúng ta là một tập thể lớn với nhiều nghành nghề, hoàn cảnh khác nhau, trao đổi nhau để sinh sống. chúng ta càng phải ý thức rõ hơn về mối quan hệ đó để cùng nhau phát triển xã hội. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa , đất nước trong giai đoạn phát triển như hiện nay thì chúng ta càng phải thương yêu, đồng tâm hiệp lực hơn nữa để đấu tranh với thiên tai, lũ lụt hàng năm,với các kẻ thù đang chống phá chúng ta trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước. những tấm lònglá lành đùm lá rách được thể hiện trong lúc khó khăn hoạn nạn, thiên tai bão lũ thật là một tấmnhiễu điều thần kì tạo nên tình yêu thương, tình đoàn kết dân tộc đã trở thành một nét văn hóa của dân tộc ta để cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Là một công dân trẻ của dân tộc luôn có truyền thống nhân ái tốt đẹp, là học sinh khi còn trên ghế nhà trường em vô cùng tự hào khi được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và đạo tạo trong tình yêu thương ấy. Em nguyện ra sưc phấn đấu học tập, rèn luyện đẻ được mãi mãi sống trong truyền thống nhân ái của dân tộc.

7 tháng 5 2018

Đề: Giải thích câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Bài làm:

T/thần tương thân tương ái, t/thống tốt đẹp ngàn đời của d/tộc VN. Tinh thần ấy được đúc kết, tích lũy và phát huy cho đến ngày hôm nay. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở con cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Vậy câu ca dao trên có nghĩa như thế nào? “Nhiễu điều” là loại vải màu đỏ mềm, mịn. Hiểu một cách đơn giản thì là tấm vải quý phủ lên giá gương để bảo vệ gương khỏi những ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như bụi nắng,... Hình ảnh tấm vải quý giá, đẹp đẽ bao bọc, che chở để tấm gương mãi sáng trong, lành lặn là một hình ảnh đẹp của sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Từ hình ảnh giản dị đó, ông cha ta đưa ra lời khuyên: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người trong một nước cũng cần như nhiễu như gương, phải biết che chở, bao bọc cho nhau trong c/sống, “phải thương nhau cùng”. Chẳng những nhiễu giữ cho gương được sạch, trong sáng mà đến lượt mình, gương cũng giúp nhiễu phô được vẻ đẹp của nó. Câu ca dao tuy g/dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ câu chuyện của “nhiễu điều”, “giá gương”, ông cha ta hướng tới lẽ sống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa người và người. Con người cần phải yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, chia bùi sẻ ngọt cùng nhau. Đó là đạo lý làm người của con người Việt Nam ta từ bao đời nay.

Vậy tại sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”? Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có t/thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà n/dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Mặt khác, cuộc sống có rất nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu dựa vào nghề nông, hằng năm lại gặp nhiều thiên tai nên “thương nhau cùng” là điều tất yếu. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Không những thế “thương nhau cùng” để cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm, để cùng đưa đất nước tiến lên… Nhân dân ta hàng nghìn năm qua đã yêu thương, đoàn kết như thế để đánh đuổi giặc Minh, giặc Thanh, giặc Pháp, giặc Mĩ; đã thương nhau để tạo nên những quỹ “Vì người nghèo’, những chương trình “Nối vòng tay lớn”,… giúp nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Có thể khẳng định, yêu thương, đ/kết, tương trọ lẫn nhau đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao để cả dân tộc vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu và cùng nhau phát triển.

Lời nhắn nhủ, khuyên bảo yêu thương, đ/kết còn đc nhắc đến qua nhiều c/dao, tục ngữ:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

Vậy ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? Đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đ/giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta g/bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. T/giới ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được g/đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, x/hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười h/phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những h/động x/hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc b/vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho t/giới này trở nên v/minh hơn, tốt đẹp hơn. Là h/s, chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng những h/động cụ thể và thiết thực nhất như ủng hộ bão lụt, tham gia ủng hộ “Tiếp sức đến trường”, “Quà Tết giúp bạn vui xuân’,... cùng bố mẹ đi từ thiện ở các trại trẻ mồ côi,…

Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

7 tháng 5 2018

Đề: Giải thích câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Bài làm:

T/thần tương thân tương ái, t/thống tốt đẹp ngàn đời của d/tộc VN. Tinh thần ấy được đúc kết, tích lũy và phát huy cho đến ngày hôm nay. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở con cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Vậy câu ca dao trên có nghĩa như thế nào? “Nhiễu điều” là loại vải màu đỏ mềm, mịn. Hiểu một cách đơn giản thì là tấm vải quý phủ lên giá gương để bảo vệ gương khỏi những ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như bụi nắng,... Hình ảnh tấm vải quý giá, đẹp đẽ bao bọc, che chở để tấm gương mãi sáng trong, lành lặn là một hình ảnh đẹp của sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Từ hình ảnh giản dị đó, ông cha ta đưa ra lời khuyên: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người trong một nước cũng cần như nhiễu như gương, phải biết che chở, bao bọc cho nhau trong c/sống, “phải thương nhau cùng”. Chẳng những nhiễu giữ cho gương được sạch, trong sáng mà đến lượt mình, gương cũng giúp nhiễu phô được vẻ đẹp của nó. Câu ca dao tuy g/dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ câu chuyện của “nhiễu điều”, “giá gương”, ông cha ta hướng tới lẽ sống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa người và người. Con người cần phải yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, chia bùi sẻ ngọt cùng nhau. Đó là đạo lý làm người của con người Việt Nam ta từ bao đời nay.

