K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2018

trong sách đó bạn

18 tháng 4 2018

+1. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+2. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+3. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.

+4.Quy định của pháp luật. Trách nhiệm của công dân

*Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa;

3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại;

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa;

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

*Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;

2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;

3. Ðào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

12 tháng 3 2017

VD: Cồng chiêng Tây Nguyên.

Đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới năm 2005. VÀ sau NHã nhạc cung đình Huế, nó được coi là di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của việt nam. Là

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau[1]: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc...

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.

2 tháng 3 2018

Nhã nhạc cung đình Huế

Lần đầu tiên, một loại hình văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đó là Nhã nhạc cung đình Huế. Tháng 11.2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.

Nghi lễ kéo co

Ngày 2.12.2015, tại phiên họp Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra ở thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đã được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên Việt Nam tham gia đệ trình và được chấp thuận.

Dân ca quan họ Bắc Ninh

Tháng 9.2009 Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO ghi danh dân ca quan họ Bắc Ninh hay dân ca quan họ Bắc Ninh.

Ca trù

Cũng tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO, loại hình văn hóa thứ hai của Việt Nam được vinh danh là ca trù. Theo đánh giá của UNESCO: Nghệ thuật ca trù của Việt Nam đã bộc lộ sự quyến rũ, thanh tao, thể hiện chiều sâu văn hóa, chiều sâu tâm hồn của cộng đồng người Việt, là nơi hội tụ những tinh hoa của văn hóa dân tộc, tạo nên sự độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác.

Hội Gióng

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Ngày 16.11.2010 UNESCO đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hát xoan

Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa...Ngày 24.11.2011, Hát Xoan được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tháng 12.2012, tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đánh giá, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn ân đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đàn ca tài tử Nam Bộ

Tháng 12.2013, tại phiên họp lần thứ 8 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Baku (Azecbaijan), Di sản Đàn ca tài tử Nam Bộ đã được ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dân ca ví-giặm Nghệ Tĩnh

Ngày 27.11.2014, tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở Paris (Pháp), Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với 100% số phiếu tán thành. Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Tháng 11.2015, thêm một loại hình văn hóa nữa được Unesco công nhận, đó là Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Không gian này trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc…

29 tháng 4 2021

Di sản thế giới là một điểm mốc hay khu vực được lựa chọn bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (viết tắt là UNESCO) là có giá trị về văn hóa,[1] lịch sử, khoa học hoặc hình thức có ý nghĩa khác và được pháp luật bảo vệ bởi các điều ước quốc tế.

VDĐô thị cổ Hội An,Thánh địa Mỹ Sơn,Quần thể danh thắng Tràng An,Vịnh Hạ Long

20 tháng 4 2017

-Di sản văn hóa vật thể:

1.Quần thể di tích Cố Đô Huế

2.Phố cổ hội an

3.thánh địa mỹ sơn

4.khu di tích hoạng thành thăng long

5.thành nhà hồ

-di sản văn hóa phi vật thể:dân ca ví dặm nghệ tĩnh,đơn ca tài tử nam bộ,tín ngưỡng thờ cúng hùng vương,hát xoan,hội gióng tại đền sóc và đền phù đổng hà nội,ca trù,dân ca quan họ,không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên,nhã nhặn cung đình huế.

mk chỉ giúp đc thế thui

12 tháng 6 2020

8:

Mê tín dị đoan khác với tâm linh, nó là những điều phù phiếm, nhảm nhí, mơ hồ, không có thực, không phù hợp với lẽ tự nhiên nhưng mà rất nhiều người trên nhân gian này đều tin vào nó một cách mạnh mẽ. Đôi thi nó cũng chỉ đơn thuần là một cụm từ để chỉ một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên với niềm tin mãnh liệt.

Mê tín khác có một sự mâu thuẫn đặc biệt giữa khoa học, khác với giải mã giấc mơ và không hề có bất kỳ một sự liên kết nào với chiêm tinh học, sự kiện thực tế, phù phép, điềm báo, tử vi… Tất cả những điều như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phép thuật, làm lễ, ma quỷ, số mệnh, cúng bái đều được xem là mê tín dị đoan.

12 tháng 6 2020

7:

Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói của các đấng linh thiêng đó. Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó. Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó[1]. Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,… Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
30 tháng 4 2021

Di sản văn hóa thế giới là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản thế giới.

30 tháng 4 2021

Hoàng thành Thăng Long.

Phố cổ Hội An.

Khu di tích thắng cảnh Tràng An.

Cố đô HuếThành nhà HồThánh địa Mỹ Sơn.

Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng.

Vịnh Hạ Long.

7 tháng 2 2018

di sản văn hóa là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng tổ tiên và bảo vệ tổ tiên , thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực

những di sản đó cần đc giữ gìn ,phát huy trong sự nghiệp xây dựng , phát triển nền văn hóa VN tiên tiến ,đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới

7 tháng 2 2018

cảm ơn bạn nha vui

6 tháng 2 2018
  • Không đập phá các di sản văn hóa
  • Không lấy cắp cổ vật về nhà
  • Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh
  • Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
6 tháng 2 2018

thank you