K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Một số ý chính:

- Việc làm thể hiện lòng yêu nước:

+ Học hành chăm chỉ.

+ Xây dựng đức tính tốt cho bản thân.

+ Biết bảo vệ môi trường, yêu thương mọi người xung quanh.

+ Giúp đỡ người khó khăn và khuyên nhủ người tiêu cực.

+ ....

- Bày tỏ sự quan trọng của sự tự do.

- Liên hệ bản thân em.

- Khái quát lại lần nữa việc làm thể hiện lòng yêu nước của mình.

10 tháng 5 2023
 

Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các “hoàng tử thơ”: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v… Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam: “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo và một trong những nội dung tiêu biểu của thơ mới là tình yêu quê hương như một nhà nghiên cứu từng nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới”.

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.

Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập: sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những gió gào ngàn, nguồn hét núi:

“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”

Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.”

Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng.

=333 chúc bạn học tốt

26 tháng 5 2016

hihi bài cũng dễ,#P à ! Châu đây!

27 tháng 5 2016

ahihi làm rồi

Trật tự từ của các cụm từ im đậm trong đoạn văn sau thể hiện điều gì?“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,...
Đọc tiếp

Trật tự từ của các cụm từ im đậm trong đoạn văn sau thể hiện điều gì?

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

A. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc.

B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

C. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.

D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lười nói.

1
27 tháng 9 2019

Chọn đáp án: A

Câu 13: Câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” Thể hiện tinh thần gì hay tính cách gì ?A. Tinh thần dung cảmB. Sự gan dạC. Sự chống trả, liều mạng cự lạiD. Tinh thần phản kháng, tức nước vỡ bờCâu 14: Vì sao sau hai lần ra lệnh kéo mành để nhìn ra cửa sổ, tâm trạng của Giôn-xi đã có sự thay đổi. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi đó?A. Trước sự...
Đọc tiếp

Câu 13: Câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” Thể hiện tinh thần gì hay tính cách gì ?

A. Tinh thần dung cảm

B. Sự gan dạ

C. Sự chống trả, liều mạng cự lại

D. Tinh thần phản kháng, tức nước vỡ bờ

Câu 14: Vì sao sau hai lần ra lệnh kéo mành để nhìn ra cửa sổ, tâm trạng của Giôn-xi đã có sự thay đổi. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi đó?

A. Trước sự chăm sóc, lo lắng nhiệt tình của chị Xiu

B. Sự chữa trị tài giỏi của bác sĩ

C. Cái chết của cụ Bơ-men

D. Vì chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng sau đêm mưa gió bão bùng

Câu 15: Giôn- xi nói một ngày nào đó cô hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na-plơ. Điều đó có ý nghĩa gì?

A. Giôn-xi là một họa sĩ nghèo nhưng tài hoa

B. Giôn-xi là một người thích sự khám phá

C. Giôn-xi đã lấy lại được niềm tin và hy vọng

D. Giôn-xi là một người khiêm tốn, nhút nhát

Câu 16: Tên truyện “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa gì?

A. Đó là chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại

B. Một chiếc lá đẹp, dung cảm

C. Chiếc lá thần kì không bao giờ rụng

D. Là kiệt tác của cụ Bơ-men

Câu 17: Câu: “Thế rồi, cùng với màng đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống dất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan”. Các từ ngữ in đậm trong câu thuộc lớp từ nào ?

A. Từ tượng hình

B. Từ tượng thanh

C. Trợ từ

D. Thán từ

Câu 18: Câu thơ sau tác giả đã sủ dụng biện pháp tu từ nào ?