Vậy tại sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”? Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có t/thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà n/dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Mặt khác, cuộc sống có rất nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu dựa vào nghề nông, hằng năm lại gặp nhiều thiên tai nên “thương nhau cùng” là điều tất yếu. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Không những thế “thương nhau cùng” để cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm, để cùng đưa đất nước tiến lên… Nhân dân ta hàng nghìn năm qua đã yêu thương, đoàn kết như thế để đánh đuổi giặc Minh, giặc Thanh, giặc Pháp, giặc Mĩ; đã thương nhau để tạo nên những quỹ “Vì người nghèo’, những chương trình “Nối vòng tay lớn”,… giúp nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Có thể khẳng định, yêu thương, đ/kết, tương trọ lẫn nhau đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao để cả dân tộc vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu và cùng nhau phát triển.

Lời nhắn nhủ, khuyên bảo yêu thương, đ/kết còn đc nhắc đến qua nhiều c/dao, tục ngữ:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

Vậy ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? Đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đ/giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta g/bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. T/giới ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được g/đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, x/hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười h/phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những h/động x/hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc b/vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho t/giới này trở nên v/minh hơn, tốt đẹp hơn. Là h/s, chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng những h/động cụ thể và thiết thực nhất như ủng hộ bão lụt, tham gia ủng hộ “Tiếp sức đến trường”, “Quà Tết giúp bạn vui xuân’,... cùng bố mẹ đi từ thiện ở các trại trẻ mồ côi,…

Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

30 tháng 4 2016
I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
30 tháng 4 2016

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

 

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em  nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật  chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

9 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

Những câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho mỗi người về một bài học nào đó. Cũng như câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi chúng ta về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.

Xét về nghĩa đen, “uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị đạo lí kết tinh ở nghĩa bóng. “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn.

Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ đối với con người, mà ngay cả loài vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.

Lại một câu chuyện nữa kể về người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Sáng sớm hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Hơn mười năm sáu bác tiều chết, khi chôn cất con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người thấy vậy chạy mất, từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi. Con vật còn có lòng biết ơn, vậy còn với con người?

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ… Dù là hành động nhỏ bé hay lớn lao, thì tất cả đều thể hiện được sự biết ơn của người thực hiện.

Khi học cách biết ơn, có nghĩa là bạn biết cách trân trọng những gì mình đang có. Chính vì vậy, cần phải tránh xa thái độ vô ơn, bội bạc. Đặc biệt là học sinh - những chủ nhân của đất nước phải luôn cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức, bởi đó là hành động cụ thể nhất để thể hiện lòng biết ơn.

Qua đây, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quả là một lời khuyên ý nghĩa. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta sống có ích hơn. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

9 tháng 4 2022

mik cảm ơn

1 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

"Có chí" tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. "Thì nên" là đạt được kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhìêu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. Xưa Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .

 

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay. Người không có chí hướng, không có lí tướng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay. Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm đuoc điều gì Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn.Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp thầy chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú... Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói "Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn – chưa đủ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

 

Trái ngược với người "Có chí thì nên" là kẻ "thấy sóng cả mà ngã tay chèo". Những kẻ ấy thường bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là không làm được và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì không bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên? Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí, lòng kiên trì mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan, tin tưởng, kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

Tóm lại, "có chí thì nên", mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

14 tháng 8 2021

Câu tục ngữ này  hai vế: “Có chí” tức là  ý chí quyết tâm, sự bền lòng. “Thì nên” là đạt được kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng  ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống

14 tháng 8 2021

tham khảo nhé !

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

"Có chí" tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. "Thì nên" là đạt được kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhìêu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. Xưa Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .

 

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay. Người không có chí hướng, không có lí tướng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay. Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm đuoc điều gì Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn.Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp thầy chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú... Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói "Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn – chưa đủ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

 

Trái ngược với người "Có chí thì nên" là kẻ "thấy sóng cả mà ngã tay chèo". Những kẻ ấy thường bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là không làm được và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì không bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên? Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí, lòng kiên trì mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan, tin tưởng, kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

Tóm lại, "có chí thì nên", mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

22 tháng 3 2018

c1:- Mở bài :
+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .

- Thân bài:
+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.
+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.

- Kết bài:
+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân

22 tháng 3 2018

câu 2:

Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Trước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể "gỗ và nước sơn". Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: "Cái nết đánh chết cái đẹp", quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải "Học ăn, học nói, học gói, học mở" để hoàn thiện nhân cách của người học trò ....Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

8 tháng 3 2022

a, Rút gọn thành phần : chủ ngữ

b, Khôi phục : Ông cha ta đã răn dạy chúgng ta rằng : "Đói cho sạch rách cho thơm ''

c, Vì như thế sẽ làm gọn câu hơn , vừa dễ hiểu lại tránh lặp các từ ngữ xuất hiện phía trước .

Câu 3 . Nội dung : Khuyên người ta cho dù nghèo đến mức không có cơm ăn, áo mặc thì vẫn nên giữ được tính liêm khiết, ngay thẳng, sống trung thực.

`-` Nghệ thuật : tương phản.

Câu 4 : 

`-` Câu đặc biệt : Than ôi !

`-` Tác dụng :Dùng để bộc lộ cảm xúc xót xa, tiếc nuối của con hổ về thời ngày xưa, lúc nó còn ngự trị nơi rừng xanh đại ngàn.