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

( Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

A.So sánh

B.Nói giảm nói tránh

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

Câu 19: Câu thơ sau tác giả đã sủ dụng biện pháp tu từ nào ?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

( Tố Hữu, Bác ơi )

A.So sánh

B.Nói giảm nói tránh

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

Câu 20: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu sau :

Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ

(Nam Cao, Lão Hạc )

A.So sánh

B.Nói giảm nói tránh

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

0
Câu 13: Câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” Thể hiện tinh thần gì hay tính cách gì ?A. Tinh thần dung cảmB. Sự gan dạC. Sự chống trả, liều mạng cự lạiD. Tinh thần phản kháng, tức nước vỡ bờCâu 14: Vì sao sau hai lần ra lệnh kéo mành để nhìn ra cửa sổ, tâm trạng của Giôn-xi đã có sự thay đổi. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi đó?A. Trước sự...
Đọc tiếp

Câu 13: Câu nói của chị Dậu “Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” Thể hiện tinh thần gì hay tính cách gì ?

A. Tinh thần dung cảm

B. Sự gan dạ

C. Sự chống trả, liều mạng cự lại

D. Tinh thần phản kháng, tức nước vỡ bờ

Câu 14: Vì sao sau hai lần ra lệnh kéo mành để nhìn ra cửa sổ, tâm trạng của Giôn-xi đã có sự thay đổi. Điều gì đã tạo ra sự thay đổi đó?

A. Trước sự chăm sóc, lo lắng nhiệt tình của chị Xiu

B. Sự chữa trị tài giỏi của bác sĩ

C. Cái chết của cụ Bơ-men

D. Vì chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng sau đêm mưa gió bão bùng

Câu 15: Giôn- xi nói một ngày nào đó cô hi vọng sẽ vẽ được vịnh Na-plơ. Điều đó có ý nghĩa gì?

A. Giôn-xi là một họa sĩ nghèo nhưng tài hoa

B. Giôn-xi là một người thích sự khám phá

C. Giôn-xi đã lấy lại được niềm tin và hy vọng

D. Giôn-xi là một người khiêm tốn, nhút nhát

Câu 16: Tên truyện “Chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa gì?

A. Đó là chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại

B. Một chiếc lá đẹp, dung cảm

C. Chiếc lá thần kì không bao giờ rụng

D. Là kiệt tác của cụ Bơ-men

Câu 17: Câu: “Thế rồi, cùng với màng đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống dất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan”. Các từ ngữ in đậm trong câu thuộc lớp từ nào ?

A. Từ tượng hình

B. Từ tượng thanh

C. Trợ từ

D. Thán từ

Câu 18: Câu thơ sau tác giả đã sủ dụng biện pháp tu từ nào ?

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

( Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

A.So sánh

B.Nói giảm nói tránh

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

Câu 19: Câu thơ sau tác giả đã sủ dụng biện pháp tu từ nào ?

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

( Tố Hữu, Bác ơi )

A.So sánh

B.Nói giảm nói tránh

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

Câu 20: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu sau :

“Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ “

(Nam Cao, Lão Hạc )

A.So sánh

B.Nói giảm nói tránh

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

0
22 tháng 7 2021

Tham Khảo !

    Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

      “Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

      Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

      Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

      Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

      Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

      Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

      Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

      Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

 

      So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

      Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

      Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

22 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu tất cả con người sống trên mảnh đất hình chữ S. Một người có lòng yêu nước sẽ luôn cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Lòng yêu nước chính là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người đối công cuộc xây dựng đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị nhưng lại mang một ý nghĩa rất lớn. Luôn cố gắng trong học tập, hay công việc để đất nước trở nên giàu mạnh hơn. Và luôn dang rộng vòng tay để yêu thương và kêu gọi xã hội bằng hành động thiết thực. Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn một số bộ phận tiêu cực, phản động. Họ luôn có những hành động, thủ đoạn trái ngược với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Những con người như vậy cần được răn đe và có hình thức xử lý đúng đắn và kịp thời.

Như vậy lòng yêu nước thực sự rất cần thiết đối với mỗi người và toàn xã hội. Có thể nói lòng yêu nước là một truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Vì một tương lai tươi sáng, xã hội văn minh chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp.